Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975) 002 (Trang 116 - 127)

2.2. Cách mạng Việt Nam kế thừa và phát huy hiệu quả chiến lƣợc đoàn kết

2.2.1. Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết quốc tế

đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” tiến tới ký kết Hiệp định Pari, thực hiện “đánh cho Mỹ cút”(1969 -1973)

Trong khi nhân dân Việt Nam phải tiếp tục hy sinh, chiến đấu chống xâm lược Mỹ và đang rất cần đến sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, thì những mâu thuẫn trong nội bộ các nước XHCN lại tiếp tục bùng nổ, gây ra tình thế bất lợi đối với cuộc kháng chiến. Đặc biệt lo ngại là sự bất đồng ngày càng sâu sắc của hai đồng minh chiến lược Liên Xô và Trung Quốc. Chiến tranh biên giới Trung-Xô lần thứ hai (3- 1969) đã diễn ra ác liệt, cả hai phía đều muốn lôi kéo Việt Nam để tranh thủ dư luận trong nước và thế giới, tất nhiên quan điểm của Việt Nam đã không làm cho họ hài lòng, do đó quan hệ Việt-Trung-Xô cũng vì thế mà căng thẳng.

Hơn thế nữa, khi Trung Quốc gặp khó khăn trong Cách mạng văn hóa muốn tìm cách thoát khỏi thế cô lập. Mỹ sa lầy ở Việt Nam phải đi vào “Việt Nam hóa”, phải tìm thế quan hệ mới với Liên Xô và Trung Quốc. Từ đó mà hình thành một thế quan hệ mới giữa ba nước lớn, ba nước hòa hoãn đấu tranh với nhau từng đôi một-giới nghiên cứu gọi là “tam giác chiến lược”. Đây cũng là thời kỳ mà sự hòa hoãn với ba nước lớn có những tác động tiêu cực đối với Việt Nam, đỉnh cao là chuyến thăm của Nixon tới Trung Quốc và Liên Xô đầu năm 1972.

Tính từ giai đoạn trước đến thời điểm này, hơn bao giờ hết, sự giúp đỡ, ủng hộ của hai đồng minh lớn Xô-Trung đã bộc lộ hết cơ sở, lý do tổng hợp:

Tiếp tục và quan trọng nhất, Liên Xô và Trung Quốc giúp Việt Nam vì lợi ích chiến lược chung: Việt Nam đánh Mỹ, Mỹ suy yếu, Liên Xô có điều kiện vươn lên cân bằng với Mỹ về chiến lược; Trung Quốc thì bảo đảm được an ninh, trực tiếp là phía Nam. Như vậy, lợi ích dân tộc và lợi ích giúp Việt Nam trùng hợp. Thêm vào đó, ở thời kỳ này, ý thức hệ về hệ thống là một nguồn lực mạnh mẽ gắn bó các nước với nhau. Ngoài ra, Liên Xô và Trung Quốc giúp Việt Nam còn là nhằm thiết thực đề cao vị thế của mình trong phong trào cách mạng thế giới, tranh giành nhau vai trò lãnh đạo phong trào và nắm các nước Thế giới thứ ba.

Trong khi đó, cho tới những năm 70 này, thì đồng thời với việc triển khai kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, chính quyền Nixon tiếp tục triển khai các hướng hoạt động ngoại giao. Nichxon dự định dịp 31-10-1969, kỷ niệm một năm chấm dứt ném bom miền Bắc, Mỹ sẽ mở một đợt vận động ngoại giao rộng lớn và đe dọa mạnh mẽ cả với Việt Nam và Liên Xô. Nhưng cũng đúng dịp này, phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh đã rộ lên với những đợt “ngừng hoạt động” (Moratorium) khắp nước Mỹ. Việt Nam vẫn vững vàng. Liên Xô không tỏ một tín hiệu gì ! Cuộc đe dọa của Mỹ thất bại, không kèn không trống.

Ngày 25-11-1969, phiên họp thứ nhất của Hội nghị bốn bên đã được khai mạc tại Paris. Trong đấu tranh ngoại giao, vai trò của MTDTGP nhanh chóng được đề cao, Việt Nam đã tranh thủ được dư luận quốc tế, tập hợp lực lượng đoàn kết quốc tế rộng rãi. Ngày 8-5-1969, Đoàn đại biểu MTDTGP đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ. Ngày 18-5- 1969, tại Xtốckhôm - Thụy Điển, Hội nghị quốc tế ủng hộ Việt Nam có 300 đại biểu của 50 nước và 21 tổ chức quốc tế tham dự. Hội nghị hoan nghênh lập trường của Việt Nam đòi Mỹ phải rút quân, chấm dứt chiến tranh.

Ở Mỹ, ngày 15-10-1969, nổ ra cuộc đấu tranh của nhân dân chống chiến tranh và đã trở thành “cuộc phản đối lớn nhất từ truớc tới nay”. Sinh viên 1000 trường đại học và cao đẳng tham gia. Đến ngày 15-11-1969, cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh lại bùng lên mạnh mẽ hơn, làm cho chính quyền Mỹ bối rối và làm tiêu tan mong muốn của Ních-xơn muốn tranh thủ dư luận Mỹ kéo dài chiến tranh. Về phía Việt Nam, ngay từ tháng 4-1969 và tháng 1-1970, Bộ Chính trị và BCHTƯ Đảng đã vạch rõ khả năng Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương và đã xác định nhiệm vụ là tăng cường đoàn kết chiến đấu với nhân dân Lào và Campuchia, đánh tan mọi mưu đồ của đế quốc Mỹ.

Ngày 24 và 25-4-1970, tại vùng biên giới Việt Nam-Lào-Trung Quốc, những người đứng đầu ba nước Đông Dương đã họp hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương để chống lại âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ra toàn bán đảo Đông Dương. Đoàn đại biểu VNDCCH do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu; Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ dẫn đầu đoàn đại biểu CMLTCHMNVN tham dự Hội nghị. Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định đây là “Hội nghị tăng cường đoàn kết, siết chặt hàng ngũ của nhân dân Campuchia, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam để kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu ngoan cường và quyết liệt, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn” [181, tr. 529]. Hội nghị đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và nhất trí ra bản Tuyên bố chung làm cương lĩnh đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương. Về mục tiêu chiến đấu, bản

Tuyên bố chung khẳng định: “các bên Campuchia, Lào, miền Nam Việt Nam khẳng

định mục tiêu chiến đấu của mình là độc lập, hòa bình, trung lập, không cho phép nước ngoài có quân đội hoặc căn cứ quân sự trên đất nước mình, không tham gia liên minh quân sự nào, không cho phép nước ngoài dùng lãnh thổ mình để xâm lược nước

khác” [141, tr. 133]. Với những nội dung như thế, Tuyên bố chung có giá trị như một

bản hiến chương trong quan hệ giữa nhân dân ba nước Đông Dương, đồng thời là một cương lĩnh đấu tranh chung của ba dân tộc anh em. Ở đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một mặt trận đoàn kết mật thiết giữa ba nước Đông Dương đã được kế thừa và phát huy hiệu quả.

Lãnh đạo Đảng LĐVN chủ động hội đàm với lãnh đạo ĐCS Campuchia, phân tích tình hình, trao đổi thẳng thắn nhằm khắc phục những nhận thức chưa đúng của bạn, đi đến thống nhất hành động. Đảng Cộng sản Campuchia cử cơ quan đại diện bên cạnh Trung ương Cục miền Nam và đại diện bên cạnh BCHTƯ Đảng LĐVN tại Hà

Nội. Và như vậy, trên thực tế, khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương đã làm cho âm mưu của Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương để tiêu diệt cách mạng của ba nước đã trở thành chiến lược sai lầm.

Trong lúc đó, ở Hội nghị Paris, giữa các phiên họp, hai phái đoàn của Việt Nam mở rộng tiếp xúc với nhân dân thế giới, đi dự các hoạt động của phong trào đoàn kết với Việt Nam của các nước, tiếp đón những người Mỹ. Những hoạt động đó đã làm cho chính nghĩa của Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế hiểu rõ và đồng tình ủng hộ. Tháng 5-1970, Hội nghị Stốckhôm về Việt Nam họp khóa thứ 5 quyết định lập Ủy ban quốc tế điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Tiếp đó, đã có trên 20 tổ chức Ủy ban quốc tế và Ủy ban quốc gia về vấn đề này cũng được thành lập và hoạt động [141, tr. 134].

Còn trên chiến trường tâm lý thất bại trong binh lính Mỹ phát triển rất sớm, nhất là từ năm 1968 trở đi. Khi Hội nghị Paris bắt đầu, binh sỹ Mỹ càng mong mỏi hòa bình và trông chờ ngày hồi hương. Họ kháo nhau chỉ it tháng nữa, Mỹ sẽ rút hết quân về nước. Nhưng khi thấy Hội nghị kéo dài, dẫm chân tại chỗ và chủ trương của Việt Nam “vừa đánh vừa đàm” họ càng hoang mang dao động oán trách Nicxon và chính phủ Mỹ. Tự tử và tự thương là xuống đến đáy của sự tuyệt vọng rồi, nên không phải người lính Mỹ nào trên chiến trường Việt Nam cũng mang một tâm trạng như vậy. Thay vào đó là việc ném lựu đạn giết sỹ quan chỉ huy đơn vị đã trở thành một hành động khá phổ biến trong quân đội Mỹ, đến nỗi lính Mỹ đã đặt ra cả một động từ chưa

hề thấy trong tiếng Anh để chỉ hành động này: to frag. Việc binh lính tấn công chỉ huy

không phải là một điều mới lạ, mà đã từng xảy ra trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, nhất là trong hai cuộc thế chiến ở thế kỷ XX. Nhưng theo Gabriel Kolko trong cuốn “Gải phẫu một cuộc chiến tranh”, thì con số các vụ tấn công sĩ quan trên chiến trường Việt Nam cao hơn nhiều so với các cuộc chiến tranh khác, nếu tính theo tỷ lệ toàn bộ quân số Mỹ tham gia chiến tranh. Theo Kolko, “chỉ từ 1969 đến 1972 đã có tối thiểu 788 vụ được xác định gây ra cái chết cho 86 sĩ quan Mỹ. Thống kê chính thức nâng con số đó lên 1.016 vụ và một số ước tính khác lại đưa con số lên gấp đôi. Chỉ một phần mười những vụ đó được đưa ra xử lại các toà án binh”[121, tr. 187].

Và ở Đức, từ 1970-1973, phong trào hòa bình, ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ còn tiếp tục phát triển. Tổ chức IIVS đã tiếp tục kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ trong Tuần lễ vì Việt Nam vào tháng 3-1970. Lời kêu gọi của IIVS viết: “Chúng tôi kêu gọi những hành động đa dạng trên khắp CHLB Đức từ ngày 13 đến

22-3-1970, nhằm chống lại cuộc xâm lăng của Mỹ tại Việt Nam…Hãy thành lập ngay những ủy ban Việt Nam tại các địa phương và các vùng ! Hãy tổ chức ngay các chiến dịch đấu tranh kiên trì! Khẩu hiệu chính trị của chúng ta là: “Rút ngay vô điều kiện tất cả quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ khỏi Nam Việt Nam ! Yêu cầu chính phủ Đức hành động gây ảnh hưởng để Mỹ chấm dứt cuộc xâm lăng ở Việt Nam ! Công nhận ngay nước VNDCCH ! Ủng hộ Chương trình 10 điểm của MTDTGPMNVN !”[146, tr. 39]. Tới ngày 20-3-1970, trong buổi mít tinh tại nhà thờ Paulskirche ở Thành phố Frankfurt am Main, IIVS đã ra “Tuyên ngôn chống lại hành động chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và chống lại sự ủng hộ chính sách chiến tranh của Chính phủ CHLB Đức đối với Mỹ”. Hàng chục bức thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức nổi tiếng phê phán chính sách của Chính phủ Tây Đức lại được công bố, trong đó có thư của nhà văn nổi tiếng Martin Walser, các giáo sư W.Abendroth, E. Bloch, W.Fabian. Các nhà hoạt động chính trị như W. Lueder, K.Voigt…

Bên cạnh đó, tại Canađa, một nước vốn là thuộc địa của Anh và phải trải qua một chặng đường dài đấu tranh giành độc lập dân tộc. Khi phong trào phản chiến lan rộng ra toàn nước Mỹ và thế giới, nhất là từ nửa sau thập niên 1960, đã có hàng ngàn thanh niên Mỹ trốn quân dịch đã nhập cư vào Canađa và coi đây là nơi trú ẩn an toàn nhất. “Các số liệu thống kê của Bộ Di trú Canađa cho thấy, có khoảng từ 20 ngàn đến 30 ngàn thanh niên Mỹ trốn quân dịch nhập cư vào Canađa trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Theo các số liệu được công bố trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Canađa đã có khoảng 20 ngàn thanh niên Mỹ trốn quân dịch và 12 ngàn lính Mỹ đào ngũ đã xin tị nạn ở Canađa trong thời gian chiến tranh Việt Nam” [21, tr. 306]. Trong đó, một số người tham gia Liên hiệp sinh viên vì hòa bình, một tổ chức chống chiến tranh ở Canađa có liên hệ với Tổ chức sinh viên dân chủ Mỹ. Bên cạnh đó, “số lượng công dân Mỹ, những người chống chiến tranh, nhập cư vào Canađa cũng tăng lên nhanh chóng, khoảng từ 50 ngàn đến 125 ngàn người trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tạo nên làn sóng di cư vì lý do chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ sau Cách mạng Mỹ” [21, tr. 306]. Phong trào phản đối chiến tranh đã lan rộng trong các tỉnh bang ở Canada, nhất là trong các truờng đại học và cao đẳng với sự tham gia của các nhóm sinh viên phản chiến.

Một điều dễ nhận ra là trong rất nhiều những biểu ngữ và khẩu hiệu thường thấy ở các phong trào hòa bình, phản chiến trên đất Mỹ, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, những khẩu hiệu gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nổi bật và có sức

biểu trưng lớn trong dòng người đấu tranh vì hòa bình. “Ho, Ho, Ho Chi Minh ! The NLF is going to win !”, đã dẫn dắt nhân dân thế giới tiếp tục tiến lên phản chiến.

Trong khi đó, sự ủng hộ, giúp đỡ của đồng minh Liên Xô đã trở thành cụ thể: “Liên Xô rõ ràng đã có ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp xúc của đoàn ngoại giao VNDCCH với các nước phương Tây. Các quan chức và các nhà ngoại giao Xô Viết đã khuyên các đồng nghiệp của họ ở Mỹ, Pháp, Anh và các nước phương Tây khác về lập trường của Hà Nội đối với nhiều vấn đề của cuộc chiến. Lần lượt, họ đã cung cấp cho Hà Nội tin tức quan trọng về lập trường của phương Tây cũng như các tin mật từ các nguồn tin tình báo của họ. Các quan chức Bắc Việt Nam đôi khi hướng dẫn các đồng minh Xô Viết về các hoạt động cần tiến hành trong những tình huống cụ thể”[189, tr. 157].

Tháng 2-1971, Hội nghị lần thứ 19 BCHTƯ Đảng kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế đã nhấn mạnh, lúc này nhân dân ta càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhân dân Lào và Campuchia để cùng nhau chiến đấu quyết đánh bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở ba nước Đông Dương, tiến tới đánh đuổi chúng ra khỏi bán đảo Đông Dương.

Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo đúng đắn đó, khối đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương tạo ra sức mạnh to lớn của ba dân tộc đã đập tan ba cuộc hành quân then chốt của Mỹ và tay sai vào đầu năm 1971: cuộc hành quân “Lam Sơn 719” ở đường 9-Nam Lào; cuộc hành quân “Toàn thắng 01/71” ở Đông Bắc Campuchia và cuộc hành quân ra vùng biên giới Việt-Lào-Campuchia… Với những thắng lợi này đã phá tan âm mưu của Mỹ bóp nghẹt cuộc kháng chiến và tiêu diệt cách mạng của Lào và Campuchia. Kết hợp với đó, ở các đô thị miền Nam, phong trào đấu tranh của các tầng lớp thị dân kết hợp mục tiêu dân tộc với các khẩu hiệu dân sinh, dân chủ, hòa bình với nhiều hình thức phong phú đã đạt đỉnh cao.

Những nguồn nội lực này đã tác động rất lớn đến sự phát triển của các phong trào đoàn kết với Việt Nam trong mặt trận nhân dân thế giới, với nhân dân tiến bộ Mỹ lúc nào cũng là lực lượng xung kích. Ngày 10-2-1971, 50 nghị sĩ của Hạ nghị viện Mỹ đòi rút hết quân Mỹ khỏi Việt Nam và chấm dứt tất cả các hoạt động chiến đấu vào tháng 5-1971, và rút hết quân Mỹ vào cuối năm 1971 [141, tr. 157]. Ngày 8-5-1971, một số nghị sỹ của Thượng và Hạ nghị viện Mỹ tuyên bố triệu tập hội nghị thành lập “Hội hạ bệ Nich-xơn”. Ngày 24-4-1971, hơn 20 vạn người Mỹ xuống đường biểu tình,

bao vây Quốc hội Mỹ, đòi hòa bình ở Việt Nam, đòi trả chồng con bị bắt đi lính sang Việt Nam.

Để tiếp tục quán triệt tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, cuối năm 1971, Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ III đã tổng kết những kinh nghiệm từ Đại hội lần thứ II trong quá trình kế thừa, phát huy tư tưởng đoàn kết quốc tế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975) 002 (Trang 116 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)