Tình hình trong nước và những diễn biến trong quan hệ quốc tế ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975) 002 (Trang 42 - 49)

1.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hoạt động đối ngoại nêu cao chính

1.3.1. Tình hình trong nước và những diễn biến trong quan hệ quốc tế ảnh

hưởng đến cách mạng Việt Nam (1961-1965)

Thực hiện đường lối Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960), miền Bắc tiến hành nhiệm vụ xây dựng CNXH. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và được xác định là: “Nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng

nước ta” [34, tr. 33-34]. Xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa chung của cả nước đã trở thành một yêu cầu tiên quyết. Cần phải tập trung lực lượng cho công cuộc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, tạo ra lực lượng sản xuất mới có khả năng đáp ứng với quan hệ sản xuất mới. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam.

Với sự cố gắng của mọi tầng lớp nhân dân và được sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN anh em, trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc đã có những thay đổi về mọi mặt, thực sự trở thành hậu phương vững chắc của cả nước. Tính đến năm 1963, đã có từ 30-40 ngàn cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang từ miền Bắc hành quân vào chiến trường B. Các đoàn vận tải quân sự 559 (vận tải đường bộ), đoàn 125 (vận tải biển) đã bí mật chở hơn 5.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh vào tận chiến trường của miền cực Nam và Đông Nam Bộ [143, tr. 85].

Nhờ có sự chi viện kịp thời của miền Bắc, quân và dân miền Nam đã liên tục mở các cuộc tấn công, phá vỡ hệ thống đồn bốt, ấp chiến lược của ngụy quyền, làm phá sản âm mưu “bình định”. Các trận đánh lớn giành thắng lợi trên cả hai phương diện quân sự và chính trị như trận Ấp Bắc (1-1963), đánh dấu sự thất bại của chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận”, báo hiệu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Trận Bình Giã (1964), Ba Gia-Đồng Xoài (hè thu 1965) cho thấy xương sống của “chiến tranh đặc biệt” là chủ lực ngụy, dù được tăng cường cố vấn Mỹ xuống tận cấp đại đội cũng đã bị bẻ gãy. Đến đây xem như “chiến tranh đặc biệt” đã thất bại, cho dù trước đó Mỹ đã đổi ngựa giữa dòng, đảo chỉnh lật Diệm (11- 1963).

Và cho đến khi giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc (8-1964), cho quân đổ bộ vào miền Nam (3-1965) thì nhiệm vụ xây dựng hậu phương miền Bắc đã được chuẩn bị chu đáo để đối phó với sự leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, sẵn sàng đánh Mỹ và thắng Mỹ.

Sở dĩ miền Bắc có thể nhanh chóng trở thành hậu phương vững chắc của cả nước và có đủ điều kiện sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh của giặc Mỹ, ngoài yếu tố phát huy sức lực của quần chúng nhân dân, phải kể đến sự hỗ trợ to lớn, hiệu quả của các nước XHCN, trong đó chủ yếu là hai nước Liên Xô và Trung Quốc.

Nhưng bước sang những năm đầu thập kỷ 60, điều đáng lo ngại là mâu thuẫn Xô-Trung đã phát triển theo hướng không tích cực, ngày càng gay gắt hơn và đã lên

đến đỉnh điểm tại Đại hội Đảng Cộng sản Rumani tháng 6-1960, có tới hơn 60 Đảng tham dự. Ngày 20-6-1960, khi hai đoàn Liên Xô-Trung Quốc công khai đả kích nhau về chiến lược của phe XHCN trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Một mặt, Trung Quốc kiên quyết phủ nhận vai trò lãnh đạo phe XHCN của Liên Xô, đồng thời không chịu

ký vào Tuyên bố chung của Hội nghị. Sau vụ việc, Liên Xô còn quyết định gọi tất cả

các chuyên gia ở Trung Quốc về nước [100, tr. 601].

Chính vì thế mà, mặc dù, cuộc Đồng Khởi của đồng bào miền Nam thực chất là những cuộc khởi nghĩa từng phần, bước sang đến giữa năm 1960 tiếp tục phát triển thành cuộc chiến tranh cách mạng, vừa đấu tranh quân sự, vừa đấu tranh chính trị làm tan rã từng mảng lớn hệ thống chính quyền tay sai Mỹ. Và cũng nhờ Đồng Khởi, phong trào cách mạng miền Nam có những bước tiến triển vượt bậc, nhưng điều này lại không nhận được sự tán đồng của hai nước đồng minh chiến lược Liên Xô và Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu vẫn có ý định duy trì tình trạng Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, vì thế họ thường xuyên thuyết phục Việt Nam phải “trường kỳ mai phục”, không nên tiến hành đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17…Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong đợi thời gian dài thì sẽ tốt” [12, tr. 24]. Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Đặng Tiểu Bình còn dọa: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc” [12, tr. 24]. Sở dĩ có tình trạng ấy, ngoài những lý do đã nhìn thấy trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, tâm lý ngại Mỹ, sợ “đốm lửa” chiến tranh sẽ lan sang cả Trung Quốc, làm cho những người lãnh đạo Bắc Kinh e ngại. Họ nói: “Cần hết sức tránh việc trực tiếp tham gia chiến tranh…cần tính đến một cuộc phiêu lưu của Mỹ” [12, tr. 28].

Đối với Liên Xô, thực hiện đường lối “hòa hoãn” Xô-Mỹ, Liên Xô chủ trương giữ nguyên hiện trạng hai miền của Việt Nam, không ủng hộ đường lối đấu tranh vũ trang của Đảng LĐVN ở miền Nam để tránh “đụng chạm” với Mỹ (lý do Liên Xô đưa ra là sợ “đốm lửa cháy rừng”, sợ nổ ra chiến tranh thế giới thứ III). Đại hội lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô đã diễn ra từ ngày 10-10 đến 21-10-1961. Đây là Đại hội diễn ra ngay khi mâu thuẫn Xô-Trung xuất hiện và trên thực tế, lịch sử đã ghi nhận trong những ngày Đại hội họp, mâu thuẫn này đã không được khắc phục, hơn thế nữa, nó còn bùng phát tới đỉnh điểm, đó là khi Chu Ân Lai bỏ về Bắc Kinh giữa chừng.

Bước sang năm 1962, quan hệ quốc tế ở thời điểm này có quá nhiều biểu hiện làm cho người ta nghĩ rằng thế giới hình như vẫn chỉ tồn tại có hai cực, bởi ở đó, nhiều vấn đề quốc tế lớn trở thành đề tài giải quyết tay đôi Xô-Mỹ. Điển hình như các cuộc đàm phán về hai nhà nước Đức, vấn đề giải trừ quân bị; Mỹ-Xô cùng đồng ý đưa quân Liên hợp quốc can thiệp vào Cônggô; thỏa thuận chung cho một giải pháp về vấn đề Lào để đánh đổi việc Mỹ chấp nhận “bức tường Berlin” (10-1962); việc giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba v.v....Tất cả các sự kiện trên cho thấy Mỹ-Xô ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau hơn để đạt được những mục tiêu chiến lược riêng của từng nước.

Tuy nhiên, thực tế tình hình không hẳn chiều theo ý muốn của họ. Hành động hòa hoãn tay đôi Xô-Mỹ cũng như cung cách của họ tự tiện giải quyết các vấn đề quốc tế đã không làm vừa lòng nhiều quốc gia có chủ quyền trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Tất nhiên, mâu thuẫn Trung-Xô cũng một phần vì thế mà căng thẳng hơn, và đó là nguyên nhân chính gây ra cuộc xung đột biên giới giữa hai nước (1961-1962), khiến hơn 5 vạn người Kazakhs quốc tịch Trung Quốc phải tìm đường chạy sang vùng Kazakhstan (thuộc Liên Xô). Trong chiến lược gia tăng thế lực và phạm vi ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á, Trung Quốc không chỉ gây xung đột với Liên Xô, mà sau cuộc chiến tranh biên giới Ấn - Trung (1959-1962), kết quả là người Trung Quốc mở

rộng thêm đường biên giới mới tới hơn 3 triệu km2. Điều đó cho thấy Trung Quốc đã

từng bước thực hiện ý đồ bành trường thế lực, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn muốn thông qua các cuộc chiến tranh biên giới để giải quyết mâu thuẫn nội bộ.

Với mục tiêu nắm quyền lãnh đạo thế giới, loại bỏ vai trò ảnh hưởng của Liên Xô ra khỏi các nước XHCN, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền

“chống chủ nghĩa xét lại”. Ở thời điểm này, tờ Nhân dân nhật báo (cơ quan phát ngôn

của ĐCS Trung Quốc) đã có 9 bài xã luận phê phán đường lối quốc tế của Liên Xô.

Cũng trong năm 1963, Bắc Kinh đưa ra Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của

phong trào cộng sản quốc tế, thực chất là bác bỏ vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế của ĐCS Liên Xô và đề nghị triệu tập hội nghị 11 đảng ở châu Á, trong đó có 8 đảng ở Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, Trung Quốc muốn lập ra một “Quốc tế Cộng sản mới” do Bắc Kinh lãnh đạo, lấy trục “Bắc Kinh - Bình Nhưỡng - Hà Nội – Giacácta - Phnôm Pênh” làm nòng cốt. Thông qua Inđônêxia vận động triệu tập “Hội nghị các lực lượng mới trỗi dậy” (CONEFO) để thành lập một tổ chức quốc tế đối lập

với Liên Hợp Quốc; đồng thời vận động tổ chức Hội nghị Á-Phi lần thứ hai (dự định họp ở Angiê năm 1965)[12, tr. 28]. Đánh giá cao vị trí, uy tín của Việt Nam trong phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc, trong bối cảnh này, Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam ủng hộ kế hoạch của mình, chống lại Liên Xô.

Tháng 5-1963, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ sang Hà Nội, trong các cuộc gặp gỡ đàm phán với Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng LĐVN, vấn đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên Xô” được phía Trung Quốc thường xuyên nhắc đến. Đánh đổi lại, (nếu Việt Nam đồng ý với Trung Quốc các vấn đề đã nêu), Trung Quốc sẵn sàng viện trợ trọn gói cho Việt Nam 1 tỷ nhân dân tệ (1965) [12, tr. 27].

Trực tiếp hơn, trước hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, thái độ của Trung Quốc không hoàn toàn nhất quán. Một mặt, Trung Quốc vẫn tích cực ủng hộ về vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, nhưng họ khuyên không nên “manh động” đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở miền Nam. Mặt khác, Trung Quốc “bật đèn xanh” cho Mỹ biết rằng, họ sẽ không có phản ứng gì “nếu chiến tranh xảy ra ngoài biên giới”. Mao Trạch Đông nói với nhà báo Mỹ E.Xnâu (1-1965): “Người Trung Quốc rất bận về công việc nội bộ của mình. Đánh nhau ngoài biên giới nước mình là phạm tội. Tại sao người Trung Quốc phải làm như vậy ? Người Nam Việt Nam có thể đương đầu với tình hình”[12, tr. 30]. Sau đó, trong cuộc đàm phán Mỹ-Trung ở Vácsava (Ba Lan), Trung Quốc khẳng định lập trường: “người không đụng đến ta thì ta không đụng đến người”[12, tr. 30].

Biết chắc chắn quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Việt Nam như vậy, từ tháng 2-1965 chính quyền L.Giônxơn đã quyết định mở rộng chiến tranh, tăng cường không quân, hải quân đánh phá trên toàn miền Bắc và cho quân đổ bộ vào miền Nam, gây nên cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam.

Đến năm 1963, Liên Xô cùng Mỹ và Anh, ba cường quốc hạt nhân lúc bấy giờ, ký Hiệp ước “cấm phổ biến vũ khí hạt nhân”, thực chất là ngăn ngừa Trung Quốc và Pháp phát triển vũ khí hạt nhân riêng. Trung Quốc đã đáp lại bằng việc cho thử bom hạt nhân lần đầu tiên vào ngày 1-10-1964.

Và khi những xung đột lợi ích giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng căng thẳng hơn do bùng nổ các vấn đề biên giới lãnh thổ thì thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam cũng đã xấu hẳn đi kể từ giữa năm 1963, sau khi Việt Nam công khai phát biểu một số quan điểm về các vấn đề quốc tế và sau khi Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thăm Việt Nam vào tháng 5-1963. Thái độ này đã được biểu hiện rõ nét trong 13 bức thư và

thông báo [186, tr. 18] của BCHTƯ và BCT BCHTƯ ĐCS Liên Xô gửi Trung ương Đảng LĐVN. Phần lớn những bức thư và thông báo này đề cập đến sự bất đồng Xô- Trung, đề nghị Trung ương Đảng LĐVN phải thay đổi lập trường trong quan hệ với Trung Quốc. Cụ thể trong bức thư đề ngày 28-11-1963 và nhất là bức thư ngày 6-7- 1964, Liên Xô đã nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Đảng LĐVN thấy cho rõ những kẻ chia rẽ Trung Quốc đang lôi họ vào vùng lầy nguy hiểm”[172, tr. 18]. Sau đó, trong cuộc hội đàm với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn (Trưởng phái đoàn Đảng LĐVN sang thăm Liên Xô đầu tháng 2-1964, N.Khơrútsốp còn dọa cắt viện trợ quân sự cho Việt Nam, mặc dầu trong tuyên bố chung mang tính ngoại giao cả hai bên đều nói đến sự hài lòng về tình đoàn kết trong quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng và nhân dân hai nước.

Tuy vậy, trong bối cảnh Trung Quốc hoạt động ráo riết để tập hợp lực lượng, lôi kéo Inđônêxia (một đồng minh tin cậy của Liên Xô ở Đông Nam Á), cố gắng lập ra trục quan hệ Bắc Kinh – Giacácta - Nông Pênh - Hà Nội - Bình Nhưỡng như thế và trong khi quan hệ giữa Liên Xô với nhiều đảng ở Đông Nam Á xấu đi nghiêm trọng, Liên Xô cũng phải thận trọng khi quyết định có cắt đứt quan hệ với Việt Nam hay không, bởi quan hệ với Việt Nam cũng mang lợi ích cho Liên Xô. Rất may là mối quan hệ Việt - Xô đã nhanh chóng được cải thiện sau khi N.Khơrútsốp thôi giữ cương vị lãnh đạo ở Liên Xô (10-1964). Song như thế không có nghĩa là Liên Xô đã hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Nhiều biểu hiện cho thấy, Liên Xô ngại đụng đầu trực tiếp với Mỹ, lo ngại “đốm lửa sẽ cháy rừng”. Liên Xô đã tìm cách thoái thác nghĩa vụ đồng chủ tịch cả hai Hội nghị Geneve về Lào và Đông Dương thể hiện trong thư của Bộ ngoại giao Liên Xô ngày 27-7 và 17-8-1964. Liên Xô đã thoả hiệp với Mỹ về vấn đề Lào trên cơ sở ngừng bắn, lập chính phủ liên hiệp đứng đầu là Phouma. Sở dĩ Liên Xô muốn hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn đề Lào là để đánh đổi lấy việc Mỹ chấp nhận sự kiện “bức tường Berlin” được dựng lên vào ngày 13-8-1961. Đối với MTGPMNVN lúc đầu Liên Xô cũng rất “lạnh nhạt”, có một thời gian dài Liên Xô không tuyên bố công nhận Mặt trận, chỉ đến khi N.Khơrútsốp bị buộc thôi giữ chức, Liên Xô mới cho thành lập cơ quan đại diện mặt trận ở Mátxcơva (tháng 1-1965).

Nhưng thái độ của Liên Xô trước việc Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam đã có sự điều chỉnh theo chiều hướng tích cực, tăng cường ủng hộ Việt Nam cả về tinh thần và vật chất. Để cải thiện quan hệ giữa hai nước, tháng 2-1965, Chủ tịch Hội đồng

Bộ trưởng Liên Xô A.Kosyguin sang thăm chính thức Việt Nam. Tại Hà Nội Chủ tịch A.Kosyguin đã chủ động hoãn nợ (các khoản vay kinh tế) và gợi ý Đảng LĐVN triệu tập một hội nghị quốc tế mới về Đông Dương, đồng thời đề nghị ra một tuyên bố chung của các nước XHCN ủng hộ Việt Nam. Trong bản tuyên bố chung được ký giữa Chủ tịch Kosyguin và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Liên Xô khẳng định sẽ: “Không giữ thái độ làm ngơ đối với việc bảo đảm an ninh của một nước XHCN anh em” và sẽ “cung cấp cho VNDCCH những khoản viện trợ cần thiết” [189, tr. 72]. Bản tuyên bố cũng cho thấy sự thống nhất giữa hai bên về những bước cần phải làm để tăng cường khả năng phòng thủ của Bắc Việt Nam. Thực tế sau chuyến đi thăm của Chủ tịch Kosyguin, nhiều đoàn tàu chở đầy hàng hóa, vũ khí, viện trợ quân sự được nhanh chóng gửi đến Việt Nam. Hành động đó chứng tỏ quan hệ Việt-Xô đã có bước phát triển mới.

Mặc dù vậy, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục không ngừng khai thác triệt để mâu thuẫn Xô-Trung nhằm khống chế Đông Dương và Đông Nam Á. Tập đoàn hiếu chiến Mỹ đã đặt vấn đề Nam Việt Nam như là một thách thức cần giải quyết. Vì quá tin vào sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975) 002 (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)