Tác động của sự gia tăng tồn cầu hố và liên kết khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 26 - 29)

Chiến tranh lạnh kết thúc với sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu đã làm thay đổi về cơ bản cục diện quan hệ quốc tế. Từ một trật tự thế giới hai cực với hai hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội đối lập nhau tồn tại trước đây đã chuyển sang một trật tự theo hướng đa cực, khơng cịn sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị - xã hội. Mặc dù cịn những xung đột và chiến tranh lẻ tẻ với quy mô nhỏ ở một số khu vực nhưng nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới đã thực sự bị đẩy lùi. Thế giới đứng trước một triển vọng hồ bình vững chắc hơn. Trước xu thế hợp tác ngày càng phát triển, các nước đều có những điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp theo hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, tăng cường hợp tác, đa phương và đa dạng hoá. Vấn đề phát triển kinh tế trở thành vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Các nước đều nhận ra tầm quan trọng của yếu tố kinh tế trong tình hình mới. Như vậy có thể nói xu thế đấu tranh cho hồ bình, hợp tác để phát triển trong quan hệ quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng làm cho q trình tồn cầu hố tiến triển thuận lợi, đặc biệt là vào những năm đầu thế kỷ XXI. Kinh tế toàn cầu đang lớn mạnh và liên kết nhanh chưa từng có: Xuất khẩu chiếm tới 30% GDP tồn cầu, đầu tư giữa các quốc gia ước tính khoảng 500 tỷ USD đến 1.500 tỷ USD; Giao dịch tiền tệ giữa các quốc gia lên tới khoảng 2000 tỷ USD [86]. Trao đổi dữ liệu, điện tín viễn thơng đã giúp giảm chi phí lưu chuyển tồn cầu và tăng mức liên kết quốc gia, cùng nhiều yếu tố khác giúp tạo nên bộ mặt thế giới. Có thể nói, tốc độ hội nhập và phát triển kinh tế ở Châu Á diễn ra rất nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

26

Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trong trọng khu vực Châu Á-TBD, là cầu nối giữa hai đại dương và các châu lục, là một trong những nơi có nhiều tiềm năng và phát triển kinh tế năng động. Ngoài ra, khu vực này còn đang tồn tại rất nhiều nguy cơ và thách thức. Đó có thể là những vấn đề phức tạp đã vốn có từ trước trong lịch sử như tranh chấp biên giới, lãnh thổ, mẫu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, dân tộc…đến những vấn đề nóng hổi đang tồn tại như nạn khủng bố (đặc biệt là sau vụ khủng bố 11/9/2001, vụ đánh bom ở Bali 10/2002…), bn lậu vũ khí, rửa tiền, nạn cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia hay dịch bệnh HIV/AIDS và ô nhiễm môi trường…Những vấn đề này ngày một mang tính tồn cầu và trở thành những vấn đề an ninh quốc tế và khu vực. Chúng thúc đẩy các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn để không những thúc đẩy kinh tế trong khu vực phát triển hơn nữa mà cịn góp phần giải quyết các thách thức trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Luật pháp quốc tế như: bình đẳng, tơn trọng độc lập chủ quyền, sự tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau…Các hình thức tổ chức hợp tác bao gồm những quan hệ song phương và đa phương như ASEAN, APEC, ARF…tích cực trao đổi thơng tin, tích cực hợp tác trao đổi để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, theo thủ tướng Malaysia thì ASEAN cần phải nỗ lực hơn nữa củng cố khu vực này trở thành một cơ cấu kinh tế mạnh để có thể đối mặt với những thách thức lớn hơn vơi sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ là những nền kinh tế khổng lồ. Theo ơng thì thách thức lớn nhất đang đứng trước ASEAN đó là sự cạnh tranh “Việc Trung Quốc đang trở thành một nền kinh tế khổng lồ đang tạo ra nhiều thách thức khắc nghiệt. Ấn Độ cũng vậy. Sự phối hợp sẽ mang lại sức mạnh kinh tế cho ASEAN. ASEAN phải được thống nhất. Việc thống nhất phải được tăng

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

27

cường để nhóm này trở thành một thực thể kinh tế với 530 triệu dân có thể được coi là lớn về số lượng và có khả năng đối phó với mọi sự chuyển biến.” [87]. Ngồi ra, việc ASEAN thống nhất sẽ giúp giải quyết nhiều thách thức khác trong khu vực như sự gia tăng của ly khai dân tộc, khủng bố bạo lực, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chạy đua vũ trang; thách thức từ sự gia tăng của tồn cầu hố và cạnh tranh kinh tế khu vực cũng như thách thức từ sự biến động mới của môi trường an ninh phi truyền thống (thiên tai, dịch bệnh, giá xăng dầu leo thang…)

ASEAN đã không ngừng lớn mạnh và thể hiện ý chí, lịng quyết tâm hội nhập của tất cả các thành viên, đang nỗ lực trở thành một cực tại khu vực Châu Á-TBD trong xu thế thiết lập thế giới đa cực. Theo tạp chí “Thế giới đương đại” số ra tháng 6/2005, ASEAN đang có vị thế và có ảnh hưởng tích cực tại khu vực Châu Á-TBD, thể hiện khả năng xử lý những vấn đề của khu vực, đang có vai trị tích cực trong phát triển kinh tế khu vực rộng lớn này [88]. Với tuyên ngôn Hiệp ước Bali lần II, ký tháng 10/2003, các nước thành viên ASEAN nhất trí đến năm 2020 thành lập Cộng đồng ASEAN giống như Liên minh Châu Âu, thiết lập thị trường ASEAN tự lo lưu thông hàng hoá, đầu tư, dịch vụ. Bước vào thế kỷ XXI, bên cạnh những thách thức nêu trên, ASEAN cũng đón nhận nhiều cơ hội mới mà trước hết là được tạo ra từ sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga hay Ấn Độ. Ngoài ra, sự gia tăng tồn cầu hố và liên kết khu vực cũng mang lại cho Đơng Nam Á khơng ít những cơ hội thuận lợi, thúc đẩy các nước trong khu vực cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, tự do hố thị trường, điều chỉnh cải cách cơ cấu nền kinh tế, chống tham nhũng… Do vậy, từ sự phát triển lớn mạnh không ngừng trên nên các nước lớn trên thế giới, vì

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

28

lợi ích quốc gia cũng đang hướng tới ASEAN để tăng cường địa vị của họ tại khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)