2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong những năm 1965-1969
2.1.2. Tiếp xúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà thương lượng quốc tế và
công cuộc vận động nhân dân thế giới đấu tranh làm thất bại “chiến dịch hòa bình” của Mỹ
Chính quyền Mỹ tiến hành chiến tranh phi nghĩa, vị thế quốc tế không thuận lợi nên rất coi trọng công tác ngoại giao ngay từ khi bắt đầu chiến tranh. Họ coi “ngoại giao hòa bình” là một bộ phận của chiến lược chiến tranh. Ngoại giao của Mỹ nhằm lừa gạt nhân dân Mỹ, lôi kéo các nước và dư luận thế giới về phía Mỹ, cô lập và gây khó khăn cho Việt Nam trên trường quốc tế.
Bởi những thất bại nặng nề về quân sự trên chiến trường, đồng thời bị dư luận thế giới và trong nước cực lực phản đối hành động leo thang chiến tranh, L.Johnson một mặt lừa dối dư luận, mặt khác cũng muốn tìm ra một lối thoát cho cuộc chiến “khó tìm thấy tương lai”, đã mở một chiến dịch “tìm kiếm hòa bình” qua con đường thương lượng, tất nhiên là “thương lượng trên thế mạnh”.
Các mục tiêu cụ thể của chiến dịch hòa bình được trình bày cụ thể trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Mỹ (9-11-1965) và Bị vong lục của Mc.Namara (30-11- 1965) [135; tr. 157-158]gửi L. Johnson là nhằm tạo nên sức ép quốc tế, cô lập và bắt Việt Nam thương lượng theo các điều kiện của Mỹ; tạo cớ để mở rộng chiến tranh và che dấu các hành động quân sự; xoa dịu dư luận Mỹ và quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ và bóc trần thủ đoạn bịp bợm cũng như mưu đồ chiến tranh này của Johnson, tại phiên họp ngày 10-4-1965, của Quốc hội khóa III nước VNDCCH.
Tiếp đó là hàng loạt những sách lược đối ngoại đã được cách mạng Việt Nam thực hiện nhằm thực hiện đoàn kết quốc tế. Và mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích rõ lập trường thiện chí của mình về việc mở đường cho Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trong danh dự như vậy nhưng chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục điên cuồng lao vào cuộc chiến dù phải gánh chịu rất nhiều thất bại nặng nề qua hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.
Khi đế quốc Mỹ tiếp tục những hành động leo thang trắng trợn, ngày 17-7-
1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm chiến
đấu đánh bại bọn xâm lược, đồng thời nõi rõ với dư luận thế giới và cả với đế quốc Mỹ quyết tâm đó của dân tộc. Người đã cảnh cáo ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ và với niềm tự tin, quyết tâm cách mạng sắt đá, Người khẳng định tư tưởng mang tầm chiến lược không có gì quý hơn độc lập, tự do. Tư tưởng đó của Người đã thể hiện ý chí của cả dân tộc Việt Nam được hun đúc từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Không có gì quý hơn độc lập, tự do, không chỉ là lời hịch kêu gọi nhân dân Việt Nam
chiến đấu để bảo vệ đất nước trong cao điểm của cuộc đụng đầu lịch sử, mà còn nêu cao chân lý phổ biến đối với các dân tộc đang đấu tranh giành và giữ độc lập. Câu nói bất hủ đó đã nhanh chóng trở thành cương lĩnh chiến đấu, sức mạnh vật chất mang sức tiến công lớn của nhân dân Việt Nam và đã lôi cuốn được hàng triệu triệu người trên thế giới đồng tình và ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Cùng với hoạt động đối ngoại Nhà nước, Người tiếp tục tranh thủ những tấm lòng thiện cảm, hữu nghị quốc tế đã dành cho Việt Nam. Những tiếng nói chân tình, hợp đạo lý, hợp lòng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dội vào lương tri nước Mỹ, cổ vũ và thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược, đòi rút quân khỏi Việt Nam.
Từ tháng 11-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho Bertrand Russel. Người cảm ơn sự ủng hộ của các vị trong Tòa án quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Người coi Tòa án quốc tế là sự cổ vũ mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam và các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, dân chủ và hòa bình.
Với những thắng lợi trên, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những đã làm thất bại “chiến dịch hòa bình” của Mỹ, mà thông qua hoạt động của Người, hình ảnh của Việt Nam đã được cả năm châu ngưỡng mộ, chính nghĩa Việt Nam ngày càng ngời sáng và trở thành biểu tượng của chân lý. Vấn đề Việt Nam đã thực sự đi sâu vào đời sống chính trị ở các nước trên thế giới, tạo ra động lực thật sự do phong trào ủng hộ Việt Nam phản đối xâm lược Mỹ nổ ra khắp toàn cầu. Đây là điều kiện thuận lợi cho mặt trận ngoại giao chuyển sang giai đoạn tấn công (vừa đàm vừa đánh), buộc chính quyền L.Johnson phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném bom miền Bắc và ngồi vào đàm phán.