Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 47 - 50)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1 khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đô Lương

4.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

4.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế

Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế huyện Đô Lương giai đoạn 2013-2017 được thể hiện ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Đô Lương giai đoạn 2013-2017 Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm 2013 2015 2017 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % GDP 5.600,5 100 6.854,86 100 9616,3 100 Nông nghiệp 2.011 35,91 2.357,85 34,39 2420,2 25,17 Công nghiệp-xây dựng 1.725 30,80 2.293,3 33,46 4208,6 43,77 Dịch vụ 1.864,5 33,29 2.203,71 32,15 2987,5 31,06 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đô Lương (2013-2017) Từ bảng trên ta thấy rõ được sự phát triển và chuyển dịch kinh tế của huyện Đô Lương giai đoạn 2013-2017. Hiện nay, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, lạm phát, giá cả vật tư, nguyên vật liệu tăng cao, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013-2017 vẫn ở mức khá và tăng đều qua các năm.

Nhìn chung, trong những năm qua KT-XH của huyện Đô Lương phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc phát triển KT-XH, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Quy mô kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, tương đối đều và ổn định.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và thương mại-dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2013-2017 được thể hiện trên hình 4.2:

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2013-2017 như sau: + Tỷ trọng nông nghiệp năm 2013 là 38,91%, năm 2015 giảm xuống 36,67%; đến năm 2017 tiếp tục giảm xuống 29,5%. Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 17,11% năm 2013 lên 18,57% vào năm 2015 và tăng lên 24,75% vào năm 2017. Tỷ trọng TM-DV tăng từ 43,98% năm 2013 lên 44,76% năm 2015 và tăng lên 45,75% vào năm 2017.

+ Cơ cấu trong nông nghiệp tiếp tục giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 26,8 triệu đồng, năm 2015 đạt 32,28 triệu đồng, đến năm 2017 đạt 39,94 triệu đồng.

Do quá trình đô thị hoá nhanh nên kinh tế phát triển khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực công nghiệp đã hình thành cacs cơ sở công nghiệp lớn của Nhà nước, các cơ sở công nghiệp của địa phương và các làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều loại sản phẩm nổi tiếng. Nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hoá nông sản, thực phẩm có chất lượng cao; thương mai dịch vụ đa dạng, phong phú hơn… Do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm ngày càng tăng nên có điều kiện phát huy nguồn lực để phát triển.

4.1.3.2 Tình hình dân số và lao động và việc làm

Tình hình dân số, lao động, việc làm trên địa bàn huyện Đô Lương được thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4. Tình hình dân số, lao động, việc làm của huyện Đô Lương giai đoạn 2013-2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 2015 2017 Dân số Người 189.716 194.666 197.981 Tỉ lệ tăng dân số % 1,23 1,31 1,34 Mật độ dân số Người/km2 541,92 558,61 556,78

Dân số trong độ tuổi lao động Người 103.432 106.035 108.932 Lao động nông nghiệp Người 82.587 77.406 68.964 Lao động phi nông nghiệp Người 20.845 28.629 39.968

Tỉ lệ lao động qua đào tạo % 48,5 51,2 52,7

Tỉ lệ hộ nghèo % 7,91 6,72 3,70

Thu nhập bình quân/người/năm Triệu đồng 26,8 32,28 39,94 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đô Lương (2013-2017)

Trong giai đoạn 2013-2017 ta thấy dân số và tỉ lệ tăng dân số của huyện Đô Lương ngày càng tăng qua các năm; mật độ dân cư khá cao, cao hơn mức trung bình của tỉnh. Dân số phân bố không đều, tập trung nhiều ở thị trấn và các xã vùng đồng bằng, những vùng có giao thông thuận lợi.

Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động chiếm hơn 50% dân số toàn huyện. Chất lượng lao động được đào tạo chiếm tỉ lệ chưa cao, năm 2017 ước chỉ đạt 52,7%. Nhìn chung, lao động có trình độ công nghệ còn thấp, tỉ lệ đáp ứng yêu cầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, TTCN chưa cao. Khó khăn lớn nhất là trình độ học vấn của người dân còn thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, số lao động đã qua đào tạo đa số không có bằng cấp mà chỉ được đào tạo qua những khoá ngắn hạn. Vì vậy các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phải tuyển dụng lao động từ nơi khác đến, đặc biệt là ngành nghề của các ngành và lĩnh vực mới đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao, trong khi đó lao động ở địa phương lại dôi dư, thiếu việc làm. Ngoài những lao động có tay nghề thì lao động phổ thông ở huyện khác đến tìm kiếm việc làm và sinh sống trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Thêm vào đó, lao động bị dôi dư do sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá làm gia tăng thêm đội ngũ lao động cần việc làm mới, lực lượng khu vực nông thôn hiện đang thiếu việc làm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, trình độ dân trí của nhân dân Đô Lương tương đối cao, có sự nhạy bén về cơ chế thị trường, chịu khó, cần cù, sáng tạo. Về cơ bản có khả năng tiếp thu, nên khi có yêu cầu và điều kiện, lực lượng lao động của Đô Lương sẽ tạo được sự đột phá để phát triển. Cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét, cụ thể thu nhập bình quân đầu người được nâng lên qua từng năm, năm 2013 đạt 26,8 triệu đồng, năm 2015 đạt 32,28 triệu đồng, năm 2017 đạt 39,94 triệu đồng (bình quân chung của tỉnh ước đạt 29 triệu đồng). Hằng năm giải quyết việc làm cho 3000-4000 lao động. Tỉ lệ hộ nghèo 7,91% năm 2013 giảm xuống 3,70% năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 47 - 50)