Kết quả thực hiện hỗ trợ tại dự án nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 74 - 75)

Hạng mục Đơn vị tính Đơn giá (**) Số lượng Thành tiền (đồng) Hỗ trợ di chuyển nhà ở hộ 2.000.000 27 54.000.000 Hỗ trợ thuê nhà ở (*) hộ 600.000 29 104.400.000 Hỗ trợ hộ nghèo khẩu 5.760.000 15 86.400.000

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm m2 100.000 73.557,3 7.355.730.000 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 527.310.000 Hỗ trợ đất vườn,ao liền kề đất ở 6.926.592.500 Tổng 15.053.892.500

Nguồn: BQLDA huyện Đô Lương (*) Tối đa hỗ trợ trong vòng 6 tháng

(**) Đơn giá hỗ trợ do BQLDA đưa ra (xem tại Phụ lục 05)

Tổng số tiền hỗ trợ thực hiện tại dự án là 15.053.892.500 đồng. Trong đó hỗ trợ thuê nhà ở đối với các hộ bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian tạo lập chỗ ở mới thì được hỗ trợ tiền thuê nhà, cụ thể là 600.000 đồng/tháng/hộ, tối đa hỗ trợ trong vòng 6 tháng.

Trước khi thực hiện chính sách hỗ trợ, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện đã họp kiểm tra, đánh giá hoàn cảnh, ý thức trách nhiệm của từng hộ gia đình, mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất tác động đến đời sống kinh tế, việc làm của từng hộ gia đình, cá nhân trước khi thực hiện chính sách hỗ trợ. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB của huyện đã thực hiện tốt việc hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ thuê nhà ở và hỗ trợ cho các hộ nghèo. Việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền là phù hợp với mong muốn của một bộ phận người dân.

Tuy nhiên, trong các chính sách hỗ trợ thì chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là những chính sách được quan tâm nhất, bởi nó liên quan đến cuộc sống của người dân sau này. Nếu người dân bị thu hồi đất mà được quan tâm tạo việc làm mới cho thu nhập khá thì sẽ đảm bảo được cuộc sống ổn định lâu dài. Nhưng thực tế có thể thấy thực trạng của nhiều dự án trên địa bàn huyện Đô Lương nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung về chính sách hỗ trợ

việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở phương án hỗ trợ bằng tiền mà chưa quan tâm thực sự tới “sinh kế” của người nông dân. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do trên thực tế người dân sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ là không giống nhau. Và bản thân những người dân ở đây quanh năm đã sống quen với đồng ruộng đa số tuổi lao động đã cao, trình độ ở mức hạn chế nên việc bồi thường, hỗ trợ bằng tiền chưa thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho họ. Còn đối với những người dân đang nằm trong độ tuổi lao động thì việc bồi thường bằng tiền không đảm bảo được tạo việc làm mới cho những người bị thu hồi đất Bên cạnh đó, Nhà nước thì chỉ mới quan tâm đến chỗ ở cho người dân chứ chưa quan tâm đến việc làm cũng như cuộc sống lâu dài sau này của người dân như thế nào.

4.3.3.4. Đánh giá ý kiên của người dân về việc xác định mức giá bồi thường, hỗ trợ

Để đánh giá ý kiến của người dân về việc xác định mức giá bồi thường, hỗ trợ, chúng tôi trình bày kết quả điều tra trong bảng 4.12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)