Sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Đông Na mÁ trong thập niên 90.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 45 - 53)

b) Tác động của tranh chấp chủ quyền và chạy đua vũ trang

2.4.2. Sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Đông Na mÁ trong thập niên 90.

trong thập niên 90.

Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho trật tự quốc tế hai cực cũ đã thay đổi, mở đầu cho thời kỳ thế giới chuyển từ hai cực sang trật tự một siêu

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

45

cường - đa trung tâm. Do ít bị ảnh hưởng của chiến tranh tàn phá, Mỹ trở thành siêu cường về kinh tế và qn sự. Trong thập kỷ 90, hồ bình và phát triển là hai trào lưu lớn trên thế giới. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng, dần đóng vai trị chủ đạo trong xu hướng quan hệ quốc tế. Vị thế của quốc gia trên trường quốc tế ngày càng phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của họ. Khoa học kĩ thuật hiện đại đã thúc đẩy q trình quốc tế hố trên mọi lĩnh vực cũng như tiến trình tồn cầu hố nền kinh tế thế giới lên quy mô rộng lớn hơn. Có thể nói, “đặc trưng nổi bật của thập kỷ 90 trong thế kỷ XX là cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế trong bối cảnh các nước trên thế giới vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hồ bình” [4, tr.182]. Lúc này, các nước ASEAN có tốc độ tăng trưởng cao nhờ môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi trong những năm 70 và 80, trở thành một trong những nhóm nước có nền kinh tế năng động trên thế giới. Những thay đổi trong tình hình quốc tế sau Chiến tranh lạnh đã góp phần làm giảm những nghi ngờ, tạo điều kiện cải thiện quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương. Chiến lược Châu Á- TBD của Mỹ cũng như chính sách của Mỹ với ASEAN thời kỳ này bị chi phối mạnh bởi quan hệ giữa Mỹ và với các nước lớn trong khu vực. Mối quan hệ này phát triển theo hướng đa cực. Mặc dù lúc này Mỹ là siêu cường duy nhất nhưng khơng thể một mình quyết định các vấn đề quốc tế. Kinh tế trở thành trọng tâm trong quan hệ quốc tế cùng với xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh, xây dựng đối tác chiến lược ổn định và cân bằng nhằm tăng cường an ninh quốc gia và phát triển kinh tế. Hợp tác đa phương đang được thiết lập bên cạnh phương thức song phương. Bên cạnh đó, sau Chiến tranh lạnh vị thế của Châu Á-TBD cũng được cải thiện hơn trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. “Và khi nghĩ về khu vực Châu Á-TBD thì vấn đề an ninh nổi lên trước và sự hiện diện về quân sự được cam kết của Mỹ sẽ

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

46

tiếp tục có tác dụng như một nền tảng cho vai trò an ninh của Mỹ như ở khu vực năng động này của thế giới”. [4, tr.195]

Từ năm 1989, khi G. Bush (cha) lên làm tổng thống cũng là giai đoạn Mỹ bắt đầu điều chỉnh chiến lược. Chính quyền Mỹ đã chuyển chiến lược đối ngoại từ “Ngăn chặn” sang chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” nhằm nhấn mạnh Liên Xô là mối đe doạ của Mỹ. Tháng 8/1990, G.Bush đưa ra “chiến lược phòng thủ mới”. Cốt lõi của sự điều chỉnh này là nhằm đối phó và ngăn cản sự bành trướng của chủ nghĩ cộng sản Liên Xô và sự xuất hiện của những đối thủ mới. Để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của Chiến lược an ninh tại khu vực này, Mỹ tiếp tục củng cố vào những liên minh tay đôi vốn là trọng tâm trong chiến lược của Mỹ suốt 40 năm qua. Mỹ cũng tích cực tham gia vào Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF).

Trên cơ sở những mục tiêu đặt ra đối với khu vực Châu Á - TBD, Mỹ đề ra những mục tiêu an ninh ở Đông Nam Á như duy trì liên minh an ninh với Australia, Thái Lan và Philipin; duy trì thỏa thuận tiếp cận an ninh với Singapore và các nước ASEAN khác; khuyến khích ASEAN vươn lên thành một khối vững mạnh, tăng cường sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Trong lĩnh vực chính trị: Mỹ khơng ngừng tăng cường quan hệ với các

nước ASEAN thông qua các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM), Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng ASEAN, đối thoại Mỹ - ASEAN và Diễn đàn khu vực Đơng Nam Á (ARF). Bên cạnh đó là các chuyến viếng thăm của Tổng thống Bill Clinton và các quan chức cấp cao khác đến Thái Lan, Philipin, Indonesia. Mặc dù đã rút khỏi Đông Nam Á nhưng Mỹ không muốn cho các nước khác mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này. Mỹ muốn dùng ASEAN làm đối trọng ngăn cản sự lớn mạnh đang gia tăng của các nước lớn khác trong khu vực. Nhân quyền là một trong ba trụ cột chính sách của Mỹ ở Châu Á.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

47

Để thúc đẩy nhân quyền, chính sách của Mỹ có lúc chỉ tập trung vào các biện pháp trừng phạt gây sức ép để đạt được những thay đổi trong quan hệ với các nước Châu Á.

Với những thay đổi mà thời kỳ sau Chiến tranh lạnh đem lại, ASEAN đã có cơ hội để phát triển trở thành một lực lượng quan trọng ở khu vực Châu Á - TBD. Xét về mặt lợi ích chiến lược lâu dài, Mỹ cũng phải tính tới ý kiến và vai trị của ASEAN trong các vấn đề song phương và quốc tế vì Mỹ cũng muốn duy trì quan hệ với các nước trong khối này.

Trong lĩnh vực quân sự: Chính sách an ninh vẫn đóng vai trị quan trọng và là trụ cột quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở Châu Á bên cạnh những mục tiêu hàng đầu khác là kinh tế và dân chủ. Sự cam kết đối với nền an ninh khu vực và duy trì sự có mặt lâu dài về qn sự đã nhiều lần được các nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định. Ở Châu Á-TBD, Mỹ vẫn duy trì khoảng 100.000 quân nhằm tăng cường khả năng can thiệp vào công việc của khu vực trong trường hợp khẩn cấp; tiếp tục củng cố các liên minh quân sự song phương giữa Mỹ với các nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin, Thái Lan, Australia bằng các Hiệp ước chủ chốt như: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (8-9-1951), Hiệp ước an ninh Mỹ-Nam Triều Tiên (1- 10-1953), Hiệp ước an ninh Mỹ-Australia (1-9-1951), Hiệp ước an ninh Mỹ- Philipin (30-8-1951), Hiệp ước Mỹ-Thái Lan (8-9-1954)…

Đối với ASEAN-6, “Mỹ chia sẻ lợi ích với các nước ASEAN trong việc ngăn ngừa Đông Nam Á thành khu vực cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc khu vực”. Mục tiêu của Mỹ là: “Mở rộng hệ thống tiếp cận và bố trí tiền tiêu của Mỹ ở Đông Nam Á để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện tập trận song phương và khả năng phối hợp hành động với nhau nhằm tăng cường khả năng của Mỹ phối hợp với các đồng minh và bạn bè trong

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

48

các cuộc khủng hoảng” [4, tr.216]. Một số nước thành viên ASEAN như Philipin, Thái Lan, cả Singapore hay Indonesia vẫn tiếp tục tiến hành quan hệ quân sự với Mỹ thông qua các hình thức tập trận chung hàng năm. Năm 1995, Mỹ và Thái Lan đã tiến hành 35 cuộc tập trận; năm 1996, cuộc tập trận lớn mang tên “Hổ mang vàng”. Ngồi ra, chính quyền Mỹ cịn thương lượng với các nước ASEAN cho phép Mỹ có khả năng tiếp cận đến khu vực được thuận tiện và dễ dàng bằng cách đặt các cơ sở hậu cần và sửa chữa ở các nước này. Ngày 4-1-1992, Tổng thống G.Bush đã đạt được thỏa thuận chuyển căn cứ hậu cần của Mỹ từ Subic (Philipin) sang Singapore trong chuyến viếng thăm của mình. Từ năm 1992, những tàu hải quân lớn của Mỹ cũng ghé vào Indonesia để sửa chữa định kỳ. Malaysia cũng cho phép Mỹ sử dụng các phương tiện sửa chữa tàu và máy bay của nước này. Bruney và Mỹ cũng thực hiện phối hợp luyện tập định kỳ.

Sang thời kì tổng thống Clinton (1993-2000), trong bản Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỷ XXI công bố năm 1999, Mỹ tiếp tục khẳng định sự quan tâm đến Đơng Nam Á: “Lợi ích chiến lược của chúng ta ở Đông Nam Á là ở chỗ phát triển hợp tác khu vực và song phương cùng quan hệ kinh tế, điều đó giúp ngăn chặn và giải quyết xung đột, nâng cao mức tham gia của Mỹ trong nền kinh tế khu vực. Mục tiêu chính sách của Mỹ ở Đơng Nam Á là duy trì quan hệ đồng minh với Australia, Thái Lan, Philipin và các thoả thuận với Singapore và các nước ASEAN khác, đồng thời tạo điều kiện duy trì một ASEAN mạnh, đồn kết có khả năng bảo đảm ổn định và thịnh vưọng trong khu vực” [4, tr.51]

Cũng trong giai đoạn này, chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” từ thời Bush (cha) đã từng bước được điều chỉnh sang “Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng”. Chính quyền Clinton “Cam kết” về vai trị “lãnh đạo

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

49

thế giới”, về tiếp tục can dự vào các công việc và thể chế quốc tế, tiếp tục dẫn dắt kinh tế thế giới theo hướng tự do hố và tồn cầu hố. Cịn “Mở rộng” được hiểu là Mỹ sẽ khuếch trương, mở rộng các cộng đồng tự do, các nền dân chủ, thực chất là khuếch trương, mở rộng dân chủ Mỹ, giá trị Mỹ, mơ hình Mỹ ra tồn thế giới. [25, tr.296]

Trước đây an ninh khu vực Châu Á được gắn liền với các bản hiệp ước phịng thủ tay đơi với những nước đã nêu trên thì nay tập trung vào đường lối phát huy vai trò của liên minh quốc tế, thực hiện an ninh tập thể. Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là Mỹ sẽ loại bỏ các quan hệ an ninh song phương truyền thống. Như vậy, bằng cách thực hiện cam kết an ninh đa phương đồng thời với quan hệ an ninh song phương, Mỹ có thể đạt được mục tiêu duy trì sự lãnh đạo của mình trong khu vực.

Lĩnh vực kinh tế: An ninh kinh tế được tổng thống Clinton sau khi lên

cầm quyền coi là nhân tố quan trọng hàng đầu của an ninh quốc gia. Với sự điều chỉnh chính sách đưa kinh tế lên ngang tầm an ninh, kinh tế trở thành trung tâm chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton. Mỹ triển khai thực hiện học thuyết buôn bán chiến lược thông qua việc xây dựng và thực hiện “chiến lược xuất khẩu quốc gia”, thúc ép bạn hàng mở cửa thị trường cho hàng hố của Mỹ. Chính quyền Clinton nhấn mạnh tầm quan trọng của Châu Á với kinh tế Mỹ. Do đó, Mỹ tăng cường mở rộng đầu tư và buôn bán sang các nước trong khu vực Châu Á- TBD. Mỹ coi thương mại là nhân tố ưu tiên đối với an ninh của Mỹ. Với vị trí chiến lược quan trọng, được xem là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đồng thời cũng là một khu vực có tiềm năng kinh tế và thị trường xuất khẩu cho Mỹ, Đơng Nam Á cũng có ý nghĩa ngày càng tăng đối với chiến lược kinh tế tập trung vào thương mại của Mỹ. Năm 1995, Đông Nam Á là bạn hàng lớn thứ 4 của Mỹ [4, tr.233].

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

50

ASEAN cũng nằm trong danh sách nhưng nơi có triển vọng trở thành thị trường lớn cho xuất khẩu của Mỹ. Do đó, Mỹ đã nâng quan hệ với ASEAN thành quan hệ nòng cốt trong khu vực, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Để thúc đẩy trao đổi bn bán thương mại, chính quyền Clinton thực hiện các biện pháp đàm phán song phương và đa phương (khu vực). Do đó, trong giai đoạn này, đối thoại Mỹ - ASEAN là một nhân tố quan trọng giúp tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai bên. Tuy nhiên Mỹ có những biện pháp khá cứng rắn trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế với ASEAN như Mỹ yêu cầu các nước ASEAN phải trả tiền bản quyền cho các sản phẩm của Mỹ, mở cửa cho hàng hoá Mỹ, lợi dụng nhân quyền, điều kiện lao động để chèn ép các nước đang phát triển.

Từ năm 1990 đến năm 1997, xuất khẩu của Mỹ sang ASEAN đã tăng 155%. Bên cạnh đó, vào nửa đầu thập kỷ 90, đầu tư của Mỹ vào các này cũng tăng lên hết sức nhanh chóng. Khơng những vậy, sư đa dạng hố đầu tư của Mỹ ngày càng tăng trong khu vực. Xu hướng đầu tư chuyển dần từ khu vực dầu mỏ và khí đốt trong (những năm 80) sang cơng nghiệp chế tạo. Thời kỳ này, viện trợ phát triển vẫn được xem là một biện pháp tài chính quan trọng để thực hiện mục tiêu của Mỹ với khu vực nhưng có phần giảm đi đáng kể so với thời kỳ chiến tranh lạnh, do Mỹ phải đối mặt với tình hình kinh tế trong nước bị sa sút và Mỹ cho rằng nền kinh tế ASEAN đã phát triển đủ mạnh. Mỹ viện trợ thơng qua ba hình thức chủ yếu: Viện trợ quân sự dành cho các đối tác quân sự và an ninh chiến lược (như Nhật Bản, Hàn Quốc…); Viện trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở Đông Nam Á, ban đầu Mỹ dường như làm lơ đi và chỉ tham gia vào các hoạt động của Quỹ

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

51

tiền tệ quốc tế (IMF) để giúp ASEAN. Đến khi nhận thấy cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới Mỹ, tổng thống Clinton mới tuyên bố về việc phải giúp đỡ Đông Nam Á khắc phục khủng hoảng. Để thực hiện điều này, chính quyền Mỹ đã đưa ra chiến lược 4 điểm để ổn định tài chính: 1/ Ủng hộ cải cách kinh tế của các nền kinh tế Đông Nam Á và Đông Á; 2/ Hiệp đồng với các cơ quan tài chính quốc tế theo hướng xây dung để ổn định tài chính và khơi phục lịng tin của các nhà đầu tư quốc tế để thu hút số tư bản cần thiết cho việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế; 3/ Bảo đảm trên cơ sở song phương, dùng viện trợ tài chính nhân đạo và khi cần thiết, dùng viện trợ tài chính khẩn cấp; 4/ Thúc giục Nhật Bản và các cường quốc kinh tế hàng đầu khác có biện pháp tích cực nhằm đạt được sự tăng trưởng tồn cầu [4, tr.241]. Qua chiến lược này Mỹ đã từng bước khơi phục vị trí của mình trong nền kinh tế Châu Á-TBD. Sự cộng tác với IMF, WB và các tổ chức tài chính quốc tế khác cùng với các biện pháp tài chính khắt khe đã giúp Mỹ đạt được một phần mục tiêu của chiến lược kinh tế Châu Á - TBD.

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - TBD (APEC) được Mỹ coi là cơ chế hợp tác quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mình trong việc nhất thể hoá thị trường Châu Á - TBD tạo cho Mỹ một thị trường mậu dịch tự do và cuối cùng thực hiện tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu. Thực chất, Mỹ muốn móc nối APEC với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nhằm tạo ra khu vực tiền tệ và hàng hố có lợi cho Mỹ.

Sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực sau Chiến tranh lạnh đã tác động mạnh tới sự điều chỉnh chính sách của Mỹ, làm thay đổi mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN từ bạn bè đồng minh sang bạn bè đối tác. Giờ đây, quan hệ giữa hai bên không chỉ là quan hệ song phương giữa Mỹ với từng nước thành viên của ASEAN hoặc giữa Mỹ với tổ chức ASEAN mà đã được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 45 - 53)