Liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (nghiên cứu trường hợp tại xã lam cốt, huyện tân yên, tỉnh bắc giang) (Trang 31 - 36)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.3. Liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng

* cộng đồng:

Cộng đồng được đặc trưng bởi sự gắn kết các quan hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau, sự tôn trọng, chia sẻ, chấp nhận nhau và ý thức về lịng tự hào chung. Nó tạo ra các cơ hội và sự tự do lựa chọn cho mọi người, tôn trọng sự đa dạng, cộng tác để chia sẻ trách nhiệm vì mục đích chung.

Theo tác giả Tô Duy Hợp “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ

chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự rằng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thơng qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên [35]”.

Theo Redo – Trường Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng Philippins định nghĩa: “Cộng đồng là một đơn vị hành chính, lãnh thổ trong đó mọi người có

sự liên kết chặt chẽ với nhau, chia sẻ các nền tảng chung như văn hóa, tơn giáo, chủng tộc… Họ chia sẻ mối quan tâm chung về những vấn đề cụ thể về những vấn đề cụ thể như nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, tai nạn thương tích trẻ em, thất học, bệnh tật, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm chung”.

Theo tác giả Trịnh Văn Tùng thì “Cộng đồng là một nhóm người có sự liên

hệ chặt chẽ với nhau, có nhiều thuộc tính giống nhau tạo thành bản sắc. Cộng đồng ấy không nhất thiết cùng sống trong một đơn vị hành chính lãnh thổ. Họ cùng nhau chia sẻ những mối quan tâm về những vấn đề cụ thể (thiếu hụt chức năng xã hội, bị kì thị, bị loại trừ xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đồng thời có nghĩa vụ và trách nhiệm chung” [37].

Như vậy, khái niệm cộng đồng có thể hiểu theo nhiều nghĩa, nghĩa rộng: cộng đồng chỉ những tập hợp người, các liên minh rộng lớn như cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài… Hẹp hơn, căn cứ vào đặc điểm về sắc tộc, chủng tộc hay tơn giáo, cộng đồng có thể được áp dụng cho một kiểu/hạng xã hội. Hẹp hơn nữa, cộng đồng sử dụng cho các hình thức xã hội cơ bản là gia đình, làng, hay một nhóm xã hội nào có những đặc tính chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Tuy nhiên trong đa số trường hợp khái niệm cộng đồng đều thể hiện rằng, trong một cộng đồng thì có cộng đồng thể và cộng đồng tính. Cộng đồng thể tức là quy mơ, cơ cấu hay hình hài vật lý của cộng đồng đó trong khi cộng đồng tính nhấn mạnh tính cố kết của cộng đồng theo hướng nào đó.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng loại định nghĩa thứ hai theo tác giả Redo bởi lẽ nó phù hợp với địa bàn nghiên cứu.

Có nhiều các định nghĩa về phát triển cộng đồng, trước hết phát triển là quá trình cải thiện về số lượng và chất lượng, về vật chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng.

Năm 1956, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa: “phát triển cộng đồng là

những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng và giúp cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia” [26, tr. 67]. Thực

chất, muốn phát triển cộng đồng thì phải tổ chức cho cộng đồng khai thác, phát huy và sử dụng tốt nguồn tài nguyên, nhân lực của cộng đồng mình.

Một định khác về phát triển cộng đồng: “Phát triển cộng đồng là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức cuộc sống, kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hóa chúng, huy động nguồn lực để giải quyết chúng. Phát triển cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kĩ thuật, nó nhằm tăng sức mạnh cho các cộng đồng tự quyết về sự phát triển và định hình tương lai của mình v.v [35, tr. 43]

Theo Flo Frank và Anna smith trong Sổ tay Phát triển cộng đồng (The Community Deverlopment Handbook) thì: “Phát triển cộng đồng là sự chuyển biến/

thay đổi theo chiều hướng tốt lên một cách có kế hoạch mọi mặt của đời sống cộng đồng (kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa). Phát triển cộng đồng là một tiến trình, ở đó mọi thành viên cộng đồng cùng nhau thực hiện công việc tập chung. Phạm vi của phát triển cộng đồng rất đa dạng, từ những sáng kiến nhỏ trong những nhóm nhỏ nhất cho tới những sáng kiến lớn, thu hút cả cộng đồng” [42, tr. 248].

Theo Giáo trình phát triển cộng đồng, trường Đại học Lao động – Xã hội: “Phát triển cộng đồng là tiến trình giải quyết một số vấn đề, khó khăn, đáp ứng nhu

cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất, tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khn khổ cộng đồng”. Theo khái niệm, có thể coi phát triển cộng đồng như một chương trình hoạt động xã hội; một phong

trào hoạt động xã hội; một phương pháp hoạt động xã hội; một quá trình xã hội; một lĩnh vực nghiên cứu; một quan điểm, một triết lý xã hội; một hệ thống lý luận.

Từ những khái niệm trên, chúng ta thấy rằng phát triển cộng đồng thực ra là rất rộng, có nhiều cách hiểu rất khác nhau và thực tế phát triển cộng đồng diễn ra ở các nước cũng khác nhau, các khái niệm này, có những ranh giới khác biệt, rộng hẹp khác nhau, tùy vào quan điểm tiếp cận, mục đích sử dụng của tác giả. Tuy có sự khác biệt đó, những khái niệm trên dường như cũng có những điểm gì đó rất chung.

Trong khn khổ luận văn này tác chúng tôi tiếp cận Phát triển cộng đồng theo hướng nghĩa như sau: Phát triển cộng đồn là sự phát triển của toàn bộ đời

sống kinh tế - chính trị - xã hội, văn hố của cả một cộng đồng xã hội với sự tham gia của các thành viên cá nhân, gia đình và các tổ chức của cộng đồng đó”. Và chủ

thể của sự phát triển cộng đồng là phụ nữ mà đề tài này sẽ cần làm rõ các vai trò của họ cũng như của các hội đồn hành chính sự nghiệp.

* Tổ chức cộng đồng

Theo Murray G.Ross, trong tài liệu: “Communit Organnization, theory, principles and practice” (Tổ chức cộng đồng – lý luận và nguyên tắc và thực hành) thì “ thuật ngữ tổ chức cộng đồng được dùng rộng rãi ở Bắc Mỹ để chỉ quy hoạch

cộng đồng và hành động cộng đồng”. Tổ chức cộng đồng được coi là “ trách nhiệm của công tác xã hội”. cũng trong tác phẩm này, Murray đã trích dẫn khái niệm: “ Tổ chức cộng đồng” mà theo ông, được chấp nhận, thống nhất và được sử dụng rộng

rãi, đó là “tiến trình đem lại và duy trì một cách có hiệu quả giữa những nguồn lực

phúc lợi xã hội và nhu cầu phúc lợi xã hội trong khuôn khổ một khu vực địa lý nhất định nào đó hoặc trong một lĩnh vực chức năng nào đó. Mục đích của tổ chức cộng đồng, trong trong trường hợp này, hồn tồn thống nhất với mục đích của cơng tác xã hội, đó là tập trung chủ yếu, hàng đầu tới nhu cầu của con người và cung cấp những phương tiện/điều kiện để đáp ứng những nhu cầu này theo cách thức tương xứng/phù hợp với quy tắc dân chủ” [41]..

Như vậy, rõ ràng tổ chức cộng đồng qua giải thích trên, trong một chừng mực nhất định tương tự như phát triển cộng đồng ở chỗ tăng cường sự dân chủ

trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân trong cộng đồng. tuy nhiên, có hai sự khác biệt rất cơ bản giữa hai khái niệm này, đó là: thứ nhất, đối tượng cần được nâng cao năng lực, chủ yếu trong tổ chức cộng đồng là đối tượng yêu thế, những người đang cần tới nguồn trợ giúp của “ phúc lợi xã hội”, sự khác biệt thứ hai đó chính là lĩnh vực tác động/mối quan tâm của “tổ chức cộng đồng” chỉ là lĩnh vực phúc lợi xã hội thì với phát triển cộng đồng, mối quan tâm là những vấn đề kinh tế, giáo dục, an sinh v.v....những gì mà cộng đồng mong muốn được thay đổi.

Tuy nhiên, sau này chính Murray cũng khảng định, tổ chức cộng đồng đã phát triển và không dừng lại chỉ ở lĩnh vực phúc lợi xã hội mà mở rộng hơn nhiều. nếu vấn đề đối tượng đã được giải quyết thì thực chất “phát triển cộng đồng”, theo quan niệm của tác giả này vẫn khác với “tổ chức cộng đồng” vì “phát triển cộng

đồng” chỉ áp dụng ở những nước “lạc hậu, kém phát triển” để thực hiện “kỹ thuật cụ thể nào đó hoặc một chương trình nào đó” do “những tác nhân bên ngoài” “cấy vào cộng đồng” (Programs Implanted by external agents) (ở đây Murray muốn nhấn

mạnh tới nguồn lực thực hiện chương trình, dự án khơng phải do chính người huy động từ việc hợp tác mà phần lớn là từ viện trợ của các tổ chức quốc tế).

* Liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng

Từ khái niệm cộng đồng, chúng tơi tìm hiểu khái niệm dựa vào cộng đồng. Vậy dựa vào cộng đồng là gì? Nhân viên cơng tác xã hội lấy cộng đồng làm trung tâm, tức là áp dụng triệt để nguyên tắc trao quyền cho cộng đồng, giúp cộng đồng nhìn nhận và sử dụng nguồn lực của chính mình một cách hiệu quả nhất để giải quyết một vấn đề chung.

Dựa vào các nguyên tắc của phát triển cộng đồng để nhấn mạnh các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, Dựa vào cộng đồng tức là phát triển cộng đồng phải là phát triển tổng thể, tức là khơng loại bỏ bất kỳ khía cạnh nào: Kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị… Trong sắc thái kinh tế thì cần có sự tham gia của các doanh nghiệp đặt trên địa bàn, trong sắc thái chính trị phải có sự tham gia của chính quyền địa phương, lĩnh

vực văn hóa xã hội phải có sự tham gia của nhà trường, trạm y tế, ngồi do đó là sự tham gia của tín ngưỡng, tơn giáo… tham gia của tín ngưỡng, tơn giáo…

Thứ hai, Dựa vào cộng đồng tức là sự huy động nguồn lực của chính cộng đồng đó, sự tham gia của cộng đồng thì càng đơng càng tốt. Cộng đồng phải là những người chủ động nắm lấy quyền hành động của mình. Trong trường hợp này, dựa vào cộng đồng là trao quyền cho cộng đồng. Nhân viên cơng tác xã hội chỉ có vai trị hỗ trợ, xúc tác.

Như vậy, tại địa bàn nghiên cứu để dựa vào cộng đồng chính là dựa vào các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (nghiên cứu trường hợp tại xã lam cốt, huyện tân yên, tỉnh bắc giang) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)