Giới thiệu chung về Trường ĐHKHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Hoạt động KH&CN Trường ĐHKHTN giai đoạn 2006-2011

2.1.1. Giới thiệu chung về Trường ĐHKHTN

a. Cơ cấu tổ chức

Trường ĐHKHTN gồm 9 phòng ban chức năng (Phòng Tổ chức-Cán bộ; Phòng Đào tạo; Phòng Sau đại học; Phòng Khoa học- Công nghệ; Phòng Chính trị và Công tác sinh viên; Phòng Hành chính- Đối ngoại; Phòng Kế hoạch-Tài vụ; Phòng Quản trị-Bảo vệ; Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng), 8 khoa (Khoa Toán-Cơ-Tin học; Khoa Vật lý; Khoa Hóa học; Khoa Sinh học; Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học; Khoa Địa chất; Khoa Địa lý; Khoa Môi trường), 4 trung tâm trực thuộc trường (Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững; Trung tâm Tính toán hiệu năng cao; Trung tâm Động lực học thủy khí môi trường biển; Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa môi trường), 1 Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein, 1 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và 1 Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên.

Bảng 1: Cơ cấu các tổ chức đào tạo và nghiên cứuTrường ĐHKHTN

từ năm 2006 - 2011

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số các đơn vị đào tạo, nghiên

cứu và dịch vụ KHCN

14 14 14 14 15 15

Số đơn vị đào tạo 8 8 8 8 9 9

Số đơn vị nghiên cứu 5 5 5 5 6 6

Số đơn vị dịch vụ KHCN, tư vấn 1 1 1 1 1 1

Số nhóm nghiên cứu - - 8 22 25 25

Số phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành 85 85 85 85 90 90

b. Đội ngũ cán bộ viên chức

Trường ĐHKHTN có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng hội nhập quốc tế cao. Hiện nay, Trường ĐHKHTN có 666 cán bộ viên chức bao gồm 403 cán bộ giảng dạy, 132 cán bộ nghiên cứu. Trường ĐHKHTN có 16 giáo sư, 101 phó giáo sư, 228 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 200 thạc sĩ. Tỷ lệ giáo sư và phó giáo sư chiếm 29%, tỷ lệ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học chiếm 57% tổng số cán bộ giảng dạy.

Lực lượng Giáo sư, Phó Giáo sư không chỉ đông đảo về số lượng, mà nhiều người còn là các nhà khoa học đầu ngành tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực khoa học, có uy tín không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, có năng lực đào tạo đại học và sau đại học và chủ trì các đề tài NCKH cấp nhà nước. Đội ngũ cán bộ khoa học mà Nhà trường có được trong 55 năm xây dựng và phát triển là nhân tố đảm bảo mọi thắng lợi trong sự nghiệp đào tạo chất lượng cao và từng bước xây dựng để trở thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến.

Ngoài ra, các nhà khoa học của Trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu của nhiều nước. Thông qua các đề tài dự án hợp tác quốc tế, Trường đã cử được nhiều cán bộ, học viên sau đại học đi học tập, trao đổi và mời được nhiều giáo sư, nhà khoa học của đối tác đến giảng dạy hoặc NCKH tại Trường.

Bên cạnh đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, Trường ĐHKHTN đã và đang tập trung cao độ cho việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận từ các sinh viên xuất sắc của hệ chính quy và hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng. Lực lượng cán bộ trẻ đang từng bước trưởng thành để dần dần có thể thay thế đội ngũ cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu.

Bảng 2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học Trường ĐHKHTN từ năm 2006 - 2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số cán bộ khoa học 472 447 484 516 515 536 GS 25 21 18 14 14 16 PGS 110 117 103 96 102 101 TS + TSKH 219 234 223 228 230 228 ThS 117 120 119 190 190 200 Cử nhân 84 58 81 191 187 199 Cán bộ giảng dạy 420 412 423 388 391 403 Cán bộ nghiên cứu 120 115 110 128 124 132 Tổng số cán bộ viên chức 622 570 619 651 647 666

(Nguồn: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)

c. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học

Thiết bị phòng thí nghiệm, thư viện, sách giáo khoa, phòng học, giảng đường,... là những yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo chất lượng NCKH và đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học.

Trong giai đoạn 2006-2011, Trường ĐHKHTN đã và đang được đầu tư một số dự án từ ngân sách nhà nước, bao gồm dự án tăng cường năng lực và dự án đầu tư chiều sâu như sau:

- Dự án tăng cường năng lực:

+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Động lực và Môi trường biển. + Tăng cường năng lực cho Trung tâm Hóa dầu.

+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Công nghệ Môi trường và phát triển bền vững.

+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Khoa học Vật liệu.

+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường.

+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Sinh học phân tử và Công nghệ tế bào.

+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Viễn thám và GIS. + Tăng cường năng lực cho Trung tâm Địa chất ứng dụng.

+ Nâng cấp thiết bị, tăng cường năng lực nghiên cứu KH&ĐT theo hướng tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học cho Bộ môn Hóa hữu cơ.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu giai đoạn 2007-2008 cho Khoa Vật lý. + Tăng cường năng lực nghiên cứu cho Khoa Toán.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu cho Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học.

+ Tăng cường trang thiết bị cho PTN độc chất học môi trường tại Trung tâm nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững.

+ Tăng cường nghiên cứu trong khoa học tính toán (Khoa Vật lý), Trường ĐHKHTN - QH01.08.04.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học năm 2009 cho Khoa Địa lý - QH01.08.02.

+ Trang bị một số thiết bị bổ sung phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Môi trường năm 2010 - QH01.09.01.

+ Tăng cường trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chế tạo vật liệu điện tử tiên tiến - QH01.09.02.

+ Tăng cường năng lực sử dụng hệ thống máy tính của Trung tâm tính toán hiệu năng cao QH1.10.03.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học ngành sinh học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2011 - QH1.10.02.

+ Tăng cường trang thiết bị, nâng cao năng lực nghiên cứu thí nghiệm quang học tinh thể Khoa Địa chất - QH1.10.01.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao cho Khoa Toán - Cơ -Tin học - QH1.11.01.

+Tăng cường năng lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực Khí tượng thủy văn và Hải dương học - QH1.11.02.

- Dự án đầu tư chiều sâu:

+ Tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân.

+ Đầu tư chiều sâu trang thiết bị nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng cho phòng thí nghiệm hoá dược

+ Đầu tư chiều sâu phát triển công nghệ địa kỹ thuật, địa môi trường phục vụ xây dựng và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng và giảm nhẹ tai biến.

Các dự án nói trên thực sự đã tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị cho hoạt động KH&CN, góp phần đắc lực cho thành công của các nghiên cứu, tăng cường chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)