Yếu tố tổ chức, quản lý đề tài nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH

1.3.1.4. Yếu tố tổ chức, quản lý đề tài nghiên cứu khoa học

Quản lý đề tài NCKH không trực tiếp tạo ra chất lượng đề tài NCKH nhưng nó thúc đẩy, phát huy các yếu tố tạo nên chất lượng NCKH, quản lý đề tài NCKH không chỉ mang tính hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu mà còn có tính quyết định trong nghiên cứu. Để tạo ra một sản phẩm khoa học ngoài các yếu tố con người, cơ sở vật chất, tài chính.... còn cần có hoạt động để điều hoà, phối hợp, gắn kết các yếu tố trên nhằm đạt được một mục tiêu chung, đó là hoạt động tổ chức, quản lý.

Những nội dung cơ bản của việc thực hiện quản lý đề tài NCKH là: - Đề xuất ý tưởng: Xác định phương hướng, mục tiêu đề tài NCKH. - Tuyển chọn, đấu thầu và giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Để nâng cao chất lượng của việc tuyển chọn các đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cần sớm phát triển thị trường khoa học công nghệ, mở rộng hình thức đấu thầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức thực hiện đề tài NCKH: Bao gồm việc tổ chức bộ máy quản lý khoa học và lực lượng NCKH ở từng cấp (các bộ phận quản lý hoạt động NCKH); lực lượng cán bộ NCKH thuộc từng cấp; các tổ chức tư vấn hoạt động NCKH...); theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện, phối hợp và hợp tác giữa các đơn vị và cá nhân trong NCKH; cấp phát, thanh toán theo tiến độ hoàn thành kết quả NCKH).

- Nghiệm thu đánh giá kết quả đề tài NCKH: Bao gồm việc tổ chức hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học theo từng cấp quản lý; quyết toán và thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học; quản lý, lưu trữ các đề tài nghiên cứu khoa học trước khi chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn.

- Chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn: Chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học là mục tiêu trực tiếp của hoạt động NCKH. Chỉ có như vậy hoạt động NCKH mới đem lại lợi ích thiết thực, cụ thể. Để chuyển giao kết quả nghiên cứu cần phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ, tạo điều kiện để cung hàng hóa gập cầu hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)