Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá người nghèo (hộ nghèo) của Việt Nam
Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo (hộ nghèo).
Theo Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ nghèo ở thành thị
Cá nhân Các quan hệ gia đình Việc làm
Cá nhân Các quan hệ chức năng Việc làm
Cá nhân Các quan hệ gia đình và quan hệ chức năng
là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
1.2.2. Chính sách tạo việc làm của xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh bắc Giang nói chung và hỗ trợ người phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm nói riêng
Lam Cốt là một xã miền núi còn nghèo và nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Lao động được đào tạo nghề là một trong những nguồn lực chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung. Do vậy cơng tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, đặc biệt là đối với lao động là những phụ nữ nghèo nói riêng ln được HPN, HĐND, UBND xã, huyện, tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao.
Trong những năm qua, xã và Huyện ủy và UBND huyện đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn các xã và huyện. Điều này được thể hiện rõ qua nhận định: Vấn đề tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho người lao động nói chung và người nghèo nói riêng từ nay đến năm 2020 của huyện là một vấn đề phức tạp. Song khơng vì thế mà huyện bỏ qua, muốn giải quyết được vấn đề đó các cấp, các ngành và đồn thể đã đặt nó như một mhiệm vụ chiến lược, đòi hỏi các cấp các ngành phải có trách nhiệm tiến hành thường xuyên và lâu dài. Trong quá trình giải quyết việc làm huyện đã chỉ thị tới các xã cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, phát triển mọi thành phần kinh tế, đồng thời chú ý lồng ghép các chương trình, dự án tạo việc làm, xây dựng các chương trình giải quyết việc làm và giải pháp thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm và từng thời kỳ. Để giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, cần phải có sự lãnh đạo tập trung và thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự quan tâm của các đồn thể quần chúng.
Thơng qua nhiều chính sách về dạy nghề được ban hành và triển khai thực hiện như: Chính sách dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ, người tàn tật, lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác từ 50% trở lên. Đặc biệt là ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” [11]. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bắc Giang đã hướng dẫn các huyện, thành phố điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thành phố đến năm 2020. Trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của các huyện, thành phố. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu xây dựng Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt [11].
Có thể nói, điểm nhấn trong cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là những đối tượng người nghèo, trong đó có lao động là phụ nữ nghèo của tỉnh Bắc Giang trong năm 2013 là đã góp phần tạo việc làm mới cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng quỹ thời gian sử dụng lao động trong nơng thơn.
Để triển khai có hiệu quả cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2014 - 2015 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung thực hiện một số giải pháp: Một là: Tập trung tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lao động nông thôn để lao động nông thôn xác định được học nghề tạo việc làm vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ; Triển khai có hiệu quả cơng tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn hàng năm làm cơ sở để hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu của người học nghề và thực tế phát triển kinh tế xã hội của các huyện, thành phố.
Riêng đối với xã Lam Cốt, những năm gần đây, Hội LHPN xã đã mạnh dạn đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, bảo lãnh thực hiện các dự án tạo nguồn vốn hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập theo hướng phát triển chăn nuôi và trồng trọt, từ đó, đã có nhiều chị em phụ nữ vượt khó vươn lên và thốt nghèo bền vững.
Hội LHPN xã Lam Cốt hiện có 2080 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 24 chi hội. Với đặc thù là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hội viên cịn gặp nhiều khó khăn về vốn, kiến thức. Trước thực trạng đó, Hội Phụ nữ xã đã tích cực tuyên truyền các phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”;
“xây dựng mơ hình tổ phụ nữ tiết kiệm”; “Phụ nữ giúp nhau thốt nghèo có địa chỉ”… đến từng hội viên phụ nữ. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với các ngành
chức năng thực hiện tốt công tác vận động hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa và tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT tới hội viên để chị em vận dụng vào mơ hình sản xuất của gia đình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhằm giúp chị em hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư vào sản suất, kinh doanh góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, Hội đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện giúp 241 hộ vay, tổng dư nợ trên 3,8 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội cũng chỉ đạo các chi, tổ hội vận động hội viên giúp nhau bằng nhiều hình thức như: trao đổi kinh ng,hiệm sản xuất, cho vay khơng tính lãi, hỗ trợ con giống, cây giống, vật ni có giá trị để phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thốt nghèo [19].
1.2.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm và thốt nghèo thơn tạo dựng việc làm và thoát nghèo
Giúp phụ nữ thoát nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Theo đánh giá của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, nhiều địa phương đã có những cách làm rất sáng tạo, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc giúp phụ nữ thoát nghèo.
Ở nước ta những xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi. Do vậy, để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước xóa đói giảm nghèo và giải quyết cơng ăn việc làm, các nhà hoạch định chính sách đã có những giải pháp về chính sách, cơ chế để giải quyết các khía cạnh đa dạng của nghèo đói và thiếu việc làm, đặc biệt là các chính sách, giải pháp trợ giúp về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, và các dịch vụ xã hội cơ bản khác...
Chủ trương của Đảng ta trong Nghị quyết Đại hội (1986) là: “Vấn đề lương
thực phải được giải quyết một cách căn bản”. Đây là một chủ trương cực kì quan
trọng có tính chất đột phá, liên quan đến an ninh lương thực và tấn cơng vào nghèo đói “về lương thực thực phẩm” (đói nghèo tuyệt đối) khá phổ biến ở nước ta trong những năm đầu đổi mới.
Mở rộng đối tượng được hỗ trợ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg đến các xã vùng khó khăn. Mở rộng đối tượng được vay vốn ưu đãi để đi xuất khẩu lao động theo nghị định 78/2002/NĐ-CP cho lao động thuộc hộ nơng nghiệp có mức thu nhập từ trung bình trở xuống.
Nhóm các dự án việc làm cho các xã nghèo ngồi chương trình 135: Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an tồn khu, xã biên giới và các thơn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Thực hiện Quyết định 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010-2015 (Đề án 295) và Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956); trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp phụ nữ nơng thơn thốt nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, đồng thời tạo cơ hội để chị em nâng cao vị thế trong xã hội.
Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011 – 2020 đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, nội dung của chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm. Với mục tiêu, giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
1.2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Lam Cốt là xã miền núi của huyện Tân Yên, nằm ở phía Tây trung tâm huyện, cách trung tâm huyện 10 km theo tỉnh lộ 295. Lam Cốt là xã nông nghiệp thuần túy, theo ranh giới hành chính, xã bao gồm 24 thơn (trong đó có 1 thơn chưa được cơng nhận pháp lý), với tổng diện tích tự nhiên là 911,92 ha.
Địa giới hành chính xã được xác định: Phía Bắc giáp xã phúc Sơn và Đại Hóa; Phía Nam giáp với xã Việt Ngọc, Song Vân và Ngọc Châu; Phía Đơng giáp với xã An Dương, Quang Tiến; Phía Tây giáp với tỉnh Thái Ngun.
Xã Lam Cốt có vị trí địa lý thuận lợi với tuyến Tỉnh lộ 297 đi qua, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, giao lưu bn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngồi.
Tổng diện tích đất đai tồn xã theo địa giới hành chính là 911,92 ha. Trong đó: Đất nơng nghiệp khoảng 554,77 ha, đất phi nơng nghiệp 356,39 ha; đất chưa sử dụng 0,76 ha. Đất sản xuất nơng nghiệp của xã phần lớn có địa hình bằng phẳng và thuận lợi về giao thơng và thuỷ lợi nên có điều kiện thâm canh tăng vụ và phát triển đa dạng cây trồng tạo sản phẩm hàng hóa cho vùng.
Nhìn chung trên địa bàn xã chưa có tổ chức, cá nhân nào có cơ sở sản xuất mang tính quy mơ cơng nghiệp nhưng nhìn tổng thể về tiềm năng vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện nhân lực thì có thể khẳng định xã có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Về kinh tế, năm 2012 xã Lam Cốt là một xã nông nghiệp thuần túy với nông
nghiệp chiếm 80%, song dưới sự lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, cùng sự nỗ lực phấn đấu trong lãnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, chính trị của Đảng bộ, chính quyền; sự năng động dám làm nghĩ dám làm của nhân dân xã Lam Cốt, đến năm 2013 tình hình kinh tế của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Đến năm 2013 tổng giá trị sản xuất đạt 100,7 tỷ đồng. Trong đó sản xuất nơng nghiệp 45,9 tỷ đồng chiếm 45,6%; Công nghiệp dịch vụ và thu nhập từ ngoài tỉnh chuyển về 54,8 tỷ đồng chiếm 54,4%. Thu nhập bình qn/ đầu người/ năm 2013 ÷ 13,39 triệu đồng.
Trong những năm qua ngành chăn nuôi của xã phát triển khá nhanh, chăn nuôi chuyển dần từ hướng chăn ni hộ gia đình nhở lẻ, mỗi gia đình chăn ni từ 1-2 con lợn thịt, 10 – 20 con gia cầm, ao hồ thả cá tự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình, đến nay các hộ đã chuyển dịch sang hướng chăn nuôi trang trại; chăn ni với mơ hình kết hợp ni lợn – thả cá với giá trị sản xuất mỗi năm đạt từ 350 triệu đồng – 900 triệu đồng. Năm 2012 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 44,9% trong ngành nông nghiệp.
Năm 2013, tổng đàn trâu bò đạt 1.528 con, tăng 184 con so với năm 2011; đàn lợn đạt 14.000 con, tăng 4.530 con với năm 2011, trong đó thịt lợn là 12.674 con, nuôi tập trung ở các trang trại, gia trại là 9.200 con, tổng sản lượng thịt hơi ước đạt 1.000 tấn; đàn gia cầm, thủy cầm 140 nghìn con, giảm 3.905 con so với năm 2011.
Về dân số, lao động, việc làm và thu nhập: Năm 2013 tồn xã có 2058 hộ và
7521 khẩu, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,03%. Trong đó nam 3770 người, nữ 3751 người, gồm 4 dân tộc, dân tộc chính là Kinh với 1109 khẩu, Tày 15 khẩu, Nùng 18 khẩu, Mường 1 khẩu và Cao Lan 1 khẩu, tổng số hộ nghèo là 198 người. Dân số của xã được phân bố thành 24 thôn. - Số lao động trong độ tuổi lao động là 4171 người(trong đó: nam 2091; nữ 2080), [32]..
Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động, những thuận lợi, khó khăn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai thì xã Lam Cốt sẽ là đia phương phát triển theo phương hướng kinh doanh dịch vụ và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục của xã được thực sự quan tâm, trong tương lai số lao động phổ thông sẽ giảm và thay vào đó là lao động được đào tạo. Hiện xã đã có nhiều đổi mới trong sản xuất nơng nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuy nhiên trong vài năm gần đây hiệu quả kinh tế đạt được chưa cao lý do là do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
Nhìn chung muốn có cơ hội phát triển cao cần khơng ngừng nâng cao, bồi dưỡng và đào tạo nguồn lực đặc biệt là lao động trẻ, mhiệt tình trong cơng việc đây là động lực và một trong nhựng biện pháp xóa dần đói, nghèo trong tương lai góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.
Chƣơng 2. Thực trạng liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ