Kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm tại VPĐKĐĐ tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thái bình (Trang 72 - 87)

tại VPĐKĐĐ tỉnh Thái Bình Đơn vị tính: Hồ sơ TT Thủ tục hành chính giao dịch bảo đảm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Thế chấp 86 71 65 97 51 2 Xóa thế chấp 30 49 44 73 25 3 Thay đổi nội dung thế chấp 45 39 37 51 33 4 Sửa chữa sai sót 0 03 0 0 01

Tổng 161 162 146 221 110

c) Kết quả công tác Chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển hệ thống thông tin đất đai

Thực hiện chức năng nhiệm vụ của VPĐKĐĐ, công tác chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên nhiệm vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: Các huyện, thành phố chưa bố trí nhân lực, vật lực cho nhiệm vụ này, nhất là các huyện đã đo đạc địa chính chính quy; Đất đai biến động nhiều đặc biệt sau khi quy hoạch nông thôn mới và thực hiện dồn điền đổi thửa; Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh cũng chưa có kế hoạch kiểm tra thường xuyên; Cơ sở dữ liệu địa chính mới được đầu tư nhưng chưa được tích hợp dữ liệu và vận hành để theo dõi cũng như cập nhật chỉnh lý.

- Năm 2012, căn cứ Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí chi sự nghiệp Tài nguyên năm 2012; Văn bản số 133/STNMT-KHTC ngày 28/02/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp Tài nguyên và môi trường năm 2012, Văn phòng Đăng ký đất đai xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm nhiệm vụ chỉnh lý hồ sơ địa chính 01 xã (xã Đông Phương, huyện Đông Hưng) và cập nhật biến động được 90 hồ sơ theo quy định.

- Năm 2013, Văn phòng Đăng ký đất đai tiếp tục xây dựng kế hoạch chỉnh lý hồ sơ địa chính 01 xã (xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà) và cập nhật biến động được 105 hồ sơ theo quy định.

- Năm 2014, Văn phòng Đăng ký đất đai đồng bộ cơ sở dữ liệu và vận hành, duy trì cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên các xã đã thực hiện dự án VLAP và các xã đủ điều kiện tích hợp, thông qua phần mềm vận hành VILIS 2.0.

- Năm 2015 và 2016, Văn phòng Đăng ký đất đai đã xây dựng kế hoạch 2 năm cho công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính cho 03 xã có biến động đất canh tác ngoài đồng sau dồn điền đổi thửa (xã Canh Tân, xã Chí Hòa và thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà); tiếp tục đồng bộ cơ sở dữ liệu và vận hành thông qua phần mềm vận hành VILIS 2.0 được 5/8 huyện thành phố, còn huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Vũ Thư đang trong quá trình cần cập nhật vào CSDL.

d) Kết quả công tác Thống kê, kiểm đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Theo Thông tư số 08/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng

bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện thống kê đất đai và cập nhật bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm (2012, 2013, 2014) theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trương. Kết quả đã giao nộp sản phẩm theo đúng quy định: năm 2012 xếp thứ 20/63 tỉnh, thành của cả nước, năm 2013 xếp thứ 10/63 tỉnh, thành của cả nước, năm 2014 xếp thứ 20/63 tỉnh, thành của cả nước, đạt yêu cầu kế hoạch đề ra cho công tác Thống kê, kiểm kê đất đai của tỉnh.

Năm 2015, thực hiện Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; năm đầu tiên triển khai tiếp cận phần mềm mới (Gcadas - TK Tool) về Thống kê kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đây là phần mềm đồng bộ dữ liệu từ xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến truy xuất số liệu Biểu TK-KK; Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai tập huấn chuyên môn cho cấp huyện, cấp xã; mời một số các đơn vị tư vấn cùng tiến hành công tác Kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, kết quả đạt chất lượng và giao nộp sản phẩm về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định.

Năm 2016, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai công tác Thống kê đất đai năm 2015 và đã hoàn thành và giao nộp sản phẩm về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành của cả nước.

e) Kết quả công tác Lưu trữ thông tin địa chính

Công tác lưu trữ và cung cấp thông tin địa chính là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động của ngành Tài nguyên và môi trường, có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị của đời sống xã hội, phản ánh được các hoạt động của ngành Tài nguyên và Môi trường của tỉnh qua nhiều giai đoạn.

Để thực hiện tốt công tác lưu trữ và cung cấp thông tin địa chính, ngay từ khi mới thành lập, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã lập kế hoạch triển khai thu thập hồ sơ tài liệu từ Trung tâm Công nghệ thông tin và Phòng Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Các cán bộ viên chức làm công tác lưu trữ và cung cấp thông tin luôn nâng cao ý thức trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ; tài liệu nhận về đã được phân loại, lập danh mục, cập nhật biến động, sắp sếp kho lưu trữ, bảo quản theo quy định; phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước của sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, hệ thống hồ sơ địa chính lưu trữ tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh gồm có:

- Bản đồ 299 (được thành lập theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ);

- Bản đồ địa chính được thành lập qua các thời kỳ từ năm 1990 đến năm 1996 với tỷ lệ 1/1000 cho khu vực dân cư, tỷ lệ 1/2000 cho khu vực đất canh tác ngoài đồng;

- Bản đồ địa chính được thành lập bằng công nghệ số qua các thời kỳ từ năm 2003 đến năm 2008.

Giai đoạn 5 năm từ 2012 đến 2016, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã tiếp nhận sản phẩm đo đạc thành lập Bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của 125 xã thuộc Dự án VLAP đưa vào quản lý, lưu trữ, khai thác sử dụng theo đúng quy định. Tiếp nhận và đưa vào lưu trữ 10.917 hồ sơ cấp GCN và 800 hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm.

Cung cấp thông tin phục vụ quản lý Nhà nước ở các cấp và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân được 785 lượt khai thác.

f) Kết quả về ứng dụng công nghệ thông tin

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đối với ngành Tài nguyên và Môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc chuyên môn, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.

Ngoài việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị như:

- Phần mềm Compass - DPSurvey 2.8 trút dữ liệu và bình sai tọa độ lưới mặt bằng đo bằng công ghệ GPS; phần mềm tính toán bình sai lưới độ cao Picknet.

- Phần mềm Map Trans chuyển đổi hệ tọa độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000. - Phần mềm MicroStation, Famis, CLCLis 2.9.3 - GIS2Vlis phục vụ công tác thành lập, biên tập bản đồ, hồ sơ địa chính và xây dựng CSDL địa chính.

- Phần mềm TK-05, Gcadas - TK Tool thống kê kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Phần mềm ViLis 2.0 lập cập nhật và quản lý hồ sơ địa chính.

- Phần mềm Autocad, Map Info dùng để biên tập bản vẽ, bản đồ chuyên đề (Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Bản đồ quy hoạch sử dụng đất).

Thái Bình là tỉnh được tham gia dự án VLAP, theo thiết kế của dự án, sản phẩm cuối cùng sẽ là cơ sở dữ liệu địa chính do đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện ngay sau khi hoàn thành công tác đo đạc, đăng ký đất đai; phần mềm Vilis 2.0 được cài đặt cho Văn phòng Đăng ký đất đai và 08 Chi nhánh. Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung tại tỉnh được thiết kế và vận hành tại 08/08 huyện, thành phố. Đối với các công trình thuộc dự án Tổng thể và các công trình thực hiện bằng nguồn kinh phí sự nghiệp tài nguyên hàng năm cũng được thực hiện đồng bộ theo mô hình của dự án VLAP với mô hình CSDL tập trung tại Sở Tài nguyên và Môi trương, giao cho Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) cấp tỉnh quản lý vận hành và khai thác, chi nhánh VPĐKĐĐ cấp huyện truy cập vào CSDL đất đai cấp tỉnh thông qua mạng diện rộng (WAN/internet của VNPT) để khai thác, cập nhật thông tin đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền. Đến thời điểm này đã hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đồng thời với việc tích hợp cơ sở dữ liệu tập chung cấp tỉnh và đã được tích hợp lên hệ thống CSDL Trung ương.

- Về hạ tầng, tỉnh đã phối hợp với Trung tâm viễn thông Thái Bình xây dựng đường truyền nội hạt cáp quang 12Mb (Internet 20Mb) kết nối từ VPĐKĐĐ cấp tỉnh đến 08 chi nhánh VPĐK cấp huyện. Hệ thống thiết bị đã được dự án VLAP trang bị hoàn thiện.

- VPĐKĐĐ cấp tỉnh, chi nhánh VPĐKĐĐ cấp huyện và các đơn vị khác có liên quan đến việc khai thác, cập nhật CSDL đất đai được kiện toàn bộ máy, cán bộ để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, các vị trí chức danh chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khai thác sử dụng, cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu đất đai

ở địa phương. Xây dựng VPĐKĐĐ hiện đại, hiệu quả trong công tác xử lý công việc hàng ngày, giảm chi phí giấy tờ, đi lại và phục vụ tốt cho các đối tượng sử dụng đất trong việc thực hiện các thủ tục hành chính cũng như cung cấp thông tin đất đai.

- Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông tỉnh, công ty eKGIS xây dựng trang web công khai và tra cứu thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh http://datdai.thaibinh.gov.vn (http://thongtindatdai.govone.vn).

g) Công tác cải cách thủ tục hành chính

- Về cơ bản, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai đã được quy định theo nguyên tắc “một cửa” tại Trung tâm hành chính công, thủ tục hồ sơ đơn giản, thời gian thực hiện các thủ tục được rút gắn.

- Một số thủ tục hành chính thực hiện trực tiếp tai Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, đã thường xuyên bố trí cán bộ trực hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của đơn vị theo đúng thời gian quy định, tổ chức làm việc từ Thứ Hai đến Thứ 6 hàng tuần.

- Tham gia hội thảo, góp ý xây dựng quy trình thực hiện 10 Thủ tục hành chính (gồm 47 trường hợp cụ thể) theo chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ giải quyết.

- Công khai tại đơn vị các loại thủ tục, hồ sơ, thời gian giải quyết và mức thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật và giải quyết kịp thời, đúng quy định của từng loại hồ sơ đã được tiếp nhận, không có hồ sơ tồn đọng.

- Đội ngũ cán bộ của đơn vị nắm bắt kịp thời các quy định mới của Nhà nước và thường xuyên tự rèn luyện kỹ năng ứng xử, cải tiến phương pháp làm việc và ứng dụng các phần mềm tin học nên công tác giải quyết các thủ tục hành chính kịp thời, chính xác và sắp xếp, lưu trữ tài liệu đã giải quyết khoa học, dễ khai thác.

h) Phối hợp giữa VPĐKĐĐ tỉnh với các cơ quan, ban ngành liên quan

Căn cứ Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ngày 18/01/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 167/QĐ-UBND về Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng

trong việc đăng ký đất đai, tài sản găn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tà sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Đối tương áp dụng:

+ Cơ quan quản lý Nhà nước thuộc các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, xây dựng, tài chính, thuế, nông nghiệp và phất triển nông thôn.

+ Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

+ Người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. + Các đơn vị có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

- Nguyên tắc phối hợp:

+ Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị.

+ Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch.

+ Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo.

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị và trách nhiệm, quyền hạn của công chức, viên chức.

Trình tự giải quyết công việc trong việc đăng ký đất đai, tài sản găn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình thực hiện theo bộ thủ tục hành chính được UBND tỉnh công bố.

Từ những chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan và quy chế phối hợp cụ thể mà Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác

- Thành lập Tổ kiểm tra nghiệm thu, thực hiện công tác Giám sát, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm Đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thuộc Dự án VLAP.

- Xây dựng Đề cương, nhiệm vụ - dự toán các công trình Đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng nguồn kinh phí sự nghiệp tài nguyên và môi trường hàng năm.

- Thực hiện đúng các quy định về công tác cán bộ, kế hoạch, tài chính, quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thái bình (Trang 72 - 87)