Về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 42 - 46)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1 khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đô Lương

4.1.1 Về điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đô Lương là huyện thuộc khu vực đồng bằng, nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, có đặc điểm địa hình dạng bán sơn địa. Với tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 35.557,96 ha. Toạ độ địa lý: 105015' đến 105045' Kinh độ Đông và 18055' đến 19010' Vỹ độ Bắc.

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ;

- Phía Đông giáp huyện Yên Thành và huyện Nghi Lộc; - Phía Nam giáp huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương; - Phía Tây giáp huyện Thanh Chương và huyện Anh Sơn.

Huyện Đô Lương có 33 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, trong đó thị trấn Đô Lương là trung tâm huyện, vị trí của huyện là giao điểm của các đường giao thông chính như: Quốc lộ số 7A, quốc lộ 46 và quốc lộ 15A nên có điều kiện để giao lưu và mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An, giữa nước ta và nước bạn Lào (UBND huyện Đô Lương, 2017a).

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Theo UBND Đô Lương (2017a) thì:

Đô Lương được giới hạn bởi vùng núi ở phía Tây Bắc (huyện Tân Kỳ), vùng núi Tây Nam (huyện Thanh Chương, Anh Sơn) và vùng đồng bằng (huyện Yên Thành, Nghi Lộc, Nam Đàn). Sông Lam - con sông lớn nhất Nghệ An, chảy qua Đô Lương, bắt đầu từ xã Ngọc Sơn, chia huyện thành hai phía, phía hữu ngạn có 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn, phía tả ngạn có có 9 xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Tràng Sơn, Thịnh Sơn, Lưu Sơn, Đà Sơn, Trung Sơn, Thuận Sơn (Sông Lam đoạn chảy qua huyện Đô Lương có tên gọi là Sông Lường). Trên cơ sở những đặc điểm về vị trí, điều kiện địa hình, Đô Lương được phân thành 4 tiểu vùng với những đặc điểm cơ bản sau:

+ Vùng bán sơn địa Tây Bắc

Gồm 7 xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn và Bài Sơn. Diện tích tự nhiên 9.627,54 ha, chiếm 27,5% diện tích của huyện. Đặc điểm của vùng này là xen kẽ 2 dạng địa hình đồi và thung lũng. Địa hình đồi chạy theo hướng Đông Bắc (từ xã Giang Sơn Tây đến Ngọc Sơn) và dạng địa hình thung lũng (dạng thung lũng lòng chảo có suối chảy qua gồm các xã Giang Sơn Đông, Hồng Sơn, Bài Sơn; dạng thung lũng dốc nghiêng gồm các xã Bồi Sơn, Lam Sơn). Là tiểu vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là kinh tế vườn đồi, sản xuất nông lâm kết hợp, có lợi thế về giao thông, địa hình, mặt bằng xây dựng, có nguồn nước khoáng nóng ở Giang Sơn.

+ Vùng ven sông Lam

Gồm 7 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn, Lưu Sơn, Đà Sơn, Trung Sơn và Thuận Sơn. Diện tích tự nhiên 4.625 ha, chiếm 13,21% diện tích của huyện. Là tiểu vùng có ưu thế sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng dâu nuôi tằm, phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng.

+ Vùng trung tâm

Gồm Thị trấn Đô Lương và 13 xã: Tràng Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn, Lạc Sơn, Xuân Sơn, Minh Sơn, Tân Sơn, Quang Sơn, Thái Sơn và Thượng Sơn. Diện tích tự nhiên 11.584,93 ha, chiếm 33,09% diện tích của huyện. Đặc điểm của vùng là địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao từ 9m đến 11m, xung quanh có nhiều vùng đồi chia cắt, có hệ thống ngòi lạch của sông Rào Gang nên dễ thoát nước; có đồng Văn Tràng, cánh đồng rộng nhất của tỉnh Nghệ An. Đây là vùng trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và cũng là vùng trọng điểm lúa của huyện. Có lợi thế về giao lưu kinh tế gắn với trung tâm huyện và các vùng trong huyện.

+ Vùng bán sơn địa Đông Nam

Gồm 5 xã: Hiến Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn, Nhân Sơn và Mỹ Sơn. Diện tích tự nhiên 9.170,86 ha, chiếm 26,2% diện tích của huyện. Đặc điểm của vùng là có các dãy đồi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ 2 loại địa hình đồi và thung lũng dốc nghiêng. Là tiểu vùng còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như phát triển KT-XH.

4.1.1.3. Khí hậu

Cũng theo UBND huyện Đô Lương (2017a) thì:

Đô Lương có chế độ khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, khí hậu được chia làm 2 mùa, mùa đông và mùa hè rõ rệt; ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào).

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24oC; nhiệt độ cao nhất trong năm là 40 - 41oC (tháng 6,7) nhiệt độ thấp nhất trong năm là 12oC (tháng 1). Độ ẩm không khí tương đối trung bình trong năm là 85%; tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 6, 7; tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2, 3.

- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.879 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 3; thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa bình quân trên 1.000 mm, chiếm 60% lượng mưa cả năm.

Trong những tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau) thì lượng mưa thấp (khoảng 750 mm) trong khi đó lượng nước bốc hơi lại lớn do nhiệt độ những tháng này cao vì vậy thường gây hạn hán cho vụ chiêm xuân.

nhất là 50% (tháng 6, tháng 7) và tháng có độ ẩm cao nhất là 95% (tháng 10, tháng 11).

- Gió, bão: Hàng năm huyện thường phải chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 7. Gió Tây Nam ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông Xuân (thời kỳ ra hoa, thu hoạch), gieo cấy hè thu và vụ mùa. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, do nhiệt độ không khí xuống thấp, giá rét kéo dài ảnh hưởng đến gieo trồng vụ Đông Xuân.

Tuy có tiềm năng nhiệt lượng phong phú có tác dụng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây trồng vật nuôi; song Đô Lương lại nằm trong khu vực Miền Trung nên hàng năm chịu ảnh hưởng từ 4 đến 5 cơn bão đổ bộ vào, gây hiện tượng mưa to kèm với dòng chảy mạnh của các con sông lớn gây lũ lụt, làm tăng các hiện tượng xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; có những cơn mưa bão, lũ lụt lớn đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản như tốc mái đổ nhà, đổ cây, huỷ hoại mùa màng, làm ô nhiễm môi trường.

Nhìn chung, Đô Lương nằm trong vùng khí hậu đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển. Song khí hậu có phần khắc nghiệt, thời gian gần đây biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp với những biểu hiện thất thường, bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.4. Thuỷ văn

UBND huyện Đô Lương (2017a) cho biết:

Chế độ thuỷ văn của huyện phụ thuộc lớn nhất từ 2 con sông chính là sông Lam chảy qua địa phận huyện Đô Lương khoảng 20 km, sông Đào khoảng 9 km. Đây là những con sông có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế như cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và đồng thời cũng là tiêu thoát nước; phát triển giao thông đường thuỷ, giao lưu khu vực giữa các vùng trong tỉnh, ngoài ra còn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch... không chỉ riêng cho huyện mà cho cả tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi sông Khuôn và các khe suối nhỏ như khe ngầm Lam Sơn, Hói Quai (Bồi Sơn), Hói Cấm (Tân Sơn) và các ao hồ... trong khu dân cư.

Chính vì vậy, ngoài những yếu tố thuận lợi thì huyện còn phải chịu ảnh hưởng từ hiện tượng lũ lụt hàng năm do nguồn nước đổ về các sông, khe suối và hồ chứa nên đã gây ngập úng vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích truông bồn trên địa bàn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 42 - 46)