Nhóm các giải pháp về tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) (Trang 78 - 121)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, nghiên cứu trong việc thực hiện quy trình

3.3.2. Nhóm các giải pháp về tạo động lực

a. Đối với cán bộ quản lý

- Sử dụng hợp lý, đúng ngành nghề được đào tạo, tránh tình trạng “ngồi nhầm chỗ”.

- Phân công công việc rõ ràng, đề cao trách nhiệm cá nhân.

- Có chế độ kiểm tra, sát hạch nghiêm túc, thưởng người giỏi, phạt người kém.

- Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, nâng lương dựa trên năng lực công tác.

- Tạo môi trường làm việc dân chủ, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau để mọi người động viên, khuyến khích nhau chủ động nâng cao trình độ về mọi mặt.

b. Đối với cán bộ nghiên cứu

Do tính chất đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học, thời gian của các cán bộ nghiên cứu không phải là 8 tiếng vàng ngọc mà có khi 1 tiếng, 2 tiếng, 10 tiếng.... Để tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu cần phải có những giải pháp là giảm thiểu thủ tục hành chính, có cơ chế giúp đỡ các cán bộ nghiên cứu thực hiện việc thanh quyết toán, thủ tục mua sắm hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận lợi.

- Tạo môi trường làm việc dân chủ, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau giữa cán bộ nghiên cứu và các Phòng chức năng, không thể tồn tại sự cửa quyền.

- Phân công công việc rõ ràng cho các phòng ban chức năng để hỗ trợ tối đa cho các cán bộ nghiên cứu về việc thực hiện các thủ tục thanh quyết toán, nghiệm thu...

* Kết luận Chương 3

Trong chương này, tác giả đã đưa ra một số biện pháp để từng bước khắc phục các hạn chế, thiếu sót của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của trường. Những qui định của trường về mua sắm hàng hóa giúp cho các chủ nhiệm đề tài, các cán bộ quản lý thực hiện công việc trên dễ dàng hơn.

Các biện pháp này đã tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của Trường ĐHKHTN trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một trong những cơ sở đào tạo đại học và sau đại học lớn nhất Việt Nam về các ngành khoa học Tự nhiên. Với bề dày lịch sử, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm, cán bộ Trường ĐHKHTN vừa giảng dạy, vừa NCKH. Bên cạnh trọng trách là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ), các cán bộ của Trường đã chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài NCKH các cấp, bao gồm cấp Trường, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), cấp Bộ, cấp Nhà nước. Để đưa tiến bộ KHKT vào phục vụ đời sống, cán bộ của Trường đã đề xuất và thực hiện các dự án sản xuất thử - thử nghiệm cấp Nhà nước, cấp ĐHQGHN. Điều đó phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học của các nước tiên tiến trên thế giới là kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH và chuyển giao công nghệ, đó cũng chính là tiêu chí của một đại học nghiên cứu tiên tiến. Điều này cũng là kỳ vọng của Chính phủ khi thành lập ĐHQGHN “ĐHQGHN là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học-công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Những chức năng, nhiệm vụ này cũng chính là điều cốt yếu mà Trường ĐHKHTN đã, đang và sẽ phấn đấu thực hiện trong lộ trình xây dựng thành đại học nghiên cứu tiên tiến.

Trong luận văn, tác giả đã cố gắng hệ thống hóa các khái niệm, các lý luận chủ yếu liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học tại một trường đại học nói riêng.

Luận văn tập trung làm rõ thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học. Bước đầu đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH trong trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, tác giả đã cố gắng làm rõ những vấn đề chủ yếu của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của nhà trường. Đặc biệt tác giả đã cố gắng làm rõ những vấn đề liên quan đến từng bước thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của nhà trường. Từ đó cố gắng đánh giá những việc đã làm được, những hạn chế, thiếu sót của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của trường.

Trên cơ sở làm rõ nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở trường.

Các giả thuyết nêu ra, về cơ bản đã được chứng minh.

2. KHUYẾN NGHỊ

Để làm tốt công tác quản lý đề tài NCKH tại Trường ĐHKHTN cần có sự ủng hộ của các cơ quan quản lý cấp trên như Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch - Tài chính (KH-TC), ĐHQGHN, sự quan tâm đồng thuận của Ban Giám hiệu nhà trường. Trên cơ sở đó, các đối tượng tham gia NCKH sẽ chủ động phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học, nâng cao hơn nữa chất lượng các đề tài NCKH. Tác giả xin nêu ra một số khuyến nghị, hy vọng rằng trong thời gian tới hoạt động NCKH của nhà trường sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu hiện nay và sắp tới của nhà trường và xã hội:

- Bộ KH&CN, Bộ KH-TC: cần tạo hành lang pháp lý, những điều kiện thuận lợi cho qui trình quản lí đề tài NCKH ngày càng cụ thể, đơn giản hơn, hợp lý phục vụ tốt nhất cho các chủ trì hoàn thành nhiệm vụ.

- Trường ĐHKHTN: Tạo những cơ sở về thủ tục hành chính, môi trường làm việc thuận lợi, công khai các quy trình quản lý đề tài NCKH, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý đề tài NCKH để nâng cao ...

- Các cán bộ, giảng viên là chủ nhiệm đề tài: cần chủ động tìm hiểu, thực hiện tốt các quy trình quản lý đề tài NCKH, trong quá trình thực hiện nếu thấy có vướng mắc cần chủ động đóng góp ý kiến để điều chỉnh kịp thời các quy trình này, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý đề tài NCKH của nhà trường.

- Các cán bộ làm công tác quản lý đề tài NCKH: cần luôn luôn cập nhật thường xuyên các thông tư, hướng dẫn mới để kịp thời hỗ trợ cho các chủ nhiệm đề tài thực hiện tốt các công tác liên quan quản lý; tự học tập để nâng cao trình độ; theo sát đề tài để kịp thời tư vấn cho chủ nhiệm đề tài thực hiện đúng quy trình, đúng tiến độ, hợp lý./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ KH&CN, Tạp chí Hoạt động Khoa học Công nghệ (2012), Số tháng 4,5,6,7,8,9,10.

2. Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số đề tài hợp tác với các Bộ/ngành/Địa

phương/Doanh nghiệp, http://vnu.edu.vn/home/?C2161.

3. Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục.

5. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề Quản lý KH&CN ở nước ta, NXB Khoa học Kỹ thuật.

6. Học viện hành chính (2012), Quản lý Công. 7. Một góc nhìn của tri thức (2011), NXB Tri thức.

8. Nguyễn Như Ý (chủ biên)(1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Thụ (2011), Công khai, minh bạch trong cơ chế đầu thầu

các đề tài NCKH, Tạp chí Thăng long-Khoa học và Công nghệ, (Số

4/2011), tr 3,7.

10. Phạm Ngọc Thanh (2008), Văn hóa quản lý, Tạp chí người quản lý, 12/2008 (số 66).

11. Phùng Hồ Hải (2011), Quốc tế hóa quá trình quản lý khoa học, Một góc

nhìn của tri thức, NXB Tri thức, trang 155-158.

12. Phạm Ngọc Thanh (2013), Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt

Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật.

13. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (2011), 55 năm Truyền thống Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (2011), Báo cáo Hoạt động Khoa học và Công nghệ của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên giai đoạn 2006 đến nay (Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

ngày 17/08/2011).

15. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Chiến lược Phát triển Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đến năm 2020 Tầm nhìn đến năm 2030

16. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa học - Công nghệ, http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/main/khoahoccongnghe.

17. Tạ Minh Ngọc- Minh Trí (2011), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh niên. 18. Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của

Bộ Tài chính, Bộ KH&CN hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

19. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (12/2012), ĐHQGHN, Tài liệu Hội

nghị Tập huấn Quản lý Khoa học Công nghệ tháng 12/2012.

20. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (12/2012), Báo cáo các tham luận

tại Hội nghị Tập huấn Quản lý Khoa học Công nghệ năm 2012.

21. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (01/2013), Báo cáo Tổng kết năm

học 2011-2012 và Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012-2013.

22. Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Bộ KH&CN(2007),Các chương trình Khoa học Công nghệ Trọng điểm cấp Nhà Nước giai đoạn 2006-2010, các văn bản hướng dẫn tham khảo có

liên quan, NXB Nông nghiệp.

23. Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Bộ KH&CN, (2012), Các chương trình Khoa học Công nghệ Trọng điểm cấp Nhà Nước giai đoạn 2011-2015, các văn bản hướng dẫn, tham khảo có liên

quan, NXB Văn hóa Thông tin.

24. Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Bộ KH&CN (2012), Tổng quan về cơ chế tổ chức, quản lý triển khai thực hiện các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015, Báo cáo tại Hội thảo cơ chế quản lý chương trình và nghiệp vụ tài chính

PHỤ LỤC

1. Phiếu điều tra nhu cầu quản lý đề tài NCKH Trường ĐHKHTN 2. Các quy trình quản lý đề tài NCKH của Trường ĐHKHTN

PHỤC LỤC 1

PHIẾU ĐIỂU TRA NHU CẦU QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kính thưa Thầy/Cô!

Hiện nay em đang làm luận văn thạc sĩ khoa học về “Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu Trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN)”, nhằm nhận diện được thực trạng việc thực hiện quy trình quản lý có vướng mắc hay thuận lợi gì. Để em hoàn thành được luận văn đạt kết quả cao rất mong sự ủng hộ của các thầy/cô. Thầy/cô chỉ cần lựa chọn phương án trả lời phù hợp bằng cách khoanh tròn hoặc tích (x) vào các phương án tương ứng hoặc có thể đưa ra ý kiến cá nhân đối với một số câu hỏi. Em xin đảm bảo các thông tin do Thầy/cô cung cấp chỉ sử dụng cho nghiên cứu khoa học, thầy/cô không nhất thiết phải ghi rõ tên của mình.

Xin trân trọng cám ơn.

PHẦN A. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NCKH Câu 1: Kinh nghiệm nghiên cứu mà thầy/cô đã trải qua

Chủ nhiệm đề tài (CNĐT) Tham gia đề tài

1. CNĐT cấp nhà nước 1. Thư ký đề tài

2. CNĐT cấp Bộ 2. Kế toán đề tài

3. CNĐT nghiên cứu cơ bản 3. Nghiên cứu viên 4. CNĐT cấp ĐHQGHN 4. Khác (ghi rõ) 5. CNĐT cấp Cơ sở

Câu 2. Thầy/cô đánh giá như thế nào về năng lực chung của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đề tài NCKH của Trường?

1. Đáp ứng tốt 3. Hầu như không đáp ứng được 2. Đáp ứng được phần nào 4. Hoàn toàn không đáp ứng được

Câu 3. Theo thầy/cô những yếu tố nào quyết định đến hiệu quả của cán bộ làm công tác quản lý đề tài NCKH? (chọn tối đa 4 phương án)

1. Kỹ năng chuyên môn 5. Tính chuyên nghiệp 2. Đạo đức nghề nghiệp 6. Khả năng giao tiếp

3. Khả năng làm việc độc lập 7. Chế độ công tác, làm việc 4. Khả năng phối hợp với các đơn

vị/cá nhân khác

8. Khác: (ghi rõ)

Câu 4: Thầy/cô đánh giá như thế nào về sự cần thiết của quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học?

1. Cao 3. Thấp

2. Bình thường 4. Không biết

Câu 5. Theo thầy/cô những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học?

1. Sự quan tâm của chủ nhiệm đề tài đối với các thủ tục hành chính

3. Môi trường hoạt động (văn bản quản lý, vốn, cơ chế hoạt động..) 2. Năng lực làm việc của cán bộ làm

công tác quản lý đề tài NCKH

4. Khác (ghi rõ):

Câu 6: Thầy/cô đánh giá như thế nào về sự đáp ứng của quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN?

1. Đáp ứng tốt 3. Hầu như không đáp ứng được 2. Đáp ứng được phần nào 4. Hoàn toàn không đáp ứng được

Câu 7: Trong các bước của quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, thầy/cô đã thực hiện những bước nào.

1. Đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ. 2. Xây dựng đề cương nghiên cứu.

3. Tham gia tuyển chọn đề tài các cấp (cấp Bộ, cấp nhà nước, NCCB, cấp ĐHQGHN, cơ sở…).

4. Bảo vệ đề cương nghiên cứu trước hội đồng các cấp (với đề tài chỉ định hoặc đề tài không sử dụng ngân sách Nhà nước).

5. Xây dựng công cụ nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu.

7. Giám sát thực hiện nghiên cứu.

8. Kiểm tra đối chiếu với đề cương đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng của nghiên cứu.

9. Xử lý, phân tích và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

10. Tổ chức đánh giá nghiệm thu ở cấp Cơ sở và cấp quản lý cao hơn. 11. Đăng ký kết quả nghiên cứu.

12. Đăng tải kết quả nghiên cứu trên các tạp chí ở cơ sở và các tạp chí chuyên ngành.

13. Tham gia hội nghị khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước.

14. Đã kết hợp nghiên cứu đào tạo cán bộ ở trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ, sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp).

15. Đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế.

16. Tham gia hội chợ công nghệ hoặc hội thi sáng kiến cải tiến. 17. Đăng ký và được cấp chứng nhận về sản phẩm.

18. Đề tài được nhà nước cấp tiếp kinh phí giai đoạn sau và thực hiện trên các địa bàn khác.

19. Đề tài được chuyển giao công nghệ và được cơ sở áp dụng chi trả tiền chuyện giao công nghệ và kinh phí từ sản phẩm.

20. Khác (xin ghi cụ thể)

……… ………

Câu 8. Trong khi thực hiện quy trình thầy/cô thấy khó thực hiện nhất là bước/hoạt động nào, vì sao?.

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu 9: Thầy/cô cho biết những khó khăn gặp phải khi thực hiện đề tài NCKH: KHÓ KHĂN Mức độ khó khăn Rất ít (1) Ít (2) Trung bình (3) Nhiều (4) 1. Về nhân lực thực hiện kỹ thuật nghiên cứu

2. Về trang thiết bị phục vụ nghiên cứu

3. Về tài chính (mức chi cho nghiên cứu ít, chậm so với phê duyệt)

4. Khó khăn về các thủ tục phiền hà trong quản lý

4.1. Thủ tục tuyển chọn đề tài NCKH

4.2. Thủ tục mua sắm hóa chất/thiết bị thực hiện đề tài NCKH

4.3. Thủ tục thanh quyết toán kinh phí NCKH 4.4. Thủ tục quản lý, giám sát thực hiện nghiên cứu

4.5. Thủ tục nghiệm thu đề tài

Câu 10. Thầy/cô đánh giá hiệu quả khi thực hiện đề tài NCKH?

LỢI ÍCH – HIỆU QUẢ

Mức độ đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) (Trang 78 - 121)