Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đô Lương

xuất vật liệu xi măng lớn của Nghệ An.

- Địa hình, đất đai tương đối đa dạng, hệ thống thủy lợi đảm bảo, nguồn nước dồi dào, có lợi thế về sản xuất lúa nước với trình độ thâm canh cao; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chất lượng cao.

- Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng như: Đền Quả Sơn, Khu di tích lịch sử Truông Bồn,… danh thắng nổi tiếng như Hang Mặt Trắng, suối nước nóng Giang Sơn,… đây là tiềm năng lợi thế để phát triển dịch vụ du lịch.

4.1.4.2. Những mặt khó khăn, hạn chế

- Quy mô nền kinh tế của huyện còn thấp so với tiềm năng và mặt bằng chung trong tỉnh; tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc; sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế chậm.

- Kết cấu hạ tầng KT-XH của huyện còn bất cập, mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển còn thấp, chưa đồng bộ. Chưa có các cơ sở kinh tế lớn của Trung ương, của Tỉnh đóng trên địa bàn để tạo động lực thúc đẩy. Một số lĩnh vực xã hội còn yếu kém nhưng chưa được xử lý kịp thời.

- Nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai; biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG ĐÔ LƯƠNG

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Công tác quản lý đất đai từng bước dần đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất

Luật đất đai được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 09/12/2013. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014. So với Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 đã sửa đổi, bổ sung một số điều mới cụ thể hơn, phù hợp hơn với yêu cầu quản lý và sử dụng đất hiện nay, khắc phục được những bất cập cũng như thiếu sót của Luật đất đai cũ. Sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi

hành, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch của ngành cũng như của huyện. Cụ thể như sau:

4.2.1.1. Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, UBND huyện đã có nhiều cố gắng đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn dần đi vào nề nếp và ngày càng chặt chẽ hơn, phần lớn quỹ đất được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Chính quyền huyện đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật với mục đích để nhân dân hiểu và chấp hành tốt Luật Đất đai.

Các văn bản ban hành đã xem xét kỹ lưỡng tình hình thực tế các địa phương tại thời điểm ban hành, cơ bản phù hợp, đáp ứng được yêu cầu: Đúng quy định của cấp trên, phù hợp với thực tế địa phương, trên tinh thần cải cách hành chính. Do đó, góp phần quan trọng đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Trong thời gian qua, để cụ thể hoá chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai, huyện Đô Lương đã ban hành nhiều văn bản đưa Luật Đất đai vào cuộc sống (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Uỷ ban nhân dân huyện đã tiến hành xác định lại ranh giới hành chính trên cơ sở hồ sơ tài liệu 364/CT- TTg cũng như tài liệu đo đạc 299/TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Đến nay, địa giới hành chính giữa huyện với các huyện giáp ranh đã được xác định bởi các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới trên thực địa và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện và các xã, thị trấn cũng được Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng tốt việc quản lý địa giới hành chính, cũng như phục vụ các yêu cầu chung của ngành (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất

Nhìn chung trong những năm qua, việc khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đã được Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện khá tốt, như: Điều tra đất đang sử dụng của các tổ chức thuộc diện Nhà nước giao đất, cho thuê đất (theo Chỉ thị 245/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ); kiểm tra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đánh giá đất đai theo thổ nhưỡng, theo hướng địa chất công trình;... góp phần quan trọng trong việc thực thi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bên cạnh đó, công tác đo đạc đất lâm nghiệp được thực hiện, phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP và Nghị định 163/CP; trích đo phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức tôn giáo, các hộ tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tổ chức sử dụng đất đóng trên địa bàn huyện (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

4.2.1.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: Chỉ đạo đơn vị tư vấn tiếp tục Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, tham mưu để UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định só 226/QĐ- UBND ngày 12/6/2014.

- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã: Chỉ đạo đơn vị tư vấn phối hợp UBND 32 xã hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Hiện nay, UBND huyện Đô Lương đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của 32 xã (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

- Kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định được UBND tỉnh phê duyệt kịp thời. Quá trình thực hiện đã thực hiện đầy đủ quy trình về việc lấy ý kiến nhân dân, giải trình, tiếp thu ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đô Lương đã được UBND tỉnh phê duyệt và các quy hoạch ngành lãnh thổ khác.

của huyện. Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Đô Lương theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực sử dụng đất trên địa bàn, góp phần thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tồn tại: Phương án quy hoạch sử dụng đất đưa ra chưa thực sự bao quát, phân tích, tính toán và dự báo được đầy đủ những diễn biến phát triển của các lĩnh vực. Chưa thể hiện được tính toàn diện, mặc dù các loại đất cơ bản đều thực hiện đạt chỉ tiêu quy hoạch hoặc một số loại đất không phát triển theo quy hoạch đạt kết quả thấp so với chỉ tiêu quy hoạch. Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch của các ngành chưa có sự phối hợp đồng bộ, nhiều quy hoạch chi tiết nhỏ lẽ dẫn đến mất cân đối trong việc sử dụng đất. Hơn nữa, nguồn ngân sách cấp để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, hoặc còn giảm bớt so với định mức quy định, đã một phần làm hạn chế chất lượng quy hoạch và chậm tiến độ so với quy định.

4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

* Công tác giao đất, cho thuê đất:

Trên cơ sở quy hoạch phân lô chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phòng đã tham mưu cho UBND huyện phối hợp với các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp, tổ chức đấu giá cho 11 xã, thị trấn có nhu cầu trên địa bàn với:

+ Tổng số lô đất đấu giá: 459 lô. + Tổng diện tích: 91.941,66 m2.

+ Tổng số tiền trúng đấu giá là: 149.224.500.500 đồng.

Đạt 287% so với chỉ tiêu giao đấu giá năm 2017 của UBND huyện (52 tỷ). - Hướng dẫn 03 hộ gia đình, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để thực hiện mô hình trang trại (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

* Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

Phối hợp với Ban quản lý dự án huyện cùng các phòng liên quan lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các công trình: Nâng cấp di chuyển đê Cầu Dâu đoạn qua thị trấn; nâng cấp mở rộng quốc lộ 15A đoạn qua xã Mỹ Sơn; đường giao thông nối đường N5 khu kinh tế Đông

Nam đến Hòa Sơn; xây dựng lưới điện trung áp tỉnh Nghệ An đoạn qua Đại Sơn;... - Tổng số hộ bị ảnh hưởng đã phê duyệt: 295 hộ.

- Tổng diện tích thu hồi đất: 206.816 m2 (UBND huyện Đô Lương, 2017b)

4.2.1.6 . Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

- Việc lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Đã được triển khai theo đúng quy định của pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện lập bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được quy định rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ một số trường hợp còn vướng mắc khi bồi thường, hỗ trợ đất, chủ yếu người dân có nhiều ý kiến về việc bồi thường giá đất. Tuy nhiên Hội đồng bồi thường GPMB đã giải thích tuyên truyền để đạt được sự đồng thuận với nguời dân.

- Công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Quá trình thực hiện BTGPMB một số dự án thu hồi đất nông nghiệp của người dân đã được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và các hỗ trợ khác nhằm đảm bảo ổn định đời sống sau khi thu hồi đất cho người dân bị ảnh hưởng. Quy trình thực hiện thu hồi đất rõ ràng, cụ thể cho từng trường hợp, tuy nhiên việc thu hồi đất do UBND xã quản lý hiện nay theo thẩm quyền thuộc UBND tỉnh, vì vậy quá trình thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ dự án

- Trên địa bàn huyện đã thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khác nhau. Công tác này được thực hiện theo đúng quy định, hầu hết các đối tượng bị ảnh hưởng dự án, đều thực hiện các quyết định thu hồi đất, bồi thường GPMB.

Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ: 38.817.146.000 đồng (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

4.2.1.7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Tổng số hồ sơ kê khai nộp về Trung tâm giao dịch một cửa, Văn phòng Đăng ký QSD đất là 4.505 hồ sơ (số liệu đến 31/12/2017). Trong đó: 3411 hồ sơ đủ điều kiện (đã cấp 2721 giấy), 447 hồ sơ đang thẩm định, 647 hồ sơ trả về bổ sung). - Các đơn vị đã có nhiều tích cực, đạt kết quả cao trong công tác cấp giấy: Đại Sơn 326 hồ sơ, Lam Sơn 271 hồ sơ, Thị trấn 247 hồ sơ, Trù Sơn 233 hồ sơ, Minh Sơn 220 hồ sơ, Yên Sơn 215 hồ sơ, Tràng Sơn 192 hồ sơ, Tân Sơn 167 hồ sơ (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

4.2.1.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện chính sách quản lý nhà nước về đất đai, với sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn của Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn huyện đã triển khai công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê định kỳ 5 năm.

- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật.

Nhìn chung, công tác thống kê được tổ chức đăng ký hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường đã chủ động triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra biến động, chỉnh lý số liệu. Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn thiện tài liệu báo cáo UBND huyện và UBND huyện trình UBND tỉnh để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xét duyệt, đảm bảo thời gian quy định.

- Việc tổ chức thực hiện công tác kiểm kê đất đai năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đảm bảo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật đã xác định (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

4.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Thực hiện quy trình hóa theo mô hình một cửa, giải quyết hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Hệ thống hỗ trợ công tác quản lý đất đai tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, bao gồm quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; quản lý thông tin hồ sơ nhà đất; xác định, cung cấp thông tin vị trí việc sử dụng đất cho cơ quan thuế tính nghĩa vụ thuế; quản lý đất và hồ sơ địa chính, hệ thống sổ sách về hồ sơ địa chính.

Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về bản đồ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phục vụ cho công tác thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Áp dụng khoa học công nghệ vào xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

4.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Huyện đã thực hiện tốt việc quản lý thu, chi ngân sách như: thuế chuyển quyền, thuế trước bạ,…

duyệt, tạo thuận lợi trong việc quản lý giá, áp giá đất để thu tiền sử dụng đất, bồi thường GPMB, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, thế chấp QSD đất,... (UBND huyện Đô Lương, 2017b).

4.2.1.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây, công tác quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa cao.

Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, ra các chỉ thị, quyết định và cụ thể hoá các chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để triển khai ở địa phương, đảm bảo quyền lợi. Đồng thời cũng động viên và huy động nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước, thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 51)