1.2. Sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hoạt động thực tiễn của
1.2.1. Đoàn kết Việt-Xô-Trung, đoàn kết XHCN
Đứng trước bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế nhiều ngổn ngang, chồng chéo, sự chỉ đạo đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là việc xác lập những nguyên tắc và chính sách đối ngoại mới. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để phá vỡ thế cô lập, mở rộng quan hệ ngoại giao khu vực và quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi để đón nhận sự giúp đỡ của các nước anh em, mặt khác làm tăng uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Tại Hội nghị BCHTƯ lần thứ 6 (khóa II), tháng 7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc một bản báo cáo quan trọng trong đó tập trung phân tích những thay đổi về tình hình thế giới và trong nước đưa ra nhận định về kẻ thù mới và trực tiếp của nhân dân Việt Nam là đế quốc Mỹ. Mặc dù có những biến động lớn trong quan hệ quốc tế, Người khẳng định rằng: “Mục tiêu bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”[27, tr. 8].
Vận dụng sự linh hoạt này và cụ thể hóa đường lối đối ngoại hòa bình của đất nước, tại Hội nghị BCT tháng 9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày cụ thể hơn chiến lược, sách lược trong chính sách ngoại giao của Nhà nước, đối với từng khu vực và với từng đối tác. Người nhắc lại nguyên tắc chung là: “Xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào dựa theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau”[25, tr. 12]. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh Việt Nam phải dựa chủ yếu vào phe XHCN, bởi đây chính là lực lượng mà dân tộc Việt Nam có thể tin cậy, trông chờ vào sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Đường lối ngoại giao có định hướng, có trọng tâm như thế, một mặt biểu thị sự tôn trọng và khẳng định xu hướng gắn kết với phe XHCN của nhà nước VNDCCH, mặt khác cho thấy sự đánh giá đúng đắn về vai trò của hai nước lớn Xô-Trung. Chủ trương này được Hồ Chí Minh khẳng định lại trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3- 1955): “Củng cố không ngừng tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, thực hiện việc phối hợp chặt chẽ với các nước anh em trong hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao”[25, tr. 23].
Thực hiện mục tiêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã tính toán, cân nhắc rất thận trọng tất cả những nhân tố chủ quan và khách quan để định ra
chủ trương, biện pháp cách mạng sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu cách mạng miền Nam và bảo vệ được miền Bắc, vừa đoàn kết được đồng minh, nhất là Liên Xô, Trung Quốc.
Thêm vào đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra những chia rẽ trong quan điểm, hành động của Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu từ những năm 50, thế kỷ XX. Cho nên vào tháng 8 năm 1956, Người nêu rõ thêm mục đích của chiến lược đoàn kết quốc tế, đó là cần phải củng cố và phát triển sự thống nhất tư tưởng của các đảng Mácxít-Lêninnít trên diễn đàn quốc tế rộng rãi. Người khẳng định, mục tiêu này cũng chính là một phần quan trọng trong đường lối quốc tế của Đảng LĐVN. Bởi vì, thực hiện đoàn kết quốc tế ở phạm vi giai cấp vô sản quốc tế của các Đảng anh em chính là yêu cầu của thời đại, yêu cầu của thực tiễn. Tiến hành công cuộc đoàn kết này cũng chính là hiện thực “sự nhất trí về lợi ích giữa cuộc đấu tranh để giải phóng các dân tộc khỏi cách đế quốc chủ nghĩa và cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng lao động khỏi chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa…Trong cuộc đấu tranh để thống nhất Tổ quốc, Đảng LĐVN không bao giờ lại tự tách mình với các đảng anh em. Đảng lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản, và khối liên minh anh em giữa tất cả những người đấu tranh cho sự nghiệp chung, cho việc giải phóng loài người, cho sự xây dựng một xã hội không có giai cấp, cho sự chung sống hoà bình và cho hoà bình bền vững là không gì lay chuyển nổi”[81, tr. 969].
Để biến chủ trương, đường lối của Đảng thành quan điểm tương đồng, nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả Liên Xô, Trung Quốc cũng như của bạn bè quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành hàng loạt hoạt động đối ngoại nổi bật của Đảng và Nhà nước VNDCCH. Những chuyến công du ngoại giao của Người được thực hiện trong thời điểm này nhằm mục đích thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa nhân dân, Chính phủ Việt Nam với nhân dân các nước anh em, các nước bạn.
Từ ngày 22-6 đến 18-7-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc, Mông Cổ và Liên Xô để kêu gọi các đồng minh gây sức ép lên Mỹ và Diệm. Tuy nhiên kết quả chuyến đi không được khả quan. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều đang tìm cách giảm căng thẳng với Mỹ và không muốn để Việt Nam trở thành trở ngại. Để bù lại, cả hai hứa sẽ tăng viện trợ kinh tế (Trung Quốc viện trợ 200 triệu còn Nga viện trợ 100 triệu đô), đồng thời cung cấp lương thực chống lại nạn đói đang đe dọa miền Bắc [209, tr. 71-73]. Ngày 22-7-1955 trong bài phát biểu khi về nước, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã cảm ơn sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, tuy nhiên, Người cũng chỉ rõ rằng nhân dân Việt Nam sẽ phải dựa vào chính sức mình để thống nhất đất nước.
Những cuộc viếng thăm này đã khẳng định sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân các nước XHCN đối với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giữ gìn hòa bình, củng cố miền Bắc và đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ thống nhất Việt Nam. Sự đoàn kết, giúp đỡ đó không chỉ là tinh thần, chính trị mà trên thực tế đã giúp đỡ toàn diện cho sự nghiệp khôi phục, củng cố và phát triển hậu phương miền Bắc Việt Nam với mức độ ngày càng tăng.
Tiếp đó, từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 30 tháng 8 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước VNDCCH lên đường đi thăm chín nước: Triều Tiên, Tiệp Khắc, Ba Lan, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hunggari, Nam Tư, Anbani, Bungari và Rumani. Trước và sau khi đi thăm các nước nói trên, Hồ Chí Minh đều có các cuộc đi thăm không chính thức và hội đàm với lãnh đạo cao nhất của hai nước Trung Quốc, Liên Xô. Phát biểu về mục đích chuyến đi, Hồ Chí Minh nói: “Cuộc đi thăm này có ý nghĩa rất quan trọng là thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị sẵn có giữa các nước chúng ta, làm cho nhân dân các nước chúng ta hiểu rõ nhau hơn, hợp tác và giúp đỡ nhau hơn trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa bình thế giới và CNXH”[158, tr. 487]. Thực hiện đúng tinh thần đó, trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với nhân dân và lãnh đạo các nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình cảm chân thành và biết ơn về sự ủng hộ to lớn mà nhân dân các nước XHCN đã và đang dành cho nhân dân Việt Nam. Người cũng bày tỏ mong muốn và tin tưởng rằng tình đoàn kết giữa các nước XHCN ngày càng được xây dựng bền chắc hơn dưới ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đặc biệt, trong các cuộc trao đổi, hội đàm với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, Người đã thẳng thắn tỏ rõ quan điểm của Đảng LĐVN về các vấn đề quốc tế có liên quan đến quan hệ hai nước, cố gắng xóa đi mối nghi ngờ và sự hiểu lầm làm căng thẳng quan hệ đôi bên.
Những cố gắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 55 ngày đêm hoạt động ngoại giao ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô, Trung Quốc đã thu được kết quả tốt đẹp. Về mặt kinh tế và quốc phòng, sau chuyến đi này không chỉ riêng Liên Xô, Trung Quốc tiếp tục viện trợ với khối lượng lớn cho Việt Nam, mà các nước XHCN khác cũng đã cam kết dành cho Việt Nam sự giúp đỡ bằng vật chất với số lượng đáng kể. Trên đường đi và về, đoàn có lưu lại ít hôm ở Trung Quốc. Sau chuyến thăm, trả lời câu hỏi tình
hình ở Việt Nam đã được các nước chú ý như thế nào. Người nói: “Các đồng chí lãnh đạo các nước anh em đều chú ý tới tình hình Việt Nam và ủng hộ cuộc đấu tranh hòa bình của nhân dân Việt Nam để thống nhất Tổ quốc”[80, tr. 486]. Đó chính là biểu hiện của tinh thần quốc tế chân chính, hữu nghị. Người đặc biệt nhấn mạnh: “các nước anh em, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc đã ủng hộ chúng ta. Chúng ta cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, nhất là nhân dân các nước Á - Phi, Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện, Ai Cập, v.v.. ”[80, tr. 486].
Sau chuyến đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dành thời gian viết xong cuốn sách
Liên Xô vĩ đại (ký bút danh Trần Lực do Nxb. Sự thật ấn hành tháng 10-1957), tuyên
truyền về những thành tựu của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH và coi đó là tấm gương cho các nước noi theo. Thực chất, qua việc làm này, Hồ Chí Minh muốn gửi đến các nhà lãnh đạo Liên Xô bức thông điệp về lập trường kiên định trước sau như một của nhân dân Việt Nam trong quan hệ với Liên Xô.
Để củng cố thêm thành quả hoạt động đối ngoại này, đến cuối năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tiến hành liên tiếp hai chuyến công du Liên Xô, Trung Quốc. Từ ngày 9 đến ngày 19 tháng 11 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đoàn đi Moscow, lần này là để tham gia Hội nghị 64 ĐCS&CN quốc tế. Mục tiêu của Hội nghị các ĐCS&CN quốc tế đã đề ra là thống nhất quan điểm tiến lên XHCN bằng con đường hòa bình. Nhưng theo các báo cáo của đoàn Italia và Đức thuật lại thực tế Hội nghị đã diễn ra lại chỉ chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc tranh luận, bất đồng với nhau về quan điểm, điều này đã làm hạn chế sự tham dự và đóng góp của các Đảng Cộng sản và Công nhân đại biểu. Chính trong “khúc quanh” đó của lịch sử quan hệ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp những bất đồng giữa hai “người anh cả” là Liên Xô và Trung Quốc. Trong tham luận của mình đọc tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng thế giới, xác định quy luật phổ biến của cách mạng XHCN v.v... Người đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết giữa các đảng và các nước XHCN trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, khi bọn đế quốc đang âm mưu phá hoại sự nhất trí của các nước trong phe XHCN, Hội nghị này có một ý nghĩa đặc biệt to lớn”[80, tr. 577]. Nhờ những cố gắng của đoàn đại biểu Việt Nam và một số đoàn đại biểu khác, bản Tuyên bố của Hội nghị Matxcơva (1957) đã được thông qua với nội dung tăng cường đoàn kết và thống nhất các đảng Mác-xít Lêninnít về mặt tư tưởng, nhất trí về sự cần thiết
phải lập ra mặt trận thống nhất rộng rãi, phát triển và củng cố phong trào công nhân quốc tế.
Thắng lợi thu được từ hoạt động ngoại giao này của Hồ Chí Minh chẳng những làm tăng uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần củng cố tình đoàn kết trong hệ thống XHCN và phong trào cộng sản, mà còn làm cho quan hệ Việt - Xô, Việt - Trung trở lại gắn bó hơn, giảm bớt những nghi ngờ, hiểu lầm đáng tiếc trước đây. “Tháng 3- 1959, Liên Xô nối lại Hiệp định viện trợ, cho Việt Nam vay thêm 100 triệu rúp, nhận xây dựng và trang bị kỹ thuật cho 21 đài khí tượng và 156 trạm thủy văn ở miền Bắc. Ngày 14-6-1960, Liên Xô ký Hiệp định kinh tế cho vay, tiếp tục cho Việt Nam vay trả chậm 350 triệu rúp để mua trang thiết bị máy móc...Liên Xô cũng đồng ý cử thêm cán bộ chuyên gia sang giúp Việt Nam (số chuyên gia Liên Xô có mặt ở Việt Nam tính đến năm 1960 là 1547 người), đồng thời nhận đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, và văn hóa cho Việt Nam (đến năm 1960 có 420 thực tập sinh và 1.267 sinh viên đã và đang theo học tại các trường đào tạo của Liên Xô). Kim ngạch ngoại thương giữa hai nước, năm 1960 tăng lên 30 lần so với năm 1955, Liên Xô đứng hàng đầu trong số các nước buôn bán với Việt Nam. Trên đà phát triển quan hệ mọi mặt, ngày 31-7-1958, Hội hữu nghị Xô-Việt đã được thành lập ở Matxcơva, đánh dấu bước tiến triển mới về mặt ngoại giao giữa hai nước”[172, tr. 5-10].
Trên các diễn khác nhau, lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng tích cực tham gia vận động để mở rộng không ngừng quy mô, lực lượng của chiến lược đoàn kết, hữu nghị quốc tế. Bên cạnh những cuộc viếng thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng và Chính phủ Việt Nam còn có nhiều hoạt động góp phần củng cố và tăng cường tình đoàn kết với các Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước XHCN như tham dự ngày Quốc khánh, dự Đại hội Đảng của các nước anh em, gửi điện mừng những dịp trọng đại thậm chí là kết nghĩa và thi đua giữa các tổ chức kinh tế-xã hội của Việt Nam và các nước XHCN khác.
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục có những tranh cãi gay gắt về mặt tư tưởng giữa đường lối Mác-xít Lêninnít và các khuynh hướng cơ hội, “hữu khuynh” và “tả khuynh”, Hồ Chí Minh đã nhiều lần kêu gọi tinh thần đoàn kết của những người cộng sản, đồng thời phân tích về tính khoa học, đúng đắn trong cả lý luận và thực tiễn của học thuyết Mác-Lênin đối với phong trào cách mạng thế giới. Một loạt bài viết của Hồ Chí Minh được công bố trên các phương tiện thông tin trong nước
nghĩa Lênin và công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức, (báo Pravda-Liên Xô,
ngày 18-4-1955); Củng cố và phát triển sự thống nhất tư tưởng của các đảng mác-xít-
lêninnít, (báo Pravada, Liên Xô, ngày 3-8-1956); Cách mạng tháng Mười và sự nghiệp
giải phóng các dân tộc phương Đông (Nxb. Chính trị quốc gia Liên Xô, 10-1957)
v.v...Nội dung các bài viết trên, Người khẳng định ảnh hưởng to lớn và ý nghĩa quyết định của Cách mạng tháng Mười, của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Bên cạnh đó, người ta cũng thấy ở đây lập trường giai cấp và những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về hợp tác và liên minh quốc tế bước đầu được vận dụng có nguyên tắc và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Điển hình của sự vận dụng có nguyên tắc ấy là việc Hồ Chí Minh chấn chỉnh những quan điểm sai lạc của một số cán bộ đã có phản ứng bột phát sau những sự kiện xảy ra ở Liên Xô (cuộc đấu tranh nội bộ trong ĐCS Liên Xô), ở Ba Lan, ở Hunggari (1956). Người nghiêm khắc phê bình những tư tưởng a dua, biệt phái, mà theo Người như thế tức là can thiệp vào công việc nội bộ của nước bạn. Người chỉ đạo, công tác tuyên truyền cần hết sức cẩn thận khi đưa tin tức, bình luận tránh gây ra tranh cãi không cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt: “Cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất của nhân dân ta là một bộ phận của cuộc đấu tranh cho hòa