Một góc khu tái định cư Truông Bồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 80 - 115)

4.3.5 Ảnh hưởng của việc thực hiện bồi thường GPMB tại dự án nghiên cứu đến người có đất bị thu hồi đến người có đất bị thu hồi

4.3.5.1. Phương thức sử dụng tiền bồi thường

Qua điều tra 100 hộ cho thấy sau khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đồng tiền vào 06 mục đích khác nhau (gửi tiết kiệm, đầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm đồ dùng, xây dựng, sửa chữa nhà, hỗ trợ đào tạo nghề), một hộ có thể sử dụng tiền bồi thường vào nhiều mục đích khác nhau. Kết quả phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu qua điều tra 100 hộ được thể hiện qua bảng 4.14 .

Bảng 4.14. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu

Phương thức sử dụng tiền

bồi thường, hỗ trợ Số hộ điều tra Số hộ sử dụng Tỷ lệ %

Đầu tư sản xuất kinh doanh 100 46 46

Xây dựng, sữa chữa nhà 100 54 54

Mua sắm đồ dùng 100 75 75

Tiết kiệm 100 78 78

Hỗ trợ đào tạo nghề 100 27 27

Mỗi hộ gia đình, cá nhân, sau khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ từ dự án đều có những phương thức sử dụng tiền nhận được khác nhau. Nhưng đa số người dân ở xã sử dụng tiền để mua sắm đồ dùng với 75/100 hộ gia đình cá nhân (chiếm tỷ lệ 75%). Ngoài ra, chiếm một phần không nhỏ số hộ gia đình, cá nhân sử dụng tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp đó là 46/100 hộ (chiếm tỷ lệ 46%) họ đều có mong muốn thay đổi cuộc sống, thay đổi nghề nghiệp theo hướng sản xuất phi nông nghiệp, từng bước tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Có 54/100 hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ lệ 54% sử dụng vào mục đích xây dựng, sửa chữa nhà. Điều này thể hiện, phần lớn người dân sau khi được nhận được bồi thường, hỗ trợ từ dự án sửa sang nhà cửa và đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp để có cuộc sống được tiện lợi, thoải mái và khang trang hơn.

Ngoài ra, tỉ lệ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ để tiết kiệm chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 78% chứng tỏ đa số người dân đều có ý thức đầu tư, tích luỹ cho cuộc sống cũng như tương lai. Có khoảng 27/100 hộ gia đình chiếm tỷ lệ 27% tổ chức học nghề hoặc đầu tư cho con học nghề. Như vậy, sau khi thực hiện dự án, số lượng các hộ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm vẫn còn khá ít

4.3.5.2 Ảnh hưởng tới thu nhập

Tổng diện tích thu hồi lớn nhưng thu hồi vào nhiều hộ, các hộ bị thu hồi

diện tích đất nông nghiệp vẫn còn lại diện tích để sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu những hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án thì sau khi thu hồi đất và nhận tiền bồi thường hỗ trợ thì thu nhập của các hộ có sự thay đổi được thể hiện trong bảng 4.15

Bảng 4.15. Ý kiến của người dân về sự thay đổi thu nhập sau GPMB

Tiêu chí đánh giá Số hộ điều tra

Ý kiến của người dân

Tăng lên Như cũ Kém hơn

Hộ % Hộ % Hộ %

Thu nhập hộ sau khi

GPMB 100 65 65 28 28 7 7

Nguồn: Phiếu điều tra thu thập Từ kết quả trên cho thấy, trong 100 hộ điều tra thì sau khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án thì hầu hết các hộ gia đình đều có cuộc sống khá hơn, ổn định hơn, chiếm 65%. Số hộ có kinh tế gia đình tăng lên do có vốn để làm ăn,

chiến lược đầu tư đúng, hợp lý nên họ có nhiều nguồn thu về, ngoài nguồn thu từ tiền bồi thường, từ sản xuất nông nghiệp, học còn có các nguồn thu khác như tiền từ nước ngoài gửi về (các lao động đi xuất khẩu), làm công nhân hay từ buôn bán nhỏ. Số hộ có kinh tế gia đình không thay đổi do quyết định đầu tư tiền bồi thường phù hợp là 28 hộ, chiếm 28% số hộ điều tra. Chỉ có 7 hộ chiếm 7% số hộ điều tra có kinh tế gia đình khó khăn hơn do bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp, không chuyển đổi việc làm, đầu tư tiền bồi thường vào mua sắm, xây dựng nhà cửa, ăn tiêu nên bị giảm thu nhập

Tuy vậy vấn đề thu nhập và cuộc sống của người dân lại đáng quan tâm hơn, do chủ yếu hộ dân ở đây đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Tiền bồi thường chỉ tạm thời giải quyết được trong một thời gian. Về mặt lâu dài, người dân cảm thấy lo sợ vì phần lớn đất canh tác đã bị thu hồi, có thể bị tái nghèo trở lại… Vì vậy, ngoài việc bồi thường hỗ trợ bằng tiền, Nhà nước cần phải giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để có thể tạo ra thu nhập cho người dân khi họ bị mất đất sản xuất để tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân khi Nhà nước thực hiện công tác bồi thường GPMB.

4.3.5.3 Ảnh hưởng tới nghề nghiệp

Đối với những hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn sau khi bị thu hồi đất, việc chuyển đổi nghề nghiệp cũng có nhiều sự thay đổi rõ rệt, tỷ lệ lao động có việc làm giảm, số lao động không có việc làm tăng so với trước khi thu hồi đất. Ảnh hưởng tới sự thay đổi nghề nghiệp của người dân có đất bị thu hồi được thể hiện qua bảng 4.16

Bảng 4.16. Tác động của chính sách bồi thường GPMB tới nghề nghiệp của các hộ gia đình có đất bị thu hồi

Tiêu chí đánh giá

Trước GPMB Sau GPMB Chênh lệch(+,-) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Nông nghiệp 75 75 36 36 -39 -39 Công nghiệp-xây dựng 9 9 21 21 12 12 Dịch vụ 16 16 34 34 18 18 Không có việc làm 0 0 9 9 9 9

Trong tổng số 100 hộ điều tra thì trước khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án, có đến 75 hộ (chiếm 75% tổng số hộ điều tra) chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là nghề nghiệp chính; số hộ làm trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng chiếm 9% và làm dịch vụ chiếm 16%; số hộ không có việc làm là không có. Sau khi bị thu hồi đất thì số lượng hộ vẫn không chuyển đổi nghề nghiệp, vẫn sản xuất nông nghiệp là 36 hộ, giảm 39% so với trước khi GPMB. Trong số 39 hộ sản xuất nông nghiệp giảm xuống thì có 12 hộ chuyển sang làm công nghiệp-xây dựng , 18 hộ chuyển sang làm lĩnh vực dịch vụ và còn 9 hộ vẫn chưa có việc làm sau khi bị thu hồi đất. Số lao động nông nghiệp giảm xuống do diện tích đất thu hồi tập trung chủ yếu là nông nghiệp, do vây một số hộ từ sản xuất nông nghiệp cũng chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp như kinh doanh, buôn bán hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Từ khi dự án hoàn thành thì việc chuyển đổi sang dịch vụ cũng tăng lên đáng kể do có nguồn thu từ du khách mỗi khi đến tham kham, tri ân, thắp hương cho 13 cô gái thanh niên xung phong đã hi sinh quên mình cho Tổ quốc.

Nguyên nhân dẫn đến lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh: Người nông dân quen với cách sản xuất nông nghiệp từ nhiều năm nay, họ quen chủ động mọi vấn đề trong sản xuất từ chủ động lịch sản xuất theo mùa vụ, chủ động thời gian làm việc nên khi vào làm việc tại các doanh nghiệp họ rất khó quen với tác phong công nghiệp, với sức ép của các dây chuyền sản xuất và thời gian công nghiệp. Mặt khác, một số người có trình độ học vấn tiếp thu hạn chế nên không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp hoặc tay nghề thấp nên cũng khó được tiếp nhận vào các doanh nghiệp. Trên thực tế, khi còn ruộng đất thì đến 60 tuổi người nông dân vẫn có thể ra đồng để sản xuất, vẫn có thể làm ra sản phẩm phục vụ cuộc sống của chính họ. Nhưng đối với sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp có những quy định rất khắt khe, họ đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn về trình độ văn hoá, trình độ tay nghề, sức khoẻ và đặc biệt là giới hạn về tuổi tác. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều nông dân bị thu hồi đất không được tuyển dụng vào các doanh nghiệp. Và đây cũng chính là những đối tượng mà Nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp trong việc định hướng chuyển nghề, tạo việc làm khác nếu không được tuyển vào làm công nhân để ổn định cuộc sống. Điều này đặt ra một vấn đề không nhỏ cho các cấp, các ngành để giải quyết vấn đề việc làm cho những người dân có đất bị thu hồi.

4.3.5.3. Ảnh hưởng tới việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội

Sau khi bị thu hồi đất, đời sống người dân tại dự án nghiên cứu có những thay đổi rõ rệt, vì vậy kéo theo sự thay đổi về việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân. Ảnh hưởng tới việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của người dân sau khi bị thu hồi đất được thể hiện qua bảng 4.17

Bảng 4.17. Ảnh hưởng tới việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của người dân sau khi bị thu hồi đất

Tiêu chí đánh giá

Số hộ điều

tra

Ý kiến của người dân

Tốt hơn Như cũ Kém hơn Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Việc tiếp cận cơ sở hạ

tầng, phúc lợi xã hội 100 88 88 12 12 0 0 Nguồn: Phiếu điều tra thu thập Qua bảng trên ta thấy, theo sự đánh giá của 100 hộ điều tra thì sự tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi thu hồi đất để phục vụ dự án nghiên cứu có chiều hướng tốt hơn. Cụ thể: Trong 100 hộ điều tra thì có đến 88 hộ, chiếm 88% có ý kiến cho rằng sự tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn; 12% số hộ cho rằng sự tiếp cận như cũ, không có sự thay đổi và không có hộ gia đình nào cho rằng sự tiếp cận này kém đi.

Các hộ đánh giá cho ta thấy rằng khi tiến hành, thực hiện dự án làm ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, thuỷ lợi của địa bàn nghiên cứu cũng như các địa bàn lân cận. Tuy nhiên hiện nay hệ thống giao thông đã sạch sẽ, rộng rãi, chất lượng tốt, tạo điều kiện người dân đi lại thuận tiện, đồng thời việc dẫn, thoát nước cũng nhanh chóng, thuận lợi. Chính vì vậy đa số các hộ dân đều đồng tình cho rằng việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi bị thu hồi đất ngày càng tốt hơn.

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, CŨNG ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, CŨNG NHƯ GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG

4.4.1. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB

Cần đầu tư vốn, nhân lực, thời gian để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, nhất là đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu

nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt ưu tiên cho những xóm có đất nằm trong diện thu hồi trong những năm tới. Bên cạnh đó UBND huyện cần xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dạng số và cập nhật thường xuyên, công bố trên mạng Internet. Chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính sau khi người dân làm các thủ tục về chuyển cho, chuyển nhượng, chuyển mục đích, các quyền của người sử dụng đất.

Thực hiện tốt công tác kiểm kê, kiểm đếm đất đai, tài sản, hoa màu, công trình kiến trúc... phải thực hiện đúng, nhanh và chính xác; tránh gây tình trạng thiếu sót, thắc mắc của người dân sau khi phương án bồi thường được phê duyệt. Đây là bước đầu của công tác bồi thường GPMB, nếu thực hiện tốt thì sẽ góp phần làm cho công tác bồi thường GPMB của dự án diễn ra thuận lợi hơn.

UBND huyện cần thành lập thêm Trung tâm phát triển quỹ đất để góp phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB được nhanh chóng; đảm bảo chất lượng đội ngũ về công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi vì hiện tại huyện chưa có trung tâm phát triển quỹ đất để hỗ trợ Ban quản lý dự án thực hiện viêc bồi thường GPMB.

Các hộ dân cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự thì phải kiên quyết xử lý.

Nghiêm khắc xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ sơ, sai lệch trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và Nhà nước.

4.4.2 Giải pháp hoàn thiện quy định về định giá đất tính tiền bồi thường về đất về đất

Để giá đất tính tiền bồi thường về đất đảm bảo không chênh lệch so với giá trên thị trường, cần thuê các tổ chức định giá độc lập để tiến hành xác định giá đất tính tiền bồi thường về đất. Báo cáo định giá đất phải thể hiện rõ phương pháp định giá đất, cách thức điều tra, thu thập giá đất trên thị trường và giá đất đề xuất. Ngoài ra, giá đất đề xuất để tính tiền bồi thường phải công khai để những đối tượng được bồi thường xem xét, đánh giá và có quyền thuê tổ chức định giá khác thẩm định lại nếu cảm thấy không hợp lí. Cuối cùng, giá đất để tính tiền bồi thường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi quyết định giá đất thấp hơn giá đất thị trường.

4.4.3. Giải pháp đảm bảo đời sống cho người dân có đất sau khi bị thu hồi

Cần bổ sung chính sách về hỗ trợ và chuyển đổi nghề như đối với các hộ gia đình nghèo, cận nghèo trong các văn bản quy định của tỉnh, ngoài những chính sách đang áp dụng, cần có thêm các ưu đãi như: tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em họ như miễn học phí trong khoảng một năm học sau khi thu hồi đất.

Ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định, cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ thêm nhằm chuyển đổi nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm để người dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hổi đất. Theo quy định tại Điều 20, Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 thì mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm đối với các trường hợp nhà nước thu hồi đất thì mức hỗ trợ tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở tỉnh Nghệ An mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm mới chỉ hỗ trợ tiền bằng 02 lần đất nông nghiệp là còn thấp so với quy định và thấp hơn một số tỉnh khác. Vì vậy, trong thời gian tới nên có những chính sách hỗ trợ như dùng một phần kinh phí hỗ trợ nhằm đào tạo, tìm kiếm việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Việc bảo đảm việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp là một việc làm lâu dài, kéo dài nhiều năm sau khi thu hồi đất. Chính vì vậy, các khoản hỗ trợ trực tiếp một lần không đủ để đảm bảo hiệu quả chính sách lâu dài.

Cần có đề án nghiên cứu toàn diện để tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề sau khi giải phóng mặt bằng, đảm bảo cuộc sống của người dân sau khi thu hồi thông qua: phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương; hỗ trợ đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 80 - 115)