Phần 2 Tổng quan nghiên cứu
2.2. Đăng ký đất đai, bất động sả nở một số nước trên thế giới
2.2.5. Một số kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam
Nhìn chung các nước trên thế giới đều coi hoạt động Đăng ký đất đai (kể cả việc cấp GCN) là hoạt động dịch vụ công mà không phải là hoạt động quản lý Nhà nước và do tổ chức dịch vụ công của Nhà nước thực hiện.
Cơ quan đăng ký đất đai ở các nước trên thế giới đều được tổ chức theo mô hình một cấp. Trong đó phần lớn các nước cơ quan đăng ký trực thuộc cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và có các chi nhánh trực thuộc được bố trí theo khu vực tùy theo nhu cầu giao dịch mà không bố trí theo đơn vị hành chính như: Anh, Hà Lan, Australia...; một số nước tổ chức thành các cơ quan đăng ký ở cấp tỉnh và có các chi nhánh phụ trách từng khu vực như: Hoa Kỳ…
Điểm chung của các cơ quan đăng ký đất đai ở các nước: đều có thẩm quyền thực hiện tất cả các công việc của thủ tục đăng ký đất đai từ việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký đến khi trả kết quả; kể cả việc ký cấp GCN và việc tính, thu các loại thuế, phí, lệ phí nộp vào ngân sách; do đó bảo đảm cơ chế "Một cửa” được tuân thủ tuyệt đối (người dân chỉ đến duy nhất một nơi là cơ quan đăng ký để làm mọi thủ tục mà không phải đến nơi khác để tính và thu nghĩa vụ tài chính như ở Việt Nam).
Nhìn chung các nước đều đã triển khai tin học hóa việc đăng ký. Toàn bộ hồ sơ địa chính dạng giấy đã được số hóa và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai (còn gọi là ngân hàng dữ liệu) để phục vụ thuận lợi, nhanh chóng, chính xác yêu cầu khai thác thông tin thường xuyên cho mọi tổ chức, cá nhân, nhất là hệ thống cơ quan đăng ký, cơ quan thuế. Một hệ thống đăng ký điện tử được triển khai thống nhất ở mỗi quốc gia, bảo đảm kết nối thông tin đất đai giữa các cơ quan, rất tiện lợi cho việc luân chuyển thông tin giữa các cơ quan liên quan phục vụ giải quyết thủ tục theo phân cấp; kết quả giải quyết thủ tục đăng ký ở từng cơ quan đều được tự động cập nhật vào cơ sở dữ liệu để quản lý, khai thác sử dụng thay cho hồ sơ địa chính dạng giấy hiện nay. Trên cơ sở hệ thống này, nhiều nước đã triển khai việc đăng ký giao dịch điện tử.
Một số nước áp dụng hệ thống đăng ký TORREN (cấp GCN cho người đăng ký) như Australia, NewZealand đã chuyển sang việc cấp GCN điện tử và trên GCN chỉ thể hiện một số thông tin cơ bản về quyền sở hữu thửa đất; với cách làm này, người dân có thể tự in GCN của mình trên mạng bất kỳ lúc nào, giá trị pháp lý của loại GCN này được bảo đảm bằng sự thống nhất thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu địa chính. (BTNMT, 2012).