Thực trạng liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (nghiên cứu trường hợp tại xã lam cốt, huyện tân yên, tỉnh bắc giang) (Trang 81 - 85)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2. Các hoạt động liên kết nguồn lực của cộng đồng

2.2.2. Thực trạng liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ

Liên kết các nguồn lực thể hiện bức tranh tổng thể về các nguồn lực đã được phát hiện trong cộng đồng và cơng tác tổ chức các nguồn lực đó để huy động chúng thực hiện kế hoạch. Đồng thời, thể hiện rõ hơn vai trò của người kết nối, đây có thể là cá nhân hay là các tổ chức trung gian giữa cộng đồng và các nguồn lực bên ngồi về các hỗ trợ và mơi trường thể chế.

Với đề tài “ Liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm”, nghiên cứu ại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên,

tỉnh Bắc Giang. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, quan sát thực tế, phân tích qua bảng hỏi và nhận thấy người dân xã Lam Cốt đều nhận thức được những nguy cơ xảy ra khi khơng tạo dựng được việc làm và có việc làm, các tiểu hệ thống đã sẵn sàng tham gia xây dựng một mơ hình tạo dựng việc làm cho mình, tuy nhiên mức độ tham gia của từng tiểu hệ thống là khác nhau. Chúng tôi tiến phỏng vấn người dân về đánh giá của họ về việc mỗi người đều có thể tham gia xây dựng các biện pháp tạo dựng việc làm theo nguồn lực của mình thơng qua câu hỏi: “Ơng/bà đánh giá như thế nào về nhận định sau đây: “Mỗi người dân đều có thể tham gia xây dựng mơ hình tạo dựng việc làm cho mình?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Mức độ sẵn sàng tham gia của các tiểu hệ thống trong việc tạo dựng việc làm. Các ý kiến Mức độ đồng ý (%) Hồn tồn khơng đồng ý Ít đồng ý Đồng ý Rất đồng ý Khơng biết, khơng trả lời Chỉ có những người có

thẩm quyền mới tham gia vào việc tạo dựng việc làm cho PN nghèo

40 20 20 10 10

Gia đình nào có PN nghèo đơn thân thì tham gia vào việc tạo dựng việc làm

45 15 30 15 5

HPN là hệ thống tích cực tham gia vào việc tạo dựng việc làm

5 15 30 40 10

Các đối tổ chức xã hội, tôn giáo các doanh nghiệp phải tham gia vào việc tạo dựng việc làm

10 15 25 40 20

(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Việc xây dựng mơ hình tạo dựng việc làm cho phụ nữ nghèo cụ thể là để những phụ nữ nghèo có việc làm và tạo thu nhập, sự tham gia của người dân là rất cần thiết, tuy nhiên từ kết quả điều tra cho thấy. Có 45% người dân khơng đồng ý với ý kiến chỉ có những hộ gia đình có phụ nữ nghèo đơn thân thì mới tham gia vào

cơng tác phịng ngừa tai nạn thương tích. Chúng tơi có hỏi chị Nguyễn Thị Lan, ở thôn Tân Thành và nhận được câu trả lời: “ Tôi không đồng ý với ý kiến là chỉ nhà nào có phụ nữ nghèo đơn thân với tham gia, như thế là vô trách nhiệm, sống trong tập thể thì phải có cộng đồng, mình khơng tạo dựng cho mình thì cho con cho cháu mình, có đi đâu mà tính tốn thiệt hơn”. Trong khi đó có 10% người dân rất đồng ý

với ý kiến này, theo họ cả ngày họ đi làm về muộn, công việc đồng áng, lo con cái thời gian đâu mà tham gia vào hoạt động hay đóng góp gì hơn nữa. Từ điều này cho thấy phần lớn người dân đã nhận thấy vai trị của mình trong việc tham gia tạo dựng việc làm cho mình và gia đình, bất cứ người nào đều có thể tham gia vào chương trình này vì xét cho cùng, đối tượng hưởng lợi trực tiếp của tạo dựng việc làm cho phụ nữ nghèo là phụ nữ nên khi xét về nhu cầu tiểu hệ thống hộ gia đình có mức độ sẵn sàng tham gia ở mức cao nhất. Tuy nhiên, hạn chế của gia đình là thời gian tham gia, do phải tham gia lao động duy trì cuộc sống hàng ngày.

Khi mơ hình tạo dựng việc làm cho phụ nữ nghèo được hình thành tiểu hệ thống HPN có vai trị duy trì các kế hoạch, chương trình, mục tiêu cụ thể trong mơ hình, HPN có thể sẵn sàng tham gia tổ chức các hoạt động nếu các hoạt động đó nằm trong phạm vi, chương trình của cơ quan. Có 40% người dân rất đồng ý và 30% người dân đồng ý với ý kiến HPN phải tích cực tham gia vào việc tạo dựng việc làm.

Có 40% người dân rất đồng ý với ý kiến về sự tham gia của hệ thống xã hội khác như: doanh nghiệp, chính trị, tổ chức xã hội khác...Theo họ, xã hội ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều hệ thống phúc lợi dành cho phụ nữ nghèo, vì thế phải huy động sự tham gia của các tổ chức này nhằm tạo điều kiện về vật chất cũng như tình thần cho các hoạt động trong quá trình tham gia vào việc xây dựng mơ hình. Tuy nhiên họ cần có một kế hoạch, chương trình cụ thể đồng thời để họ thấy sự cấp thiết trong việc xây dựng mơ hình, cơng việc họ cần làm và nguồn lợi tiểu hệ thống nhận được khi tham gia mơ hình cộng đồng an tồn.

Ngồi ra, theo khảo sát và sự đánh giá của người phụ nữ nghèo xã Lam Cốt thì mức độ quan tâm của chính quyền địa phương đối với phụ nữ nghèo chưa được

đồng đều, tính cơng bằng trong thực hiện chính sách cịn có điểm hạn chế, cịn nặng yếu tố tình cảm. Năng lực của một số cán bộ thơn xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chưa có nhiều sáng kiến, cịn thụ động, tinh thần trách nhiệm chưa cao.

Qua thực tế điều tra cho thấy trình độ của phụ nữ nghèo địa phương cịn thấp, có đến 60% có trình độ từ tiểu học trở xuống. Đó là một trở ngại lớn của q trình tiếp cận chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ cho họ. Mặt khác, do đời sống của phụ nữ cịn khó khăn, tập quán canh tác theo kinh nghiệm truyền thống ít nhiều tác động đến tư duy, lối nghĩ, cách làm của phụ nữ nghèo. Công việc của họ gắn liền với đồng ruộng, mảnh vườn ít va chạm xã hội chính vì thế khoảng cách giữa họ với chính sách là khá lớn, họ thiếu tính chủ động trong việc tham gia và thực hiện các chính sách, chưa nắm bắt kịp thời những thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế cho mình.

Trong chiến lược tạo dựng việc làm thoát nghèo, phần lớn phụ nữ nghèo đều không quan tâm đến việc duy trì sự ổn định của các mối quan hệ xã hội mà họ đang có. Một số người cho rằng nhờ vả người khác là phiền hà mà nên tùy vào tấm lòng của họ. Đối với người dân nông thôn, việc phát triển mạng lưới xã hội thông qua tạo lập các quan hệ xã hội mới nhằm tạo việc làm tăng thu nhập là một hoạt động rất quan trọng. Thế nhưng, đối với người phụ nữ nghèo do sự tự ti, mặc cảm về thân phận nghèo - hèn nên họ có xu hướng ngày càng thu hẹp hoặc giữ nguyên các quan hệ xã hội của mình ở mức ổn định. Họ chỉ gần gũi với những người hàng xóm hay bạn hàng có cùng hồn cảnh để chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Họ nương tựa giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu về mặt tinh thần và tình cảm. Tuy nhiên, về mặt kinh tế, dù là nghèo họ vẫn san sẻ những khoản tiền nhỏ.

Những công việc mà người nghèo có thể trông mong vào sự giúp đỡ của hàng xóm là: trơng trẻ, giúp đỡ khi ốm đau, cho vay những khoản tiền nhỏ, giúp thức ăn khi thiếu, sửa nhà. Sự giúp đỡ này mang tính chất cứu trợ là chính. Kết quả cũng thống nhất với những nghiên cứu trước đây đã cho thấy đây là mối quan hệ gắn bó và bền vững. "Tơi chỉ hay qua lại hai nhà hàng xóm gần nhà vì họ hiểu hồn

vắng hay bận. Hàng xóm khi tối lửa tắt đèn đều giúp đỡ rất nhiệt tình. Cịn bạn bè cũng chẳng có chỉ có mấy bà bán hàng gần nên hay tỉ tê nói chuyện thơi. Cịn làm cả ngày thời gian đâu mà tiếp chuyện người ngoài". PVS bán rau, làm ruộng, 38

tuổi, thôn Đồng Thờm.

Trong quan hệ với chính quyền địa phương, phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt thiếu sự năng động cần thiết. Họ cho rằng việc được hưởng các chính sách của Nhà nước là đương nhiên nên khi nào các hộ nghèo khác được hưởng thì họ cũng sẽ được hưởng. Rất ít người có quan hệ thân thiết với chính quyền địa phương hay tạo mối quan hệ gần gũi với đại diện khối, xóm để có hành động tìm hiểu kỹ các thơng tin về chính sách hỗ trợ mà mình là đối tượng hưởng lợi.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực nghiệm trên cộng đồng xã Lam Cốt, chúng tôi đánh giá cao về mức độ sẵn sàng của các hệ thống trong cộng đồng trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm. Có thể thấy từ nhận thức tới hành vi của các tiểu hệ thống đều hướng đến mục tiêu hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm. Song vẫn cần ln duy trì tâm thế sẵn sàng của các hệ thống, đặc biệt các hệ thống có mức độ sẵn sàng chưa cao như hệ thống doanh nghiệp, tổ chức xã hội để họ phối kết hợp với các lực lượng khác trong cơng tác phịng ngừa tai nạn thương tích.hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm.

Như vậy, để hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm và xây dựng mơ hình việc làm, nhà nghiên cứu cần giúp các tiểu hệ thống chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc tham gia vào việc tạo việc làm, khi tất cả các hệ thống đã sẵn sàng cần duy trì tâm thế đó của họ để cơng việc đạt kết quả cao. Đồng thời nhân viên công tác xã hội cần cho họ thấy vai trò của việc liên kết các tiểu hệ thống nhằm mục đích đưa mơ hình tạo dựng việc làm cho phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt trở thành mơ hình đầu tiên của huyện Tân Yên khi đi vào hoạt động có hiệu quả, từ đó tạo thu nhập ổn định để phụ nữ nghèo có một cuộc sống hạnh phúc, ổn định.

2.3. Thực trạng các biện pháp hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm ở xã Lam cốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (nghiên cứu trường hợp tại xã lam cốt, huyện tân yên, tỉnh bắc giang) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)