Đánh giá của các tổ chức về kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thái bình (Trang 39 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

4.3.5. Đánh giá của các tổ chức về kết quả giải quyết thủ tục hành chính

3.4.3.6. Đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức đối với toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.4.1. Giải pháp thực hiện nghiêm túc chính sách pháp luật đất đai 3.4.4.2. Giải pháp về tổ chức, cơ chế hoạt động

3.4.4.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật 3.4.4.4. Giải pháp về con người, nguồn nhân lực 3.4.4.5. Giải pháp về cơ chế phối hợp

3.4.4.6. Giải pháp về cơ chế tài chính

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tỉnh Thái Bình: Thu thập các số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bản toàn tỉnh thông qua các báo cáo thuyết minh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình.

- Tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2012 đến 2016.

3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp các chuyên viên của Sở Tài nguyên và Môi trường và viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình.

- Lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức về thái độ phục vụ và thủ tục hành chính trong công tác quản lý đất đai tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình. Quá trình khảo sát được tiến hành tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình. Đối tượng tham gia khảo sát là những người đại diện cho các cơ quan, tổ chưc trực tiếp đến làm các thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình. Do có hai nội dung thực hiện giao dịch nhiều nhất là (cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất và Đăng ký biến động) đã chuyển thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công, nên những nội dung còn lại hàng năm các tổ chức thực hiện giao dịch trức tiếp tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh là không nhiều.

+ Việc lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức về sự hài lòng khi thực hiện dịch vụ tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2012 - 2016 cho 03 lĩnh vực chuyên môn chính gồm: Đăng ký giao dịch bảo đảm; trích lục BĐĐC, trích đo địa chính và đo vẽ tài sản gắn liền với đất; Cung cấp thông tin đất đai. Điều tra hết các trường hợp cho cả 03 lĩnh vực gồm 90 phiếu, mỗi lĩnh vực 30 phiếu.

+ Điều tra, lấy ý kiến nhận xét của 08 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện khi thực hiện thủ tục luân chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh trình ký theo thẩm quyền đối với hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất.

3.5.3. Phương pháp phân tích, so sánh, xử lý số liệu Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.

Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu khảo sát đã thu thập được làm cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình.

Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức đối với dịch vụ hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình, theo 5 mức độ, và chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ. Trường hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai được xác định: Rất cao/Rất hài lòng: >= 4,20; Cao/Hài lòng: từ 3,40 đến 4,19; Bình thường: từ 2,60 đến 3,39; Thấp/Không hài lòng: từ 1,80 đến 2,59; Rất thấp/Rất không hài lòng: <1,80.

Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ, trong đó mức độ Rất thấp/Rất không hài lòng được gán hệ số 1; Thấp/Không hài lòng được gán hệ số 2; Bình thường được gán hệ số 3; Cao/Hài lòng được gán hệ số 4 và Rất cao/Rất hài lòng được gán hệ số 5 (bảng 3.1.).

Bảng 3.1. Thang đo, hệ số và chỉ số đánh giá của tổ chức đối với dịch vụ hành chính tại VPĐKĐĐ tỉnh Thái Bình

TT Thang đo Hệ số Chỉ số đánh giá

1 Rất cao/Rất hài lòng 5 ≥ 4,20 2 Cao/Hài lòng 4 3,40 - 4,19 3 Bình thường/Bình thường 3 2,60 - 3,39 4 Thấp/Không hài lòng 2 1,80 - 2,59 5 Rất thấp/Rất không hài lòng 1 <1,80

Phân cấp đánh giá được tính toán theo nguyên tắc:

- Xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát.

- Tính độ lớn của khoảng chia (a):

a = n

Min Max

, trong đó n là bậc của thang đo. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc.

- Xác định thang đo: + Rất cao: ≥ (min +4a);

+ Cao: (min+3a) đến <(min+4a);

+ Trung bình: (min+2a) đến <(min+3a); + Thấp: từ (min+a) đến <(min+2a); + Rất thấp: <(min+a).

Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

3.5.4. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel. Qua đó khái quát để đưa ra đánh giá, nhận xét, định hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TỈNH THÁI BÌNH LÝ ĐẤT ĐAI TỈNH THÁI BÌNH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Bình

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Bình thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển. Vị trí của tỉnh nằm ở tọa độ 200 17’ đến 200 44’ vĩ độ Bắc và 1060 06’ đến 1060 39’ kinh độ Đông. Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km. Ranh giới của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ; - Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam; - Phía Nam giáp tỉnh Nam Định;

- Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.

Với tổng diện tích tự nhiên 158.635 ha, tỉnh Thái Bình có vị trí quan trọng tại khu vực Nam đồng bằng sông Hồng; đây là vùng chuyển tiếp giữa kinh tế biển và kinh tế lục địa (chiều dài tiếp giáp với biển 50 km); là vùng hạ lưu xung yếu của sông Hồng, huyết mạch giao thông đường thủy và hàng hải quan trọng; vùng tiệm cận với các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ; là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn của Đồng bằng sông Hồng; có điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng và toàn diện. Là vùng đông dân (đứng thứ 9 trong cả nước), với mật độ phân bố dân cư lớn, ngoài ra cũng là nơi có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, xã hội, nhân văn và khoa học, công nghệ khác..., đây là những nhân tố nội sinh thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 - 2 m; địa mạo được phân thành 2 khu vực:

- Khu vực phía Bắc sông Trà Lý đất được hình thành sớm chịu ảnh hưởng của phù sa sông Thái Bình, độ chia cắt phức tạp, đây là vùng tương đối cao (trừ vùng Nam huyện Đông Hưng).

- Khu vực phía Nam sông Trà Lý: tương đối bằng phẳng, thấp hơn so với khu vực phía Bắc, đây là vùng điển hình của phù sa sông Hồng.

Nhìn chung địa hình, địa mạo tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, sự chia cắt ít, đất đai được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, sông Trà Lý do đó khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước.

c) Khí hậu

Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn với tổng bức xạ trên 100 kca/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm và có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.5000 C, nhiệt độ trung

bình trong năm từ 23 - 240 C; lượng mưa trung bình trong năm 1.500 - 1.900 mm; độ ẩm từ 80 - 90%:

- Mùa hè, bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10.

Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, nhiệt độ trung bình trên 260 C, cao nhất là 400 C.

Độ ẩm không khí, mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (tới 90%). Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%).

- Mùa đông lạnh, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3.

Mưa chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm, nhiệt độ trung bình trên 200 C, thấp nhất là 100 C;

Độ ẩm không khí, ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, độ bốc hơi cao, thường xuất hiện vào đầu mùa.

d) Thuỷ văn

Tỉnh Thái Bình có hệ thống sông ngòi khá dày và phân bố khá đều giữa các vùng nội tỉnh, chủ yếu thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, các sông có tiềm năng về giao thông vận tải và cung cấp lượng phù sa rất lớn cho nội vùng nói riêng và đồng bằng Nam sông Hồng nói chung.

- Hệ thống sông Hồng chảy đến Thái Bình chia làm 3 nhánh: sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý.

- Hệ thống sông Thái Bình có sông Hoá có độ dài 36,5 km.

- Hệ thống sông nội Đồng: ngoài các sông lớn, trên địa bàn của tỉnh có hệ thống nội đồng tương đối dàn trải (sông Bình Cách, sông Diêm Hộ, sông Tiên Hưng, sông Hoài, sông Cô, sông Cầu Sa, sông Ơ, sông Kiến Giang, sông Lân, sông Xuân Trạch, sông Tân Hoá, sông Long Hầu, sông Bến Hán, sông Châu Giang, sông Chuồn, sông Cầu Kim, sông Ngái…) có tổng chiều dài trên 236 km. - Hệ thống các cửa sông: có 5 cửa sông (cửa Trà Lý - Sông Trà Lý, cửa Diêm Hộ - Sông Diêm Hộ, cửa Thái Bình - Sông Hoá, cửa Lân - Sông Kiến Giang, cửa Ba Lạt - Sông Hồng).

e) Tài nguyên đất

Nguồn tài nguyên đất của tỉnh do hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Tuy cùng là đất phù sa nhưng sản phẩm bồi đắp của hai con sông có tính chất và đặc điểm khác nhau:

- Đất phù sa sông Hồng thường có màu nâu tươi, kết cấu đất tơi xốp thành phần cơ giới phần lớn là thịt nhẹ đến trung bình. Địa hình nghiêng từ phía sông vào nội đồng, đất ít chua hơn đất phù sa sông Thái Bình, các yếu tố dinh dưỡng khác từ trung bình đến tốt.

- Đất phù sa sông Thái Bình đa số có màu nâu nhạt hoặc hơi xám, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, địa hình rất gồ ghề, nghiêng dần về phía hạ lưu. Đất thường chua nhiều, lân và kali nghèo, các yếu tố dinh dưỡng khác từ nghèo đến trung bình.

Trên địa bàn của tỉnh có 4 nhóm đất chính, bao gồm: nhóm đất cát; nhóm đất phù sa nhiễm mặn; nhóm đất phèn và nhóm đất phù sa.

f) Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: là tỉnh đồng bằng ven biển, 3 mặt giáp sông, một mặt giáp biển, được bao bọc bởi hệ thống sông, kiểu khép kín. Nhìn chung sông ngòi khá dày đặc, mật độ sông là 5,72 km/km2 các dòng sông đều uốn khúc, độ dốc nhỏ từ 0,02-0,05 m/km. Toàn tỉnh có 4 sông lớn là sông Hoá, sông Luộc, sông Trà Lý và sông Hồng; cùng các ao, hồ, kênh rạch, thuỷ nông có sức chứa hàng triệu m3 nước ngọt. Đây là nguồn tài nguyên quý, cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và phần lớn các nhà máy nước sinh hoạt của thành phố Thái Bình, thị trấn Vũ Thư, Tiền Hải, Diêm Điền lấy nước từ nguồn này.

Nguồn nước ngầm: theo tài liệu địa chất, toàn bộ tỉnh Thái Bình nằm trong trầm tích bở rời hệ thứ tư có nguồn nước biển hỗn hợp, nên khả năng tàng trữ nước ngầm rất tốt, đặc biệt là tầng chứa nước cát, cuội, sỏi ở độ sâu 90 - 120 m, nước áp lực nên mực nước ngầm cách mặt đất 0,5 - 10 m rất thuận lợi cho quá trình khai thác.

g) Tài nguyên rừng

Tỉnh Thái Bình có khoảng 884,70 ha đất lâm nghiệp (toàn bộ là đất rừng trồng phòng hộ), tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 3,6%, diện tích này tập trung tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Diện tích rừng không lớn, chủ yếu là rừng sú, vẹt, bần, phi lao song có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc phòng hộ đê biển, tạo điều kiện cho lắng đọng phù sa của các sông bồi đắp ra biển, tăng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp hàng năm, khôi phục hệ sinh thái ven biển và có giá trị lớn về quốc phòng.

h) Tài nguyên biển

Thái Bình có bờ biển dài hơn 50 km với hàng chục nghìn km2 lãnh hải, đây là tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng ước tính khoảng 26.000 tấn, trong đó trữ lượng cá 24.000 - 25.000 tấn, tôm 600 - 1.000 tấn, mực 700 - 800 tấn. Sản lượng đánh bắt nuôi trồng hải sản khoảng 18.415 tấn/năm. Ngoài ra các khu vực cửa sông và ven bờ có khả năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản như nuôi tôm, cua, sò, nghêu…

i) Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu địa chất, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có các nguồn tài nguyên khoáng sản như:

- Khí đốt: trong lòng đất vùng ven biển huyện Tiền Hải có nguồn tài nguyên khí đốt trữ lượng khoảng 1 tỷ m3, tuy nhiên hiện nay nguồn khí đốt tại khu vực này giảm do được khai thác từ năm 1981 đến nay; qua khảo sát, thăm dò đã phát hiện dưới lòng đất tỉnh Thái Bình và thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ có 05 cấu tạo chứa khí với tổng trữ lượng khí thiên nhiên tại chỗ khoảng 20 tỷ m3 khí.

- Cát đen: trên sông Hồng, sông Trà Lý có khối lượng rất lớn cát đen để xây dựng và lấp trũng.

- Nước khoáng: phân bố tại huyện Tiền Hải đang được khai thác ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992. Sản lượng khai thác hàng năm khoảng hơn 10 triệu lít.

j) Tài nguyên nhân văn

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người dân Thái Bình đã tạo dựng hàng ngàn di sản văn hoá, đó là sự kết tinh của sức lao động, tâm hồn và trí tuệ của bao thế hệ kế tiếp nhau trên vùng đất này.

Qua số liệu thống kê di tích toàn tỉnh tính đến 2016, Thái Bình hiện còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thái bình (Trang 39 - 98)