Nhu cầu về tạo dựng việc làm của phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (nghiên cứu trường hợp tại xã lam cốt, huyện tân yên, tỉnh bắc giang) (Trang 68 - 71)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

2.1. Thực trạng việc làm và đời sống của người phụ nữ nghèo nông thôn ở xã

2.1.3. Nhu cầu về tạo dựng việc làm của phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt

Khảo sát nhu cầu về tạo dựng việc làm của phụ nữ nghèo xã Lam Cốt, với tổng điều tra mẫu số lượng 200 người thì có tới 36% số phụ nữ nghèo có mong muốn cơng việc của mình ngồi trồng lúa thì những thời gian ở nhà, về nhà thì họ mong muốn đầu tư chăn nuôi, nguyên nhân số phụ nữ nghèo mong muốn như vậy là bởi đa số các chị do gia đình chồng mất sớm hay thiếu lao động, rồi có những gia đình bị khuyết tật, ốm đau. Chính vì vậy mà họ ni 1 đến 2 con lợn nái sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều.

Biểu đồ 2.7. Nhu cầu tạo dựng việc làm nhằm thoát nghèo của phụ nữ nghèo xã Lam cốt (%). 36 10,5 32,5 24,5 Mở rộng sản xuất( tăng số vụ, trồng hoa màu)

Đầu tư vốn phát triển nghề Đầu tư vốn phát triển chăn nuôi

Vay vốn phát triển kinh doanh nhỏ

(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Sau nhu cầu phát triển chăn ni thì một nhóm phụ nữ nghèo chiếm 32,5% lại có mong muốn mở rộng sản xuất, tăng số vụ hoa màu. Với nhóm này thì họ nằm nhóm độ tuổi còn trẻ từ 35 - 50 tuổi chiếm 49,3%. “Tôi muốn tăng số vụ lên và xen

kẽ các cây vào, như cây: Lạc, đỗ, ngơ để có đồng ra đồng vào, chứ cứ cấy lúa khơng thì cả nhà đói lắm, làm để ăn khơng đủ lấy đâu ra tiền cho con cái học hành và cần cho lúc ốm đau nữa”. Theo lời PVS chị Ngần, 43 tuổi, thôn Đồng Thờm. Chiếm một lượng khơng hề nhỏ 24,5% là nhóm phụ nữ có mong muốn phát triển kinh doanh nhỏ, bởi một ngun nhân là họ khơng có đất nông nghiệp và thiếu lao

động, nên họ lựa chọn kinh doanh hàng khơ, mở qn tạp hóa để bn bán nhỏ. Một phần trăm số phụ nữ nghèo nhỏ hơn những nhu cầu khác là người phụ nữ nghèo xã Lam Cốt muốn đầu tư vào phát triển nghề, bởi họ đã có sẵn nghề truyền thống là đan lát.

Bảng 2.2. Tương quan giữa kế hoạch đầu tư vốn và độ tuổi của phụ nữ nghèo xã Lam Cốt (%). Độ tuổi Kế hoạch đầu tƣ vốn Từ 18 đến 35 tuổi Từ 35 đến 50 tuổi Từ 50 đến 60 tuổi

Chữa bệnh, chăm sóc những người ốm đau 18,4 19,4 38,6

Đầu tư con cái học tập 6,6 13,4 5,3

Đầu tư chăn nuôi, trồng trọt 35,5 49,3 45,6

Đầu tư sản xuất nông nghiệp 25,0 19,4 5,3

Đầu tư kinh doanh 32,9 17,9 12,3

(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Một thực trạng chung về nhu cầu được tạo dựng việc làm của những người phụ nữ nghèo nơng thơn xã Lam Cốt theo nhóm tuổi, ở đây chúng ta thấy rằng trong nhóm tuổi lao động chính từ 18 tuổi đến 50 tuổi thì họ đều có chung một nhu cầu thiết yếu là có được cái ăn, cái mặc và không phải ở những ngôi nhà rột nát, chính vì vậy mà khi được hỏi nếu có vốn để làm kinh tế thì họ sẽ sử dụng nó vào việc gì thì có tới 84,8% chị em đều lựa chọn sẽ đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt để nhanh sinh lời và dễ làm hơn. Và tùy theo từng nhóm ngành cơng việc họ đang hoạt động mà họ có những định hướng đầu tư làm kinh tế là khác nhau, ví dụ ai đang bn bán nhỏ thì đầu tư vào kinh doanh chiếm 50,8% ở nhóm tuổi từ 18 đến 50 tuổi.

Trong số phụ nữ có dự định tạo dựng việc làm thốt nghèo thì dự định của họ mới chỉ là "sẽ vay vốn mở rộng buôn bán", "vay vốn chăn nuôi", "vay vốn con cái

học tập "... nhưng rất ít người có kế hoạch thốt nghèo một cách cụ thể. Phần lớn

định thế nhưng thực tế họ khơng biết có vay được khơng. "Để cải thiện cuộc sống

gia đình của tơi giờ tơi chỉ biết cố gắng làm việc cho tốt thôi. Làm ra nhiều ngô, khoai, đỗ, lạc để bán lấy tiền. Mong ước lớn nhất của chị là đủ ăn đủ mặc, mọi người khoẻ mạnh, con cái ln ngoan ngỗn, học hành giỏi giang lớn lên có nghề nghiệp ổn định mình cũng được nhờ". PVS chị Nhàn, 42 tuổi, thôn Tân Thành.

Riêng với nhóm phụ nữ có tuổi gần như đến độ tuổi nghỉ hưu thì những mong muốn, nhu cầu của các bác lúc này khơng cịn sơi nổi và năng động để tập trung làm ăn nữa mà các lại muốn khi có vốn vay thì ngồi chăn ni con lợn hay con gà, trồng mấy cây đỗ, lạc thì có tới 38,6% các bác lựa chọn đầu tư tiền vào việc chữa bệnh cho mình và cho gia đình. Từ đó ta thấy rằng ở mỗi một nhóm tuổi và ngành nghề hoạt động khác nhau thì nhu cầu về tạo dựng việc làm của phụ nữ nghèo lại có những điểm khác biệt riêng và nhằm phù hợp hơn với độ tuổi, sức khỏe của mình.

Nhiều hộ gia đình dự định hướng tạo dựng việc làm thốt nghèo của gia đình là đầu tư học hành vào thế hệ kế tiếp, trong đó các gia đình thuộc nhóm tuổi từ 18 đến 34 tuổi chiếm 6.6%, nhóm tuổi từ 35 đến 49 tuổi chiếm 13.4%, họ nghĩ khi con cái trưởng thành, thành đạt sẽ có nghề nghiệp ổn định hơn trong một tương lai xa hoặc nghỉ học sau khi tốt nghiệp trung học để đi xuất khẩu lao động trong một tương lai gần. "Tôi nghĩ rồi, cái thân tôi ốm yếu chắc chẳng làm được gì to tát, chỉ

hy vọng vào đứa lớn sắp tốt nghiệp cấp 3 thôi. Mẹ con đã bàn với nhau, đợi mấy tháng nữa nó học xong sẽ theo cậu sang Đài Loan xuất khẩu lao động, nghe nói bên đó cơng việc cũng nhẹ nhàng mà thu nhập cao hơn nhiều so với trong nước. Cháu nó hiểu hồn cảnh và thương mẹ nên đồng ý chịu khó đi làm mấy năm kiếm tiền trả nợ sau đó về học nghề sau. Dù biết vậy là thiệt thòi cho con lắm nhưng cũng đành chấp nhận". PVS chị Bốn, 37 tuổi, thôn Tân Thành. Dù vậy, sự tin tưởng vào một

dự định tốt đẹp cũng giúp họ có một định hướng thốt nghèo rõ ràng hơn cho bản thân và gia đình "Chị sẽ mở rộng chăn nuôi gà và lợn để phát triển dần dần. Lúc

đầu chị nghĩ là mình sẽ đi xuất khẩu lao động ở nước ngồi để kiếm tiền trả nợ và nuôi con cái ăn học nhưng chị nghĩ lại, nếu mình đi làm xa thì lấy ai chăm sóc con

cái. Hơn nữa chị thấy nhiều người cũng đi xuất khẩu lao động nhưng rồi nợ nần chồng chất vì thế chị quyết định vay vốn thêm tiền để xây chuồng trại với mục đích phát triển chăn ni". PVS lao động thuần nông, 39 tuổi, thơn Đồng Thờm.

Điều đó cho thấy mong muốn thoát nghèo là một trăn trở của nhiều chị em, họ có nhiều định hướng và lựa chọn nhưng những lựa chọn đó cịn phụ thuộc vào điều kiện gia đình, nhiều người khơng thể thốt nghèo bởi họ phải lựa chọn những nghề nghiệp thuận lợi để chăm sóc và bảo ban con cái học hành mặc dù thu nhập thấp. Đặc biệt là với những phụ nữ đơn thân, gố chồng. "Dì định đi bn bán

đường dài, có đứa bạn rủ bảo làm ăn được lắm. Nhưng nhà có một mình, ba đứa con đang tuổi học hành. Hàng ngày bán bánh tẻ thu nhập thấp một chút nhưng thỉnh thoảng chạy ù về xem chúng nó học hành thế nào. Chứ khơng thể để tự chúng được. Cũng khơng muốn thay đổi nghề nghiệp vì sợ nếu khơng được lại gặp rủi ro mất thu nhập hàng ngày lấy đâu mà nuôi con ăn học”. PVS bán bánh, 46 tuổi thôn

Tân Thành.

Qua phỏng vấn sâu và họp nhóm, tơi phần nào đã hiểu sâu hơn về những mong muốn, nhu cầu được tạo dựng việc làm ổn định như thế nào, đa số chị em nghèo đều có chung một nhu cầu là sẽ có một cơng việc với mức thu nhập không cần cao nhưng cần hơn hết là sự ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (nghiên cứu trường hợp tại xã lam cốt, huyện tân yên, tỉnh bắc giang) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)