Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH: Thực trạng và nguyên nhân chủ yế u

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) (Trang 47)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2.Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH: Thực trạng và nguyên nhân chủ yế u

nhân chủ yếu

Đề tài NCKH tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên bao gồm:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước bao gồm: Đề tài KC, đề tài độc lập, đề tài Nghị định thư.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đề tài nghiên cứu cơ bản, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các đề tài hợp tác với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp (gọi chung là đề tài NCKH cấp Bộ).

- Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN phân làm 2 nhóm A, B, tùy thuộc vào mức độ sản phẩm và quy mô kinh phí. ĐHQGHN chỉ trực tiếp quản lý các đề tài, dự án thuộc nhóm A. Đề tài NCKH nhóm A có quy mô kinh phí từ 300.000.000đ trở lên, thực hiện trong thời gian từ 24 đến 36 tháng; Đề tài NCKH nhóm B có quy mô kinh phí từ 100.000.000đ tới 200.000.000đ, thực hiện trong thời gian từ 12 tháng đến 24 tháng.

- Đề tài cấp Trường ĐHKHTN có quy mô kinh phí dưới 60.000.000đ, thực hiện trong vòng 12 tháng đến 24 tháng.

2.2.1. Đánh giá về hoạt động đề xuất ý tưởng

Trường ĐHKHTN đã thực hiện tốt những nhiệm vụ KH&CN theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng hội nhập quốc tế cao, cán bộ Trường ĐHKHTN vừa giảng dạy, vừa NCKH, nhà Trường luôn coi trọng NCKH, khuyến khích các giảng viên vừa làm công tác giảng dạy, vừa NCKH; Cơ sở vật chất được đầu tư tương đối đầy đủ, đội ngũ cán bộ quản lý luôn sát cánh cùng chủ nhiệm đề tài trong quá trình thực hiện.

Trường ĐHKHTN có các nhóm nghiên cứu mạnh luôn luôn hình thành các hướng nghiên cứu, do đó hoạt động đề xuất ý tưởng của các cấp đề tài luôn được thuận lợi.

2.2.2. Đánh giá về công tác tuyển chọn, đấu thầu và giao nhiệm vụ NCKH NCKH

Đánh giá chung:

Thời gian xét chọn đề tài NCKH quá lâu trong 02 năm dẫn đến mất tính cấp thiết, một số ý kiến như sau:

“Rút ngắn thời gian xét chọn đề tài NCKH, nếu kéo dài sẽ mất tính mới, cấp thiết”.

(TS, Cetasd)

“Rút ngắn thời gian xét chọn. Quỹ Khoa học và Công nghệ phải chi liên tục, khi có nhu cầu cần thiết thì tổ chức xét chọn và chi thực hiện ngay, không chờ 02 năm như bây giời, sản phẩm mất thời cơ”.

(GS.TSKH, Khoa Hóa học) Cơ chế đầu thầu đề tài NCKH cấp Nhà nước chưa khoa học: Bất cập ở tiêu chí tuyển chọn chưa rõ ràng, trình tự đấu thầu nhiều khi chưa khách quan, người đề xuất ý tưởng nghiên cứu không được hưởng ưu đãi gì trong quá

trình xét thầu, người không trúng thầu không được giải thích lý do “thất bại” một cách thỏa đáng [9, tr.3].

Trong quá trình xét duyệt đề tài NCKH kinh phí đề tài thường xuyên bị cắt giảm so với đề xuất ban đầu nhưng sản phẩm vẫn giữ nguyên không thay đổi dẫn đến chủ nhiệm đề tài vẫn phải cố gắng thực hiện vì khi đã đề xuất tức là đã đầu tư và có hướng nghiên cứu nên cần phải duy trì.

Kinh phí bị cắt nhưng không có lý do cắt tại sao? Cắt như thế nào? Để đề tài còn rút kinh nghiệm những lần đề xuất sau.

Khi đăng ký đề tài thì nội dung của đề tài đã được Hội đồng ngành phê duyệt về nội dung, nhưng với kinh phí bị cắt giảm sẽ dẫn đến chủ nhiệm đề tài xin thay đổi (thêm, bớt) nội dung.

Đối với đề tài NCKH cấp Trường ĐHKHTN:

Kinh phí được ĐQGHN cấp cho Trường để thực hiện đề tài NCKH cấp Trường là thấp do đó kinh phí cho từng đề tài thấp từ 10.000.000 đ đến 20.000.000 đ.

Số lượng cán bộ đăng ký thực hiện đề tài NCKH nhiều, quá trình xét chọn cũng phải cân nhắc lựa chọn những đề tài có tính mới và loại bỏ những đề tài tốt nhưng do thiếu kinh phí.

“Kinh phí đề tài NCKH cấp Trường thấp dẫn đến chất lượng và kết

quả đề tài cũng thấp theo. Cần xét duyệt, giảm số lượng để tăng kinh phí đề tài”.

(PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học)

2.2.3. Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện đề tài NCKH

Đánh giá chung:

Để có thể đánh giá được chính xác về việc tổ chức thực hiện đề tài NCKH, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, hỗ trợ cho hoạt động Khoa học - Công nghệ tại Trường ĐHKHTN. Hầu hết các cán bộ được hỏi đều thấy có khó khăn khi thực hiện chế độ thanh

quyết toán kinh phí nghiên cứu khoa học; thủ tục mua sắm vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc (gọi chung là hàng hóa) phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học cũng thực hiện không dễ dàng.

Một số ý kiến như sau:

“Thực hiện các quy trình đấu thầu mua hóa chất, các thủ tục tài chính thanh quyết toán của đề tài rất khó thực hiện do: Quy trình đấu thầu phức tạp chưa phù hợp với tính chất của đề tài nghiên cứu; thủ tục thanh quyết toán các chuyên đề khoa học phức tạp, gây tốn nhiều thời gian cho chủ nhiệm đề tài”.

(PGS.TS, Khoa Môi trường)

“Qui định và định mức chi, hóa đơn chứng từ của Bộ Tài chính không phù hợp; Qui định về bóc tách nội dung nghiên cứu theo các chuyên đề là không thực tế. Với các đề tài có kinh phí lớn, việc thanh quyết toán và nghiệm thu rất khó khăn khi phải chia nội dung nghiên cứu thành hàng chục chuyên

đề; Kinh phí cấp chậm”.

(TS, Khoa Vật lý)

“Hàng năm cần tổ chức Hội thảo, lớp tập huấn cho cán bộ về qui trình quản lý, đặc biệt là các thủ tục về tuyển chọn, thanh quyết toán, nghiệm thu”.

(PGS.TS, Khoa KTTV&HDH)

“Khoán thực hiện cho nhóm thực hiện đề tài đối với cơ chế tài chính và mức chi trong NCKH; Khoán thực hiện và quyền thay đổi đối với việc mua sắm hóa chất, vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc”.

(PGS.TS, Khoa Hóa học)

“Quy trình kiểm tra, quyết toán không theo sản phẩm đầu ra mà theo chuyên đề, quá rườm rà, phức tạp. Thời gian thanh quyết toán nhiều hơn thời gian là chuyên môn”.

Thanh quyết toán kinh phí nghiên cứu quá phức tạp [9, tr.7].

Việc thực hiện công tác mua sắm hóa chất, vật tư, máy móc thiết bị không đồng bộ với tiến độ thực hiện đề tài.

Các khoản chi cho mua sắm hóa chất, vật tư, máy móc thiết bị trong đề tài NCCB do Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia tài trợ là cố định không thay đổi, do đó khi thực hiện đôi nếu mua hóa chất A cao hơn, hóa chất B thấp hơn dự toán được duyệt mà tổng tiền không thay đổi thì cũng khó thanh quyết toán.

Nhận xét của chuyên viên Phòng KH-TC “Sau khi đề tài được phê duyệt, ký hợp đồng, kinh phí về đến cơ quan chủ trì đề tài, thường các đề tài sẽ nhận kinh phí thuê khoán chuyên môn ngay, còn kinh phí mua sắm hóa chất, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sẽ thực hiện sau dẫn đến tình trạng phải làm thủ tục vay mượn hóa chất, vật tư để thực hiện nghiên cứu dẫn đến

lúc thanh quyết toán đề tài sẽ nhiều thủ tục hơn”.

(ThS, Phòng KH-TC) Theo quy định hiện hành, định kỳ các Chủ nhiệm đề tài NCKH phải báo cáo tiến độ triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài, căn cứ vào báo cáo tiến độ do các chủ nhiệm đề tài NCKH gửi lên để theo dõi, đôn đốc, kiến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo tiến độ trong kế hoạch. Hội đồng Khoa học và Đào tạo đã đưa ra nhiều cải tiến trong theo dõi, đôn đốc tiến độ như thảo luận những thuận lợi, khó khản trong quá trình thực hiện đề tài.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện đề tài NCKH nhìn chung còn chậm, chưa theo đúng kế hoạch, gây ảnh hưởng đến việc lập và thực hiện kế hoạch NCKH của kỳ sau. Tình trạng phải cán bộ quản lý phải giục thực hiện quy định về báo cáo tiến độ còn phổ biến. Một số đề tài NCKH còn phải gia hạn thời gian thực hiện.

Đối với đề tài NCKH cấp Trường ĐHKHTN

Đa số các cán bộ thực hiện đề tài NCKH cấp Trường đều không nắm vững được quy trình quản lý đề tài NCKH do mới thực hiện 1-2 lần.

Một số đề xuất như sau:

“Quy trình nghiệm thu cần đơn giản hóa, dựa trên kết quả đầu ra, lấy ý kiến phản biện, thống nhất giữa hội đồng khoa học của khoa và đại diện trường”.

(PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học)

“Đề tài NCKH cấp Trường không cần thiết phải kiểm tra tiến độ, chỉ cần

nộp báo cáo là được. Việc tổ chức ký kết, giao hợp đồng đề tài không cần thiết”.

(PGS.TS, Khoa KTTV&HDH)

2.2.4. Đánh giá công tác nghiệm thu đề tài NCKH

Đối với các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, đề tài NCKH nhóm A cấp ĐHQGHN, quy trình đánh giá, nghiệm thu được thực hiện theo 2 bước là nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu cấp Bộ (chính thức). Việc đánh giá theo quy trình 2 bước như trên đã tạo điều kiện cho nhóm thực hiện đề tài tiếp thu ý kiến của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học để hoàn thiện đề tài NCKH và đã góp phần nâng cao chất lượng của các kết quả nghiên cứu.

Đối với đề tài cấp Trường ĐHKHTN, khi nhóm thực hiện đề tài hoàn thành việc nghiên cứu và gửi cho Phòng KH-CN, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được gửi cho 2 phản biện độc lập để lấy ý kiến. Sau khi nhận được ý kiến nhận xét của 2 phản biện, nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành sửa chữa, hoàn thiện đề tài theo ý kiến nhận xét. Kết quả nghiên cứu sau khi được sửa chữa, hoàn thiện sẽ được đưa ra bảo vệ chính thức.

Đánh giá chung:

Nhìn chung, quy trình thẩm định, đánh giá, thành lập Hội đồng, tổ chức đánh giá, tiêu thức đánh giá trong nghiệm thu được thực hiện theo các quy định

hiện hành của nhà nước vì vậy quy trình này là tương đối chặt chẽ, nghiêm túc, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, song thực tế, công tác đánh giá, nghiệm thu còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Do thụ động về thời gian (lịch công tác của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên trong Hội đồng) nên thời hạn bảo vệ thực tế thường phải điều chỉnh.

Một số trường hợp, thành viên tham gia Hội đồng chưa đúng tầm, chưa đúng lĩnh vực. Thực tế cho thấy, có những thành viên tham gia Hội đồng nhiều lĩnh vực và ngược lại một số nhà khoa học thường tham hội đồng nghiệm thu đề tài của một vài chủ nhiệm đề tài, do vậy việc đánh giá, nghiệm thu cũng còn một số trường hợp chưa thật khách quan, công bằng.

Trong quá trình nghiệm thu, bên cạnh những phản biện, thành viên Hội đồng góp ý thẳng thắn, đánh giá nghiêm túc về kết quả nghiên cứu (cả những thành công và hạn chế) còn một số ít trường hợp đánh giá, phản biện theo chủ quan, cảm tính.

Những tồn tại, hạn chế của đề tài được chỉ ra trong buổi nghiệm thu thường chưa được nghiêm túc sửa chữa, chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng.

Cách thức bảo vệ chưa khoa học, còn thiếu bầu không khí tranh luận khoa học, việc bảo vệ dường như là việc làm đơn điệu giữa hai bộ phận Hội đồng nghiệm thu và người bảo vệ.

Công tác kiểm kê tài sản đề tài kết thúc được nhà Trường thực hiện theo đúng qui định nhưng sau khi có văn bản gửi lên văn phòng các chương trình để phục vụ công tác thanh lý hợp đồng NCKH thì nhà Trường cũng chưa nhận được Quyết định giao tài sản cho nhà Trường quản lý và sử dụng.

Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước được thực hiện theo 02 cấp: cấp cơ sở và cấp Nhà nước, tuy nhiên việc nghiệm thu cấp Nhà nước đôi khi cơ quan

chủ trì không nhận được thông báo tham dự và việc công nhận kết quả nghiên cứu hàng năm sau cơ quan chủ trì cũng chưa nhận được.

2.2.5. Về công tác quản lý đề tài NCKH

2.2.5.1. Đánh giá về Quy trình quản lý đề tài NCKH

Để có thể đánh giá được chính xác về việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, hỗ trợ cho hoạt động Khoa học - Công nghệ tại Trường ĐHKHTN. 19/19 cán bộ được hỏi đều đánh giá cao sự cần thiết của quy trình quản lý đề tài NCKH của Trường, 12/19 cán bộ được hỏi đánh giá tốt năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đề tài NCKH.

Tuy nhiên, quy trình quản lý đề tài NCKH vẫn cần có sự thay đổi để phục vụ tốt hơn cho hoạt động chuyên môn:

“Các bước của quy trình quản lý đề tài KHCN cần đơn giản hơn nếu không khi ký được hợp đồng nghiên cứu đa hết ½ thời gian”.

(PGS.TS, Khoa Toán - Cơ - Tin học)

2.2.5.2. Đánh giá sự quan tâm của đội ngũ nghiên cứu

Các cán bộ nghiên cứu khoa học của trường ĐHKHTN bao gồm: - Chủ nhiệm đề tài các cấp.

- Thư ký đề tài các cấp.

- Các cán bộ nghiên cứu khoa học của trường.

Sự quan tâm của đội ngũ nghiên cứu đến quy trình quản lý đề tài NCKH là rất quan trọng. Cán bộ nghiên cứu là những người làm công tác chuyên môn, tập trung vào nghiên cứu khoa học, tất cả thời gian của họ đều dành cho nghiên cứu khoa học. Nếu cán bộ nghiên cứu quan tâm đến quy trình quản lý đề tài NCKH thì mọi hoạt động của các cán bộ này đều hướng theo một trật tự, tuân thủ theo hệ thống kết quả là thực hiện đề tài một cách hiệu quả và đạt kết quả cao, đúng tiến độ, đúng qui định.

Đối với Trường ĐHKHTN các cán bộ nghiên cứu rất quan tâm đến quy trình đề tài NCKH vì đó là công cụ để họ có thể hoàn thành đề tài NCKH đúng tiến độ, đúng theo các qui định. Các cán bộ thực hiện tốt các bước của quy trình tuy nhiên do thời gian dành để tìm hiểu về quy trình chưa đủ nên có rất nhiều cán bộ nghiên cứu gặp khó khăn cho một vài bước thực hiện.

2.2.5.3. Đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, hỗ trợ

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự thành công của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH, góp phần không nhỏ vào thành công của các đề tài NCKH là chất lượng của đội ngũ đội ngũ cán bộ quản lý, hỗ trợ, Cán bộ quản lý của Trường ĐHKHTN có đầy đủ các năng lực sau:

- Luôn luôn nghiên cứu các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý đề tài/dự án khoa học & công nghệ. Các văn bản liên quan đến quản lý tài chính đề tài/dự án khoa học & công nghệ.

- Thông báo kịp thời bằng văn bản về các đơn vị về kế hoạch khoa học công nghệ nói chung và tuyển chọn đề tài các cấp.

- Hỗ trợ tư vấn và lập đề cương, quy trình quản lý đề tài NCKH để tuyển chọn ở các cấp.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý của các phòng chức năng liên quan đến đề tài NCKH là đội ngũ năng động, nhiệt tình, có trình độ (02 PGS, 01 ThS, 01 CN, 01 KS), nhưng vẫn cần phải được đào tạo bổ sung kiến thức về Khoa học và Công nghệ cho các chuyên viên phụ trách về đề tài NCKH.

2.2.5.4. Đánh giá về cơ sở vật chất

Đội ngũ cán bộ quản lý, hỗ trợ được trang bị đầy đủ các thiết bị (máy tính, máy in, máy photocopy…), các thiết bị cần thiết khác phục vụ cho các công việc liên quan.

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu được tạo điều kiện sử dụng các thiết bị đã được trang bị từ các nguồn đầu từ khác nhau.

2.2.5.5. Đánh giá công tác lưu trữ đề tài NCKH

Công tác lưu trữ đề tài NCKH đã được thực hiện khá tốt, tuân thủ theo đúng quy trình quản lý đề tài NCKH, Phòng Khoa học - Công nghệ cũng luôn sẵn sàng cung cấp các tư liệu như danh mục, hồ sơ từng đề tài NCKH phục vụ các yêu cầu báo cáo, thống kê. chứng nhận...Tuy nhiên, với số lượng đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) (Trang 47)