1.2. Sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hoạt động thực tiễn của
1.2.2. Đoàn kết với các nước dân chủ nhân dân và ba nước Đông Dương
Tháng 4-1955, tại Băngđung (Inđônêxia), 29 nước Á Phi đã họp và ra bản
Tuyên bố mười nguyên tắc hòa bình, trung lập. Đây là cuộc tập hợp lực lượng chính
thức đầu tiên của các nước độc lập dân tộc được giải phóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Và cũng là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc vì đây là lần đầu tiên các nước độc lập dân tộc tập hợp nhau biểu thị lập trường và ý chí chung là chống chủ nghĩa thực dân, tăng cường đoàn kết giữa các nước, ủng hộ các phong trào đang đấu tranh, đề cao chung sống hòa bình. Vì vậy, Hội nghị Băng Đung có tác động mạnh mẽ và lâu dài đối với phong trào dân tộc và Thế giới thứ ba. Tại Hội nghị này, đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã có những đóng góp tích cực vào việc hình thành và phát triển xu thế hòa bình, trung lập tiến bộ, vừa tập hợp lực lượng chống đế quốc, ủng hộ các nước đòi giải phóng dân
tộc. Nhận rõ tầm vóc của sự kiện lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài Chúc
mừng Hội nghị Á-Phi, bút danh C.B, đăng báo Nhân dân số 412, bày tỏ sự đồng tình,
ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước châu Á và châu Phi. Những hoạt động tăng cường đoàn kết với các nước Á Phi đòi độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam lúc này đã tranh thủ được sự đồng tình của nhiều nước. Do đó, sự ủng hộ quốc tế rộng lớn đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam cũng tăng lên.
Bước sang năm 1958, trong khi nhân dân miền Nam phải đối mặt trực tiếp với sự bạo tàn của chính quyền thực dân kiểu mới Mỹ-Diệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến thăm tới Ấn Độ và Liên bang Miến Điện trong 14 ngày, từ ngày 4 đến ngày 17-2-1958 với mục đích: “Thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa Việt Nam, Ấn Độ và Miến Điện, đồng thời để tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc Á - Phi, do đó thêm lực lượng giữ gìn hòa bình thế giới”[159, tr. 29]. Tại thủ đô Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Miền Nam Việt Nam là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi”[159, tr. 30]. Chính vì thế, công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ mà
toàn thể dân tộc Việt Nam đang tiến hành chính là để viết tiếp một chân lý: “một dân
tộc biết đoàn kết nhất trí, quyết tâm chiến đấu và được sự ủng hộ của nhân dân thế
giới, thì cuối cùng nhất định giành được tự do độc lập” [83, tr. 40]. Người khẳng định
dứt khoát: “Chúng tôi kiên quyết phấn đấu để thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình. Có chính nghĩa, có sức đại đoàn kết toàn dân, có sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng tôi tin chắc rằng nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất”[83, tr. 45]. Như thế, không phải ngẫu nhiên ở thời điểm này, Ấn Độ đã được Người chọn trở thành một diễn đàn lớn cho những tuyên bố về lập trường của cách mạng miền Nam, cho việc bày tỏ nguyện vọng thiết tha mà chính đáng của cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Việt Nam đã đi thăm nhiều cơ sở sản xuất, nghiên cứu khoa học và tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân lao động ở nhiều địa phương. Thủ tướng Ấn Độ J.Nêru trong bài phát biểu chào mừng đã nói: “Chúng ta đã tiếp xúc với một người mà người ấy là một bộ phận của lịch sử châu Á. Chúng ta gặp gỡ một vĩ nhân, đồng thời chúng ta gặp gỡ một đoạn lịch sử...”. Và: “Thật là một sự sung sướng mà có một người vĩ đại và đáng yêu đến với chúng ta và, mặc dù những mâu thuẫn trên thế giới hiện nay, người ta vẫn cảm thấy nhân đạo, hữu nghị và tình thương yêu nó sẽ xoá được mọi mâu thuẫn.” [83, tr. 99]. Đến với nhân dân Ấn Độ như thế, Người đã mở cánh cửa hòa bình cho tinh thần đoàn kết quốc tế giữa hai dân tộc ngay từ trong khó khăn, thử thách của chiến tranh, của mâu thuẫn mà chủ nghĩa đế quốc, thực dân đang gây ra.
Đến tháng 2-1959, Hồ Chí Minh tới thăm đất nước Inđônêxia là một trong những nước sáng lập ra Phong trào không liên kết, nơi tổ chức hội nghị Băng Đung năm 1955. Thành công trong chuyến đi này của Hồ Chí Minh đã khai thông chiếc cầu nối giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước khác ở Châu
Á, châu Phi, do đó, Việt Nam có được sự ủng hộ giúp đỡ của một lực lượng vô cùng to lớn, đó là các quốc gia thuộc Phong trào không liên kết.
Nhìn từ góc độ khu vực, các cuộc viếng thăm hữu nghị với các nước Ấn Độ, Mianma, Inđônêxia mà Hồ Chí Minh đã thực hiện sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 thể hiện tầm nhìn xa rộng của Người khi đã đưa đất nước bước những bước đầu tiên hòa vào sức mạnh của thời đại.
Trên cơ sở có quan hệ hữu hảo với các nước sáng lập Phong trào Không liên kết, cùng với uy tín của mình, Việt Nam nhanh chóng nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các nước mới trỗi dậy (GANEFO) ở cả châu Á, châu Phi, và Mỹ La Tinh. Đây là sự chuẩn bị quan trọng cho việc xúc sự hình thành một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới.
Riêng về quan hệ đoàn kết với Lào và Campuchia, đứng trước những sự kiện đuợc nhiều người xem như là “sự phản bội” của hai quốc gia láng giềng Campuchia và Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý kiến chỉ đạo làm dịu đi tình hình căng thẳng khu vực, tránh đối đầu dẫn đến đổ vỡ, sa vào âm mưu của thế lực đế quốc. Theo Người, Việt Nam sẽ không thể ổn định nếu không có mối quan hệ thân thiện với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước trên bán đảo Đông Dương. Do đó, Người chỉ thị: “Về quan hệ nhà nước cần hòa hoãn quan hệ với Lào và Campuchia trên cơ sở thi hành Hiệp định đình chiến, làm tiêu tan những hoang mang của họ”[25, tr. 11]. Tháng 1-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố, bày tỏ quan điểm Việt Nam sẵn sàng đặt quan hệ hữu nghị với Vương quốc Lào, ủng hộ chính sách hòa bình trung lập của Lào, lên án Mỹ âm mưu phá hoại việc thi hành Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Viên Chăn (về Lào).
Đối với Campuchia, mặc dù xảy ra những sự việc đáng tiếc, song Việt Nam vẫn kiên trì đường lối ngoại giao mềm dẻo, đoàn kết. Tháng 10-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử một đoàn đại biểu Chính phủ sang thăm Campuchia, bày tỏ thái độ thiện chí của Việt Nam ủng hộ Campuchia trước sức ép của Mỹ và tay sai.
Nhờ những đối sách ngoại giao mềm dẻo, sáng suốt này, cách mạng Việt Nam đã bước đầu làm thất bại âm mưu chia rẽ của kẻ thù và tạo tiền đề cho việc thiết lập liên minh chiến đấu Việt-Lào-Campuchia ở giai đoạn sau. Sự kiện tháng 8-1956, Thủ tướng Lào Xuvana Phuma sang thăm Việt Nam, và sự kiện tháng 9-1957, Campuchia tuyên bố trung lập, không tham gia SEATO và sau đó cắt đứt quan hệ ngoại giao với Chính quyền Sài Gòn là một thắng lợi trong đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hơn thế nữa, để định hướng tích cực cho những khó khăn của quan hệ quốc tế thời kỳ này, cũng từ năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định nhất quán về phương tiện mà nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia sẽ sử dụng để tiến hành đoàn kết quốc tế đó chính là sự ủng hộ Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình mà Chính phủ Trung Quốc, Ấn Độ và Miến Điện đã tuyên bố. Ngày 25-6-1955, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi đi thông điệp: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hoà bình; tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hoà bình được… Nước VNDCCH sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình. Chúng tôi tin chắc rằng sự hợp tác đó sẽ có lợi cho cả đôi bên và có lợi chung cho công cuộc hoà bình toàn thế giới. Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam được nhân dân yêu chuộng hoà bình toàn thế giới đồng tình và ủng hộ đã giành được thắng lợi vĩ đại và tiếp tục tiến tới thắng lợi cuối cùng…”[82, tr. 4-5]. Tiếp đó, ngày 29-10-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của ông Leroy Hanxen chủ bút hãng U.P của Mỹ ở khu vực Châu Á. Người khẳng định về chính sách đối ngoại, “triết lý hướng dẫn chúng tôi là sự thực hiện Năm
nguyên tắc chung sống hoà bình”. Cũng từ đây trở đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn
nhất quán khẳng định và vận dụng Mười nguyên tắc Banđung và Năm nguyên tắc
chung sống hòa bình để xử lý thành công nhiều vấn đề đối ngoại phức tạp, thực hiện
sự thống nhất, đoàn kết giữa Việt Nam với các đối tượng khác nhau trong suốt tiến trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Từ năm 1959, cách mạng Lào đã chuyển sang thời kỳ mới, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang nhằm hoàn thành mục tiêu dân tộc dân chủ. Vì vậy, khối đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào càng có điều kiện phát triển toàn diện.
Đối với Campuchia, Hồ Chí Minh thống nhất quan điểm tôn trọng độc lập dân tộc và chính sách trung lập của Campuchia. Người mong muốn có sự thân thiện, tin cậy lẫn nhau. Đây chính là cơ sở để cho mối quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển tốt. Nhờ vậy, các tổ chức của Việt kiều yêu nước ở Campuchia có điều kiện hoạt động thuận lợi. Ngay cả một số cá nhân trong lực lượng chống Diệm trong
quân đội Sài Gòn chạy sang Campuchia đã có cơ sở liên lạc, giác ngộ để trở về tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam khi Mặt trận thành lập.
Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, từ nông thôn tới thành thị từ sau Hiệp định Giơnevơ đã chứng minh trên thực tế một mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam đã hình thành. Do vậy, nhờ có khối đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường mà phong trào đấu tranh của đồng bào ở miền Nam từ cuối năm 1956 đến năm 1959 ngày càng phát triển mạnh. Từ năm 1957, có 2 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị; năm 1958 có 3,7 triệu và năm 1959 có gần 5 triệu lượt người [141, tr. 64]. Nhưng chính sách phát xít của Mỹ - Diệm tiếp tục khiến cách mạng miền Nam chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng.
Tình hình trong nước, quốc tế với những mối mâu thuẫn đan xen phức tạp hơn trước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Hội nghị lần thứ XV (khóa II) khai mạc ngày 13-1-1959, đặt miền Nam Việt Nam trong cách mạng chung của cả nước và cách mạng thế giới. Chủ trì Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong lúc tình hình thắng tốt, ta tiếc gì mà cù nhằng, ta chú ý đẩy lùi địch từng bước, giành từng thắng lợi đó là đang có khả năng nhiều hơn, khi có cơ hội ta đánh đổ luôn
không nên bỏ những thắng lợi nhỏ... Địch rất là dại. Nó càng bộc lộ hung ác của nó.
Dân cũng phản đối nó, thế giới càng phản đối nó, nó càng gần chỗ diệt vong...”[68, tr. 3]. Ý kiến chỉ đạo của Bác đã chỉ rõ tranh thủ kết hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh đoàn kết với bè bạn quốc tế sẽ một trong những cơ sở quan trọng. Để thêm quyết tâm cho Hội nghị, Trung ương đã nhất trí với chủ trương cách mạng miền
Nam tiến hành theo hướng cơ bản : Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Nhưng cũng ở thời điểm này, đường lối đối ngoại cùng tồn tại hòa bình-giữ cách mạng trong “thế thủ” đang thắng thế trong phong trào cộng sản quốc tế. Mâu thuẫn Xô-Trung phát sinh và ngày càng gay gắt. Xuất phát từ chiến lược và lợi ích dân tộc của mỗi nước, Liên Xô, Trung Quốc đều giúp Việt Nam, nhưng cũng muốn Việt Nam phải theo chiến lược của họ. Liên Xô khuyên Việt Nam phải thi đua xây dựng hòa bình, làm cho miền Bắc mạnh lên sẽ phát huy tác dụng đối với miền Nam. Trung Quốc lại cho rằng Việt Nam “chỉ có thể dùng phương châm thích hợp là trường kỳ mai phục, tích trữ lực lượng, liên hệ quần chúng, chờ đợi thời cơ”[12, tr. 40]. Đó chính là tính chất phức tạp về chính trị quốc tế, đối với việc hoạch định đường lối chỉ đạo cách mạng. Trong tình hình thế giới có hai phe, sự giao lưu và thông tin quốc tế mở rộng,
lợi ích của mỗi nước đều gắn chặt với lợi ích của phe và của cộng đồng quốc tế, nên những lời khuyên, những ý kiến gợi ý của Liên Xô, Trung Quốc và bè bạn xa gần dù ở khía cạnh, quan điểm nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam cũng đều phải suy nghĩ, nghiên cứu nghiêm túc, tính toán thận trọng để quyết định cho đường lối cách mạng của dân tộc mình. Phải làm sao để vừa giữ vững độc lập tự chủ, vừa tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em đối với nỗ lực chống “chiến tranh một phía” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam.
Theo thông lệ lúc bấy giờ trong quan hệ đối ngoại, Đảng Lao động Việt Nam đã gửi văn bản Nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Trung ương Đảng LĐVN cho ĐCS Liên Xô và ĐCS Trung Quốc để tranh thủ ý kiến và sự giúp đỡ. Đầu năm 1960, đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu phái đoàn của Đảng LĐVN sang Liên Xô, Trung Quốc, trao đổi
về Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam.
Bí thư thường trực ĐCS Liên Xô Kuxơnen đã tiếp và làm việc với đoàn. Trước khi trao đổi Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội III của Đảng LĐVN, Kuxơnen nói: ĐCS Liên Xô không đồng tình với chủ trương trong Nghị quyết XV. Phải củng cố miền Bắc, qua đó rồi thống nhất, không có chuyện vũ trang, khởi nghĩa [166, tr. 98].
Hơn thế nữa, Liên Xô và Trung Quốc cũng đang mâu thuẫn đã gay gắt về quan điểm, chủ trương. Khi đoàn Việt Nam sang Trung Quốc, Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình tiếp và làm việc. Đặng Tiểu Bình đồng ý phương hướng chung của cách mạng miền Nam đã đề ra trong Nghị quyết XV, nhưng nhấn mạnh: hoạt động vũ trang chỉ nên đến quy mô đại đội. Như vậy, Trung Quốc nhất trí với Việt Nam, nhưng vẫn có mức độ [166, tr. 110].
Một sử gia phương Tây nhận xét:“Sau này, Việt Nam mới học được võ lợi dụng mâu thuẫn để thủ lợi, còn hiện tại họ chỉ biết cầu xin hai ông anh làm lành với nhau” [215, tr. 69].
Lịch sử đã ghi nhận trong mối quan hệ Việt-Trung-Xô ở thời đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục đóng vai trò nhà ngoại giao chiến lược. Người đã thực hiện cuộc nghỉ hè ba vạn hai ngàn cây số từ 30-6 đến 26-8-1959. Người đã đến 10 nước cộng hòa Xô Viết, qua thăm 19 thành phố của Liên Xô, 5 tỉnh và 7 thành phố của