Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thái bình (Trang 100 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng

CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TỈNH THÁI BÌNH

4.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai

- Từ thực trạng hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình, căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013, với nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Để Luật thực sự đi vào đời sống và phục vụ tốt công tác quản lý đất đai, cần tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai năm 2013 phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp đối với từng đối tượng để người sử dụng đất hiểu rõ và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong việc đăng ký đất đai là bắt buộc; làm rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ địa chính cấp xã trong công tác quản lý đất đai.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp. Tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tồn đọng từ trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực.

4.4.2. Giải pháp về đào tạo, truyền thông

- Cần có cơ chế, chính sách và quy định cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ VPĐKĐĐ; nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cấp, đào tạo cán bộ tại chỗ về quản trị hệ thống, đào tạo về quản trị các hệ thống thông tin đất đai (hệ thống mạng, quản trị cơ sở dữ liệu và quản trị hệ thống phần mềm thông tin đất đai), chính sách thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin vào làm việc tại đơn vị thông qua cơ chế về biên chế và chế độ đãi ngộ vật chất và tinh thần.

- Tiếp tục rà soát, bồi dưỡng và đào tạo nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhất là về trách nhiệm, kỹ năng trong công tác gắn với chính sách tuyển dụng, đãi ngộ phù hợp; Đồng thời, có chế tài xử lý vi phạm thật nghiêm đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm.

- Đối với công chức địa chính cấp xã cần phải được nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn; đào tạo chuyên ngành về quản lý đất đai, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên khi có văn bản mới ban hành; yêu cầu về tiếp cận công nghệ thông tin, xử lý được phần mền chuyên dụng về hồ sơ địa chính, khai thác dữ liệu

và cập nhật biến động đất đại, để thực hiện tốt, hiệu quả công tác quản lý đất đai từ cơ sở.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của mô hình VPĐKĐĐ hiện nay. Chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước, cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký QSDĐ. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động công tác tại VPĐKĐĐ thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo lại kiến thức pháp luật cho các thành viên.

4.4.3. Giải pháp về tổ chức, cơ chế phối hợp hoạt động

- Tiến hành rà soát lại Đề án vị trí việc làm, sắp xếp bố trí tổ chức, bộ máy, biên chế, đề xuất kiện toàn, bổ sung cho phù hợp với mô hình chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Kiện toàn bổ nhiệm cán bộ có năng lực chuyên môn phù hợp, thuộc các phòng chức năng và các Chi nhánh theo quy định của pháp luật. Tổ chức sắp xếp điều động linh hoạt cán bộ có chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong toàn hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Xây dựng quy chế phối hợp, quy chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai và trình UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa UBND các huyện, thành phố với Văn phòng Đăng ký đất đai để quá trình thực hiện các thủ tục hành chính được đảm bảo theo đúng quy định.

- Các cấp các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

4.4.4. Giải pháp về tài chính, vật chất kỹ thuật

- Xây dựng trình duyệt phương án thu chi tài chính cần bảo đảm cho hoạt động lâu dài của Văn phòng Đăng ký đất đai và từng Chi nhánh; xây dựng và ban hành các quy định về cơ chế hoạt động; đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ chuyên môn, nâng cấp trụ sở làm việc, kho lưu trữ, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại cũng như lâu dài của toàn hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của Văn phòng Đăng ký đất đai; đồng thời xây dựng kế hoạch đầu tư lâu dài đồng bộ đảm bảo đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn các cấp (cấp xã, huyện, tỉnh).

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai: Phần mềm đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; phần mềm quản lý hồ sơ địa chính; phần mềm xây dựng cơ sở dư liệu đia chính…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thái bình (Trang 100 - 103)