Những hoạt động của Hồ Chí Minh nhằm thắt chặt quan hệ Việt-Trung;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975) 002 (Trang 87 - 116)

2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong những năm 1965-1969

2.1.3. Những hoạt động của Hồ Chí Minh nhằm thắt chặt quan hệ Việt-Trung;

Việt-Xô và tiếp tục vận động nhân dân thế giới, huy động phong trào phản chiến đòi đế quốc Mỹ xuống thang chiến tranh

Trong khi sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng sâu sắc, yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam lại không thể tách khỏi sự giúp đỡ và ủng hộ của hai nước lớn- Liên Xô và Trung Quốc. Xử lý mối quan hệ phức tạp Việt-Trung-Xô lại ngoài nhằm tới phải tiếp tục đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam thì còn phải tính đến lợi ích của nhân dân, giai cấp công nhân thế giới. Cho nên, Hồ Chủ tịch vừa kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, vừa tăng cường đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ từ mọi phía và nêu cao trách nhiệm với phong trào cách mạng thế giới. Người thận trọng, tế nhị trong từng hành động, lời phát biểu.

Ngày 12-3-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị BCTTƯ Đảng LĐVN bàn về cách mạng miền Nam, về việc tổ chức Hội nghị quốc tế ủng hộ Việt Nam, về công tác đối ngoại và công tác tổ chức, nhân sự. Riêng về công tác đối ngoại với

khéo, thận trọng, để Trung Quốc đừng hiểu lầm, Liên Xô đừng hiểu lầm, Trung Quốc và Liên Xô đừng hiểu lầm nhau” [161, tr. 203]. Sự chỉ đạo chiến lược này “đã giúp nhân dân Việt Nam tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân thế giới, của phong trào cách mạng thế giới, của các nước XHCN, trong tình trạng nhân dân thế giới, phong trào cách mạng thế giới và các nước XHCN đang bị chia rẽ sâu sắc do sự bất đồng Xô- Trung” [114, tr. 19].

Cố gắng ngăn ngừa và hạn chế không để tình trạng bất đồng Xô-Trung và những điều chưa nhất trí giữa Việt Nam với các đồng minh chiến lược ảnh hưởng đến sự chi viện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và tác động đến tinh thần kháng chiến của nhân dân. Tại Hội nghị Trung ương 12, cuối năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh về quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc, Người chỉ rõ tuy có vướng phần nào nhưng Việt Nam vẫn chủ động.

Ngày 6-2-1965, lần đầu tiên Liên Xô đã cử Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Chính phủ Liên Xô do Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung Ương ĐCS Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Coysguin sang thăm Việt Nam giữa lúc Mỹ mở rộng xâm lược Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong BCT tiếp và hội đàm với đoàn Liên Xô với tinh thần trang trọng, hữu nghị, tranh thủ mạnh mẽ. Liên Xô cam kết cung cấp vũ khí chống lại sự tấn công bằng không lực của Hoa Kỳ; đồng thời với việc nhấn mạnh vai trò và vị trí của mình ở Đông Nam Á, Liên Xô đề nghị các nước XHCN thống nhất hành động để đối phó với tình hình. Liên Xô cũng đã đưa ra những đề nghị nhằm khắc phục tình trạng phân liệt với Trung Quốc nảy sinh từ cuối những năm 1950, đầu những năm 1960. Nhưng sự bất đồng Xô-Trung chẳng những đã không được khắc phục, trái lại ngày càng sâu sắc hơn. Mặc dù vậy, trong

Tuyên bố chung được Việt Nam và Liên Xô đưa ra ngày 10-2-1965 đã khẳng định

VNDCCH là tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á cũng như vai trò của Việt Nam trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và đóng góp của Việt Nam vào nền hòa bình của thế giới. Tuyên bố cũng nhấn mạnh Liên Xô không thể thờ ơ với an ninh của một nước XHCN anh em và sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam [11, tr. 23].

Trong tình hình mâu thuẫn Xô-Trung đang lên đến đỉnh cao, Việt Nam đã tránh không để xảy ra bất cứ điều gì có thể “đổ thêm dầu vào lửa”. Lúc đầu, việc Liên Xô đề nghị lập mặt trận thống nhất giữa các nước XHCN và lập cầu hàng không để giúp đỡ Việt Nam được hoan nghênh, nhưng khi thấy Trung Quốc phản đối đề nghị đó, thì Việt Nam cũng không nhắc đến nữa, và trên diễn đàn báo chí, Việt Nam cũng nhiều

lần cải chính những tin nói Trung Quốc cản trở những chuyến hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam quá cảnh Trung Quốc.

Trên cương vị người lãnh đạo cao nhất của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón tiếp và hội đàm với các đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô, cán bộ quân sự Liên Xô sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Người đã chỉ đạo việc mời nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Liên Xô sang thăm Việt Nam. Trong tình hình phức tạp của mối quan hệ quốc tế thời điểm này, Người đề nghị Bộ Chính trị khi đàm phán với Liên Xô chỉ đề cập tới những vấn đề có thể đưa lại kết quả, không mở rộng tràn lan. Những vấn đề quốc tế mà quan điểm giữa Việt Nam và Liên Xô không cùng chính kiến thì không nên đặt ra. Những chỉ đạo này của Người đã được quán triệt trong các cuộc hội đàm giữa Việt Nam và Liên Xô.

Chính bởi những nỗ lực và đường lối đúng đắn trên, thành quả của mối quan hệ Việt-Xô đã được ghi nhận: “Những chuyến hàng quan trọng đầu tiên của viện trợ Liên Xô tới Hà Nội được thực hiện vào tháng 3, như kết quả của chuyến thăm hồi tháng 2 của đoàn đại biểu Liên Xô tới VNDCCH. Matxcơva đầu tiên sử dụng vận tải đường biển và hạn chế viện trợ của mình ở dạng cung cấp lương thực và thiết bị, nhưng sau

một Nghị định thư giữa Liên Xô và Trung Quốc về việc quá cảnh viện trợ của Liên Xô

qua lãnh thổ Trung Quốc được ký kết ngày 30-3 (đây là một nhượng bộ nhỏ của Bắc Kinh trước những đề nghị của “mặt trận đoàn kết”), số lượng vũ khí, đạn dược ngày càng tăng lên đã được chuyển từ Liên Xô cho Quân đội nhân dân Việt Nam [189, tr. 84].

Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời hoan nghênh các nhân tố tích cực đó trong đường lối của Liên Xô đối với Việt Nam, cử các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng dẫn đầu các đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm Liên Xô để cảm ơn và tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, đồng thời làm cho Liên Xô yên tâm rằng Việt Nam sẽ cố gắng không để chiến tranh lan rộng, trở thành chiến tranh thế giới.

Do thái độ đúng đắn và thiện chí cùng nỗ lực hoạt động không mệt mỏi của người chiến sỹ cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh, cuối cùng Liên Xô cũng hiểu ra rằng giữa họ với Trung Quốc không thể giải quyết với nhau bằng sự căng thẳng, hai nước đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Đối với Việt Nam, Liên Xô đã có thái độ cởi mở và tuyên bố: “Ủng hộ nhân dân Việt Nam đấu tranh chống xâm lược của đế quốc Mỹ là sự nghiệp danh sự, là lợi ích thiết thân của tất cả các dân tộc bảo vệ tự do và độc lập” [11, tr. 24]. Và từ chỗ Liên Xô chưa thừa nhận công nhận MTDTGPMNVN và

CPLTCHMNVN, thì ngày 13-6-1969, Liên Xô đã ra tuyên bố chính thức công nhận Chính phủ lâm thời là “đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam” [11, tr. 24]. Ngày 25-6-1967, sau khi gặp gỡ với L.Johnson, Thủ tướng A.Cosyguin đã họp báo và nói: “Nước Mỹ là kẻ xâm lược” và kêu gọi “Mỹ ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc và rút quân khỏi Việt Nam” [189, tr. 132].

Cùng thời điểm đó, khi cuộc “cách mạng văn hóa” được đẩy cao thì quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô càng thêm phần căng thẳng. Đối với Việt Nam, một mặt Trung Quốc vẫn dành cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, mặt khác Trung Quốc không hưởng ứng đề nghị của Liên Xô về việc thống nhất hành động ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.

Nhưng trong quan hệ với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở mọi thời điểm vẫn làm mọi cách để duy trì và phát triển mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Ngoài các cuộc viếng thăm chính thức và bằng trao đổi thư, điện giữa Người với các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Trung Hoa, từ năm 1965-1969, mỗi năm một lần, Hồ Chí Minh còn trực tiếp sang Trung Quốc với danh nghĩa đi nghỉ để đàm đạo với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đây là hình thức tỏ lòng tin cậy của nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc, nhất là thời kỳ mâu thuẫn Xô-Trung ngày càng gay gắt. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp viết nhiều bài báo ca ngợi Trung Quốc trên các báo ở

Việt Nam cũng như trên tờ Nhân dân nhật báo của Bắc Kinh. Dù thời gian rất eo hẹp

nhưng Người vẫn thu xếp để tiếp tất cả các phái đoàn Trung Quốc sang Việt Nam, dù đó là đoàn nghệ thuật hay các vận động viên thể thao. Thái độ trân trọng và quý mến đó của Người chính là cơ sở của niềm tin và sự cảm thông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bởi thế, dù có nhiều thăng trầm trong quan hệ hai nước, nhưng về cơ bản trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc - đặc biệt là nhân dân Trung Quốc đã hoàn toàn ủng hộ Việt Nam.

Từ ngày 17-5-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm Trung Quốc, kết hợp nghỉ ngơi và cảm ơn ban lãnh đạo Trung Quốc về sự ủng hộ và giúp đỡ đối với Việt Nam. Người đã trực tiếp trả lời đồng ý việc Trung Quốc ngỏ ý muốn cử một đội quân làm đường sang hoạt động ở vùng đất Việt Nam gần biên giới Trung Quốc. Đây là một biện pháp có lợi cho cả Trung Quốc và Việt Nam, bởi lẽ sự có mặt của đội quân đó, dù không lớn, cũng có tác dụng răn đe Mỹ, nếu Mỹ đưa bộ binh đánh ra miền Bắc Việt Nam thì chắc chắn không tránh khỏi sự chạm trán quân sự trực tiếp với Trung Quốc như đã xảy ra ở Triều Tiên.

Tất cả những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản quốc tế. Cũng chính bởi thế, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng XHCN tháng Mười, Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng Người Huân chương Lênin, huân chương cao quý nhất của Liên Xô. Được tin này, ngày 6-11-1967, Người đã gửi điện cảm ơn tới Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Liên Xô. Bức điện của Người nêu lên niềm xúc động và vinh dự trước việc được Nhà nước Liên Xô tặng Huân chương Lênin, nhưng Người cũng tỏ rõ ý nguyện của mình là trong lúc nhân dân Việt Nam đang hy sinh xương máu để đánh đuổi đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc, trong lúc đồng bào Việt Nam ở cả hai miền Nam - Bắc còn bị kẻ thù giết hại dã man, Người không yên lòng đón nhận vinh quang. “Vì lẽ đó, tôi vô cùng cảm ơn các đồng chí, nhưng xin các đồng chí hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại biểu cho toàn thể đồng bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại”[162, tr. 141]. Thực sự đây là vấn đề tế nhị mà nếu không xử lý tinh tế, Liên Xô sẽ không bằng lòng, ngược lại, Trung Quốc lại nghi ngờ gây mất đoàn kết. Người “trì hoãn” chưa nhận huân chương Lênin mà Đảng và Chính phủ Liên Xô trao tặng cũng chính là lý do “điều chỉnh” quan hệ Xô-Việt và Trung-Việt. Tuy nhiên, sau đó, Người đã viết

một loạt bài ca ngợi Liên Xô, đặc biệt là bài: “Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra

con đường giải phóng cho các dân tộc” (28-10) đăng trên báo Pravđa và báo Nhân

dân, gây tiếng vang lớn trong dư luận ở Liên Xô cũng như ở Việt Nam. Có thể nói, vì

mục đích phục vụ cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ chí Minh đã có cách ứng xử rất riêng làm cho cả Liên Xô và Trung Quốc đều hài lòng.

Trên phương diện ngoại giao chính thức giữa hai nhà nước Việt Nam-Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất cẩn trọng, tinh tế và khéo léo. Xung quanh vấn đề “đánh và đàm” Việt Nam chủ trương, quan điểm lúc đầu của Trung Quốc là chỉ “đánh” chứ không “đàm” (trái với Liên Xô). Để tỏ ý tôn trọng ý kiến của Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cử một đoàn đại biểu do Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Nguyễn Văn Linh sang Trung Quốc (ngày 15-11-1968), giải thích cho ban lãnh đạo Trung Quốc để họ thống nhất về quyết tâm chiến lược và sách lược “đánh và đàm” của Việt Nam. Ngược lại, sau này, khi thỏa thuận riêng rẽ với Mỹ, Trung Quốc lại muốn Việt Nam “trường kỳ mai phục”, tức là “tạm ngừng” cuộc chiến đấu để ngồi đàm phán. Quan điểm của Đảng LĐVN vẫn tỏ ra

tôn trọng xem xét ý kiến này, nhưng về hành động, Việt Nam vẫn làm theo đường lối độc lập tự chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trong Hội nghị Trung ương 13 rất rõ ràng về vấn đề này: “Mỗi đảng đều có vị trí riêng, có chủ trương riêng, ta phải tìm mọi cách thực hiện nhất trí trong phe ta, nhưng ta phải giữ độc lập” [30, tr. 14].

Cùng với những hoạt động và chỉ đạo công tác đối ngoại để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô - Trung Quốc và các nước trong phe XHCN như thế, những hoạt động ngoại giao trong giai đoạn từ 1965-1969 còn phản ánh trí tuệ, hoạt động tích cực và hiệu quả của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc nhận được sự cổ vũ của nhân loại tiến bộ trên khắp hành tinh, trong đó có nhân dân Nhật Bản.

Đầu năm 1960, Yanagisawa Yasuo, một quan chức cao cấp của NHK bị hãng truyền hình nhà nước này sa thải, sau khi ông bị phát hiện là đảng viên cộng sản Nhật. Ông đứng ra thành lập hãng sản xuất truyền hình riêng. Năm 1962, ông đến Hà Nội, và được Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý nên thành lập văn phòng đại diện tại đây để đưa tin về cuộc chiến tranh có thể mở rộng ra cả miền Bắc. Kể từ cuối tháng 12-1964, Nihon Denpa News (NDN) trở thành hãng truyền hình phương Tây gần như duy nhất đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam từ phía Bắc. Sau sự kiện vịnh Bắc Bộ (8.5.1964), một đoàn đại biểu của Uỷ ban bảo vệ hoà bình của Việt Nam đi khắp thế giới, trong đó có Nhật Bản, để tố cáo hành động gây chiến của Mỹ ở Bắc Việt Nam. Từ đó, một phong trào phản chiến ở Nhật Bản đã được nhen lên.

Sang đến năm giữa thập kỷ 60, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận thực tế rằng

Nhân dân và dư luận Nhật Bản nhiệt liệt ủng hộ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân

dân ta- bài viết cùng tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Nhân

dân, số 4241. Tác giả bài báo đã đánh giá: “Chính phủ Nhật Bản hiện nay là một chính

phủ phản động, theo đuôi đế quốc Mỹ. Song nhân dân và dư luận Nhật Bản thì nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta” [102, tr. 643-659]. Tiếp đó, qua những thống kê cụ thể, bài báo đã tổng kết: “... trong mỗi cuộc vận động tương đối

to, nhân dân Nhật Bản luôn luôn nêu khẩu hiệu ủng hộ ta chống Mỹ xâm lược...Giới

trí thức Nhật Bản cũng nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến của ta...”[102, tr. 643-659]. Cuối cùng, tác giả bài báo cũng kết luận: “thay mặt đồng bào ta cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân và dư luận nước Nhật Bản đối với cuộc chống Mỹ, cứu nước của chúng ta. Nhân dân ta từ Nam đến Bắc đoàn kết một lòng, kiên quyết chống Mỹ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975) 002 (Trang 87 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)