Đặc điểm của phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (nghiên cứu trường hợp tại xã lam cốt, huyện tân yên, tỉnh bắc giang) (Trang 71 - 72)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

2.1. Thực trạng việc làm và đời sống của người phụ nữ nghèo nông thôn ở xã

2.1.4.1 Đặc điểm của phụ nữ nghèo

* Độ tuổi

Theo khảo sát tại xã Lam Cốt, phụ nữ nghèo xã Lam Cốt tập trung ở nhiều độ tuổi lao động từ 18 - 35 tuổi chiếm 38%, xếp thứ hai là độ tuổi từ 35 - 50 tuổi chiếm 33,5%, từ 50 -60 tuổi chiếm 28,5%. Nhìn chung, phụ nữ nghèo trong độ tuổi lao động ở địa phương chiếm tỷ lệ khá cao, xuất phát từ nhiều lý do về khơng có lao động chính, trình độ văn hóa và kiến thức cịn hạn chế.

Nhóm phụ nữ nghèo chiếm tỷ lệ cao đứng thứ hai rơi vào độ tuổi đang phải nuôi con và cho con cái học hành trong khi ngày càng nhiều các khoản phí phải đóng góp cho con cái đi học, họ cũng có mong muốn đầu tư cho con cái mình đi

học bằng người để mong có kiến thức sớm thốt khỏi cảnh nghèo nàn như hiện nay. Bên cạnh đó nhóm phụ nữ cao tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao bởi vì khi tuổi cao, sức khỏe giảm sút dẫn đến thu nhập giảm, trong khi đó chi phí chăm sóc sức khoẻ lại cao hơn, khơng có tiền chi trả cho các khoản.

* Trình độ học vấn

Qua khảo sát trình độ học vấn của phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt, nói chung là thấp, trình độ mà họ có thể đạt được cao nhất là trình độ phổ thơng trung học, trong đó nhóm phụ nữ nghèo chưa bao giờ đi học (mù chữ) là 23,5%, nhóm phụ nữ nghèo có trình độ học vấn từ cấp 1 đến cấp 2 là 60%, trung học phổ thông, học nghề 16,5%. Điều này cho thấy, phụ nữ nghèo là người hạn chế về trình độ học vấn. Do đó, họ khơng hoặc ít có cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp có thu nhập cao cho mình, đặc biết ít có kiến thức tìm hiểu để tự mình tiếp cận với các dịch vụ xã hội hay chính sách ưu đãi cho mình.

* Tình trạng hơn nhân

Phần lớn phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt đang ở trong độ tuổi đã lập gia đình, với tỷ lệ số phụ nữ đang có chồng là 55,8% (từ 18 đến 60 tuổi). Một con số nhỏ ở phụ nữ chưa lập gia đình là 9,0%, nguyên nhân khiến những người phụ nữ chưa có chồng mà lại rơi vào hồn cảnh nghèo là vì ốm đau, bệnh tật, mất khả năng lao động hay không ổn định về mặt tâm thần. Tuy nhiên, trong số đó, tỷ lệ phụ nữ đơn thân chiếm 35,2%, đó cũng là lý do mà số phụ nữ này rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ. Họ mất đi một chỗ dựa về tinh thần và vật chất, một mình phải ni dạy các con. Thậm chí có những người phụ nữ đơn thân phải nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn học. Đây là một động lực thúc đẩy quá trình vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ nghèo. Tình trạng hôn nhân quyết định số con phải nuôi của người phụ nữ và khi gánh nặng về số con phải ni càng cao thì địi hỏi họ càng phải nỗ lực, chuẩn bị tìm kiếm nguồn lực bên trong gia đình và ngồi xã hội để vươn lên thoát nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (nghiên cứu trường hợp tại xã lam cốt, huyện tân yên, tỉnh bắc giang) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)