Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo đối ngoại về mối quan hệ Việt-Trung;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975) 002 (Trang 49 - 62)

1.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hoạt động đối ngoại nêu cao chính

1.3.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo đối ngoại về mối quan hệ Việt-Trung;

Việt-Xô trong tác động của mối quan hệ Trung-Xô

Ở vào bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế phức tạp, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam phải tiếp tục tăng cường và củng cố tình đoàn kết hữu nghị, tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc. Quan điểm then chốt này đã được ghi rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng LĐVN lần thứ III: “Ra sức góp phần tăng cường lực lượng phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, tăng cường đoàn kết nhất trí và củng cố tình hữu nghị với các nước XHCN anh em, phát triển quan hệ hợp tác với các nước anh em khác trên nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản” [34, tr. 140].

Tuy nhiên, việc thực hiện đường lối đó diễn ra trong bối cảnh quốc tế không mấy thuận lợi vì sự bất đồng ngày càng gay gắt giữa Liên Xô, Trung Quốc, và sự phân liệt bè phái trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Mâu thuẫn trong phong trào cộng sản quốc tế thờ điểm này được đế quốc Mỹ lợi dụng triệt để nhằm chống phá phong trào cách mạng Việt Nam, leo thang, mở rộng chiến tranh xâm lược trên phạm vi cả nước.

Đảng LĐVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt kêu gọi toàn dân tộc nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh, mặt khác ra sức hoạt động nhằm góp phần ngăn ngừa sự chia rẽ và duy trì tình đoàn kết giữa các nước XHCN, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cả Liên Xô và Trung Quốc đối với công cuộc xây dựng và chiến đấu của dân tộc mình.

Việc bảo vệ phe XHCN, hàn gắn rạn nứt Trung-Xô đến bây giờ không chỉ là trách nhiệm đối với phong trào cộng sản quốc tế, mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Bởi vì sự đoàn kết của phe XHCN chính

là chỗ dựa vững chắc, là hậu phương rộng lớn, là nhân tố kiềm chế sự liều lĩnh của đế quốc Mỹ. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín của một chiến sỹ cộng sản lão thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình để giữ vững hậu phương quốc tế này.

Tại Đại hội ĐCS Rumani họp vào tháng 6-1960, đoàn Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu đã trung lập ý kiến, không đứng về bên nào khi hai đoàn Xô-Trung xảy ra

tranh luận và bất đồng gay gắt. Xã luận báo Nhân dân bày tỏ lo ngại bất hòa giữa các

Đảng Cộng sản có thể ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã phải làm mọi việc để không làm mất lòng bên nào. Người đã trực tiếp gặp N.Khơ-rút-sốp để trao đổi về một số vấn đề nội dung của

bản dự thảo Tuyên bố mà Trung Quốc cực lực phản đối. Trong “Hồi ký”, N.Khơ-rút-

sốp đã kể lại: “Hồ Chí Minh tìm gặp tôi và nói: “Đồng chí N.Khơ-rút-sốp ạ, cần nhượng bộ người Trung Quốc về điểm này. Các đồng chí không thể để xảy ra tình trạng chia rẽ trong phong trào của chúng ta. Các đồng chí phải làm cách nào để Trung Quốc ký vào bản Tuyên bố này cũng với tất cả chúng ta. Văn kiện này sẽ có một ảnh hưởng to lớn về mặt quốc tế nhưng chỉ với điều kiện nó đạt tới sự nhất trí giữa những người tham gia hội nghị”[199, tr. 132]. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại tìm gặp Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư ĐCS-trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc- để dàn xếp, đề nghị gạt đi những bất đồng riêng tư giữa hai Đảng (Xô-Trung), vì lợi ích của phong trào cách mạng quốc tế. Nhờ những cố gắng đó của Hồ Chí Minh, cuối cùng bản

Tuyên bố chung của Hội nghị cũng được thông qua, tránh được một sự đổ vỡ tệ hại

trong phong trào cộng sản.

Với tấm lòng quốc tế chân thành, trong sáng, đứng trên lập trường, vị thế cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện liên tiếp những chuyến công du từ ngày 7 đến ngày 20-8-1960, qua Trung Quốc rồi Liên Xô, thực hiện vai trò là nhà ngoại giao chiến lược để hàn gắn, thu nhỏ những bất đồng trong quan hệ hai nước lớn.

Người chính là đã “lo trước nỗi lo của thiên hạ” chính vì vậy, những biến chuyển tích cực trong quan hệ Trung-Xô dù là nhỏ nhất cũng làm người vui mừng tới

khôn xiết. Ngày 28-9-1960, Nguời hân hoan bày tỏ tấm lòng này bằng bài viết Hoan

hô đồng chí Khơrútsốp, ký bút danh T.L., đăng báo Nhân dân, số 2384, hoan nghênh bài

phát biểu của N. Khơrútsốp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc thủ tiêu vĩnh viễn chế độ thực dân, giải trừ quân bị triệt để nhằm loại trừ chiến tranh thế giới và việc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phải được vào Liên Hợp Quốc. Trong hai chuyến

công du ngoại giao đan xen với Liên Xô rồi Trung Quốc vào tháng 11 kéo dài tới giữa tháng 12-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gắng hết sức mình trong các cuộc hội đàm với những chính khách lãnh tụ của hai Đảng, hai Nhà nước Xô-Trung.

Vai trò quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng thể hiện rõ nét khi Người đã đóng góp những tiếng nói mạnh mẽ, quan trọng góp phần hạn chế lớn sự đổ vỡ của Hội nghị 81 ĐCS&CN quốc tế đã họp ở Matxcova từ ngày 2-11 đến ngày 1-12-1960. Trong ý kiến phát biểu tại phiên họp nóng bỏng của Hội nghị, giữa sự tranh luận, bất đồng về quan điểm chiến lược cũng như vị thế lãnh đạo của hai đoàn đại biểu ĐCS Liên Xô và Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo thu vén: “việc chống

những hoạt động bè phái trong phong trào cộng sản quốc tế, chúng tôi thấy rằng cần

có sự cân nhắc về mọi mặt như bản Dự thảo đã nói, các ĐCS và đảng công nhân đều

độc lập, bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, ra sức ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, tự nguyện cùng nhau phấn đấu theo một cương lĩnh chung mà các đảng đã nhất trí định ra sau khi đã bàn bạc với nhau một cách dân chủ. Hiện nay, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các nước đang diễn biến rất phức tạp. Các đảng anh em hoạt động trong những điều kiện đó có khi không thể hoàn toàn tránh được có những quan điểm khác nhau trên vấn đề

này hoặc vấn đề khác. Để khắc phục tình trạng đó, không nên dùng bất kỳ hình thức

cưỡng bách nào để bắt buộc bên này phải theo quan điểm của bên kia, không nên dùng lời lẽ chua cay đối với nhau, càng không nên dùng phương pháp tranh luận và đả kích công khai, mà chỉ có dùng cách bàn bạc dân chủ theo tinh thần đồng chí trong các cuộc hội nghị đại biểu các đảng thì mới có thể cùng nhau phân rõ đúng sai và đi

đến nhất trí… Chúng tôi nghĩ rằng, sự đoàn kết nhất trí đó phải lấy Liên Xô và ĐCS

Liên Xô làm trung tâm…Điều đó là một thực tế do lịch sử quy định. Tất cả chúng ta có nghĩa vụ ủng hộ Liên Xô và ĐCS Liên Xô làm tròn nhiệm vụ trung tâm của mình.

Liên Xô và Trung Quốc là hai nước to nhất trong phe xã hội chủ nghĩa. ĐCS Liên Xô

và ĐCS Trung Quốc là hai đảng lớn nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất trong phong trào cộng sản quốc tế. Vì vậy, trong sự đoàn kết giữa các nước XHCN, giữa các đảng Mác - Lênin trên thế giới, sự đoàn kết giữa Liên Xô và Trung Quốc, giữa ĐCS Liên Xô và ĐCS Trung Quốc có một tầm quan trọng đặc biệt. Điều đó cũng là do lịch sử quy định”[100, tr. 720].

Tầm quan trọng của chiến lược đoàn kết quốc tế này có liên hệ mật thiết tới cách mạng Việt Nam, vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh càng nhấn mạnh: “Chúng tôi cảm

thấy rất sâu sắc tầm quan trọng của sự đoàn kết giữa Liên Xô và Trung Quốc…Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cũng như trước đây trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, chúng tôi được các nước XHCN, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, được các đảng anh em trên thế giới, trước hết là ĐCS Liên Xô và ĐCS Trung Quốc, hết lòng ủng hộ và giúp đỡ. Sự ủng hộ và sự giúp đỡ đó tỏ rõ tinh thần quốc tế vô sản vô cùng

quý báu. Nó là một trong những điều kiện chủ yếu cho chúng tôi đạt được nhiều thành

tích trong mấy năm vừa qua và nhất định sẽ bảo đảm cho chúng tôi đạt được nhiều

thành tích to lớn hơn nữa trong những năm tới…”[100, tr. 721]. Đến thời điểm này,

Người không chỉ nhìn thấy những khó khăn của phe đế quốc chủ nghĩa, mà còn nhận thấy một thực tế quan trọng rằng: “Trước mắt chúng ta, đang có kẻ thù cực kỳ hung ác là chủ nghĩa đế quốc. Dù nội bộ của chúng đầy mâu thuẫn, chúng vẫn nhất trí để chống lại phong trào cộng sản quốc tế của chúng ta”[100, tr. 721]. Chính vì vậy, Người tha thiết kêu gọi cho một kết quả tốt đẹp của Hội nghị quốc tế lần này của “Phe ta. Phe hòa bình”: “Để đánh thắng kẻ thù chung, chúng ta nhất định phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta... Hơn 36 triệu đảng viên cộng sản và hàng trăm triệu người lao động thì đòi hỏi Hội nghị này phải là một hội nghị tăng cường đoàn kết, đoàn kết chặt chẽ hơn bao giờ hết, để tiến lên giành những thắng lợi mới. Đoàn đại biểu chúng tôi nguyện đem hết tinh thần cố gắng góp phần với các đồng chí làm cho cuộc hội nghị này thành một cuộc hội nghị tăng cường đoàn kết, làm cho bản Tuyên bố mới của các đảng chúng ta thành một văn kiện tăng cường đoàn kết. Chúng ta quyết đạt bằng được mục tiêu ấy, để cho lực lượng của đại gia đình cộng sản quốc tế của chúng ta ngày càng hùng mạnh...”[100, tr. 725]. Ngày 17-12, vui mừng trước

thành quả của Hội nghị đã ra được bản Tuyên bố chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết

bài Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đoàn kết, đấu tranh thắng lợi, ký bút

danh T.L., đăng báo Nhân dân, số 2464, giới thiệu vắn tắt những nội dung chính trong

bản Tuyên bố chung của 81 ĐCS&CN quốc tế họp ở Mátxcơva như một khích lệ cho

công cuộc kháng chiến của cả dân tộc ở miền Nam.

Nhưng sóng gió chỉ yên ắng tạm thời, đến Đại hội lần thứ XXII ĐCS Liên Xô, tháng 10-1961, lại xảy ra bất đồng giữa Liên Xô và Anbani mà thực chất là bất đồng Xô-Trung đã bộc lộ công khai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải tiếp tục thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng LĐVN viết thư gửi BCHTƯ ĐCS Liên Xô với đề nghị: “1. Nên có một cuộc hội nghị đại biểu 12 đảng trong phe xã hội chủ nghĩa hoặc

rộng hơn để cùng nhau bàn bạc và giải quyết mối bất hoà giữa Anbani với Liên Xô và một số nước anh em khác. 2. Trong lúc chờ đợi một cuộc hội nghị như vậy, các đảng nên đình chỉ việc công kích lẫn nhau trên đài phát thanh và trên báo chí để tạo điều tốt cho việc đi tới cuộc hội nghị nói trên... ” [160, tr. 176]. Đề nghị đã thể hiện tấm lòng quốc tế thủy chung, son sắt của một lãnh tụ cộng sản chân chính. Thực hiện tinh thần “thiên kinh địa nghĩa”, cách mạng miền Nam tiếp tục hướng vào đoàn kết với từng nước anh em. Tháng 8-1962, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Liên Xô gặp N.Khơrútsốp trao đổi về các biện pháp đi đến hòa giải với Anbani. Tiếc rằng những cố gắng của Người chưa đạt kết quả như mong muốn, Anbani không chấp nhận hòa giải với Liên Xô.

Cùng với những hoạt động trực tiếp gặp gỡ, thuyết phục Liên Xô, Trung Quốc tiến hành đàm phán, thương lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị triệu tập hội nghị các Đảng để giải quyết bất đồng. Nhưng khi thấy việc hội họp quốc tế bị lợi dụng thành diễn đàn tập hợp lực lượng theo ý đồ của các bên tranh chấp gây chia rẽ thêm phong trào cộng sản, Hồ Chí Minh đã khước từ tham gia, tránh đào sâu thêm hố ngăn cách và làm phương hại đến phong trào cộng sản quốc tế. Nhờ đó mà ý đồ thành lập “Quốc tế cộng sản mới” của Trung Quốc không thực hiện được.

Việt Nam đã duy trì quan hệ chân thành, tin cậy với các nhà lãnh đạo hai nước Liên Xô và Trung Quốc. Trên các vấn đề có ý nghĩa chiến lược, việc hội đàm trao đổi thường do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng trực tiếp làm việc với lãnh đạo cao nhất của bạn. Ngoài ra, hàng năm, từng thời kỳ, có những ủy viên BCT trực tiếp làm việc với bạn về các vấn đề ngoại giao, viện trợ.

Tất cả những nỗ lực, cố gắng đó của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã được lịch sử lên tiếng và ghi nhận. Trong Bức điện chúc thọ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Ủy viên trưởng Chu Đức và Thủ tướng Chu Ân Lai (viết ngày 18-5-1960) gửi “Người sáng lập và lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc nhất của phong trào cộng sản quốc tế và người bạn thân thiết nhất của nhân dân Trung Quốc” có đoạn: “Mấy chục năm nay, với toàn bộ sức lực và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng phong phú, đồng chí đã chiến đấu dũng cảm kiên cường vì sự nghiệp giải phóng của nhân dân lao động Việt Nam, vì sự nghiệp hoà bình, thống nhất, độc lập của Việt Nam và đã giành được thắng lợi vĩ đại. Những cống hiến xuất sắc của đồng chí đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và với hoà bình thế giới, đã khiến đồng chí nhận được sự tôn kính không những của nhân dân Việt Nam mà cả của nhân dân Trung Quốc và

các nước trên thế giới” [159, tr. 470].

Tiếng nói chân thành xuất phát từ mong muốn đoàn kết và thái độ không khoan nhượng của Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chiếm được tình cảm của bạn bè quốc tế, tạo ra niềm tin và thiện cảm đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. N.Khơ-rút-sốp ở thời điểm này đã viết nhận định về Hồ Chí Minh: “Mỗi lời nói của ông hình như dựa vào niềm tin là về nguyên tắc tất cả mọi người cộng sản đều là anh em cùng giai cấp, họ chỉ có thể tỏ ra trung thực và chân thành với nhau thôi. Hồ Chí Minh quả thực là một trong các vị

thánh của chủ nghĩa cộng sản” [199, tr. 59]. Hồ Chí Minh như thế đã chiếm được cảm

tình đối với các nhà lãnh đạo Xô Viết. Lý do đó giải thích tại sao khi quan hệ Việt-Xô có những lúc căng thẳng, vì Liên Xô cho rằng Việt Nam liên kết với Trung Quốc chống lại Liên Xô, nhưng Liên Xô vẫn viện trợ giúp đỡ Việt Nam mà không có thái độ như đối với Anbani, Trung Quốc...

Còn ở phương diện chính trị, khi tình hình cách mạng miền Nam có những bước tiến triển vượt bậc, nhưng điều này lại không nhận được sự tán đồng của hai nước đồng minh Liên Xô và Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Đảng LĐVN một mặt tiếp tục tích cực vận động quốc tế (chủ yếu là Liên Xô-Trung Quốc) ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, mặt khác kiên quyết giữ vững đường lối vũ trang cách mạng để giải phóng miền Nam, thực thi nguyên tắc độc lập, tự chủ. Bởi vì, để tiến hành chiến tranh chống lại đế quốc Mỹ, Việt Nam không thể tách rời sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc và bạn bè trên thế giới. Vấn đề đặt ra trong bối cảnh này là phải có một giải pháp chính trị - ngoại giao sao cho có thể thuyết phục được Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975) 002 (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)