Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thái bình (Trang 38 - 42)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình: - Thủ tục hành chính thực hiện tại VPĐKĐĐ;

- Những viên chức thuộc VPĐKĐĐ; - Những tổ chức liên quan đến VPĐKĐĐ. 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội và công tác quản lý đất đai tỉnh Thái Bình Thái Bình

3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Bình 3.4.1.2. Công tác quản lý đất đai tỉnh Thái Bình 3.4.1.2. Công tác quản lý đất đai tỉnh Thái Bình

a) Trước khi có Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực b) Khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực

c) Khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực.

3.4.2. Thực trạng hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy 3.4.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực 3.4.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực 3.4.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất

3.4.2.4. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Văn phòng Đăng đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.2.5. Đánh giá chung kết quả thực hiện nhiệm vụ của VPĐKĐĐ

3.4.3. Đánh giá hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.3.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.3.2. Đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức khi tiếp cận thủ tục hành chính 3.4.3.3. Đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức về các thủ tục hành chính tại 3.4.3.3. Đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức về các thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.3.5. Đánh giá của các tổ chức về kết quả giải quyết thủ tục hành chính 3.4.3.6. Đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức đối với toàn bộ quá trình giải 3.4.3.6. Đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức đối với toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình

3.4.4.1. Giải pháp thực hiện nghiêm túc chính sách pháp luật đất đai 3.4.4.2. Giải pháp về tổ chức, cơ chế hoạt động

3.4.4.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật 3.4.4.4. Giải pháp về con người, nguồn nhân lực 3.4.4.5. Giải pháp về cơ chế phối hợp

3.4.4.6. Giải pháp về cơ chế tài chính

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tỉnh Thái Bình: Thu thập các số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bản toàn tỉnh thông qua các báo cáo thuyết minh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình.

- Tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2012 đến 2016.

3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp các chuyên viên của Sở Tài nguyên và Môi trường và viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình.

- Lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức về thái độ phục vụ và thủ tục hành chính trong công tác quản lý đất đai tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình. Quá trình khảo sát được tiến hành tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình. Đối tượng tham gia khảo sát là những người đại diện cho các cơ quan, tổ chưc trực tiếp đến làm các thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình. Do có hai nội dung thực hiện giao dịch nhiều nhất là (cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất và Đăng ký biến động) đã chuyển thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công, nên những nội dung còn lại hàng năm các tổ chức thực hiện giao dịch trức tiếp tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh là không nhiều.

+ Việc lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức về sự hài lòng khi thực hiện dịch vụ tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2012 - 2016 cho 03 lĩnh vực chuyên môn chính gồm: Đăng ký giao dịch bảo đảm; trích lục BĐĐC, trích đo địa chính và đo vẽ tài sản gắn liền với đất; Cung cấp thông tin đất đai. Điều tra hết các trường hợp cho cả 03 lĩnh vực gồm 90 phiếu, mỗi lĩnh vực 30 phiếu.

+ Điều tra, lấy ý kiến nhận xét của 08 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện khi thực hiện thủ tục luân chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh trình ký theo thẩm quyền đối với hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất.

3.5.3. Phương pháp phân tích, so sánh, xử lý số liệu Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.

Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, phân tích, xử lý các số liệu khảo sát đã thu thập được làm cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình.

Thang đo Likert (Likert, 1932) được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức đối với dịch vụ hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình, theo 5 mức độ, và chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ. Trường hợp bậc thang đo là 5, thì phân cấp mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai được xác định: Rất cao/Rất hài lòng: >= 4,20; Cao/Hài lòng: từ 3,40 đến 4,19; Bình thường: từ 2,60 đến 3,39; Thấp/Không hài lòng: từ 1,80 đến 2,59; Rất thấp/Rất không hài lòng: <1,80.

Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ, trong đó mức độ Rất thấp/Rất không hài lòng được gán hệ số 1; Thấp/Không hài lòng được gán hệ số 2; Bình thường được gán hệ số 3; Cao/Hài lòng được gán hệ số 4 và Rất cao/Rất hài lòng được gán hệ số 5 (bảng 3.1.).

Bảng 3.1. Thang đo, hệ số và chỉ số đánh giá của tổ chức đối với dịch vụ hành chính tại VPĐKĐĐ tỉnh Thái Bình

TT Thang đo Hệ số Chỉ số đánh giá

1 Rất cao/Rất hài lòng 5 ≥ 4,20 2 Cao/Hài lòng 4 3,40 - 4,19 3 Bình thường/Bình thường 3 2,60 - 3,39 4 Thấp/Không hài lòng 2 1,80 - 2,59 5 Rất thấp/Rất không hài lòng 1 <1,80

Phân cấp đánh giá được tính toán theo nguyên tắc:

- Xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát.

- Tính độ lớn của khoảng chia (a):

a = n

Min Max

, trong đó n là bậc của thang đo. Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc.

- Xác định thang đo: + Rất cao: ≥ (min +4a);

+ Cao: (min+3a) đến <(min+4a);

+ Trung bình: (min+2a) đến <(min+3a); + Thấp: từ (min+a) đến <(min+2a); + Rất thấp: <(min+a).

Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

3.5.4. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel. Qua đó khái quát để đưa ra đánh giá, nhận xét, định hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thái bình (Trang 38 - 42)