Về chính sách kinh tế và hỗ trợ phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 72 - 79)

b) Mỹ gia tăng sự can dự và kiểm soát trên biển, trong đó có eo biển Malacca và khu vực biển Đông.

2.2.3. Về chính sách kinh tế và hỗ trợ phát triển.

Đơng Nam Á khơng chỉ có tầm quan trọng với Mỹ về mặt chính trị mà cịn cả về kinh tế. Khu vực này với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của khu vực Châu Á - TBD, do đó cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - TBD. Về lợi ích kinh tế, Mỹ là nước có lợi ích rất lớn ở Đông Nam Á. Khu vực này là điểm đến của nhiều nhà đầu tư Mỹ và là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Mỹ. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ James Kelly cho biết “Mục tiêu kinh tế số một của Mỹ tại Đông Nam Á là thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc mở rộng thương mại và đầu tư. Chính sách của Mỹ là tích cực ủng hộ quá trình thực hiện Hiệp định tự do thương mại ASEAN (AFTA). Việc thực hiện đầy đủ AFTA sẽ thu hút hoạt động thương mại đến khu vực này của Châu Á, khuyến khích cải cách kinh tế, củng cố sự có mặt về thương mại của Hoa Kỳ, giúp cân đối các luồng thương mại và đầu tư vào Châu Á để một nước không dùng sức mạnh kinh tế đang lên của mình để chi phối tình hình khu vực” [21, tr.38]

Hiện nay, Mỹ vẫn đang từng bước thực hiện các chính sách kinh tế đối với Đông Nam Á, coi những nước này là đối tác thương mại và đối tượng đầu tư quan trọng. Năm 2001, thương mại hai chiều Mỹ-ASEAN đạt 107 tỷ USD, Đông Nam Á được coi là thị trường nước ngoài lớn ba của Mỹ (sau

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

72

Nhật và EU); năm 2002 đạt 119 tỷ USD, trong đó Mỹ xuất khẩu 43 tỷ USD và nhập khẩu 76 tỷ USD; năm 2003 đạt 130 tỷ USD và con số này tiếp tục tăng lên gần 140 tỷ USD vào năm 2004 và 150 tỷ USD vào năm 2005, trong đó Mỹ nhập 100 tỷ USD và xuất gần 50 tỷ USD sang các nước ASEAN [15, tr.55]. Hơn một nửa xuất khẩu của ASEAN là tới thị trường Hoa Kỳ gồm thiết bị và máy móc cơng nghiệp, bao gồm hàng điện tử, linh kiện viễn thông, linh kiện máy tính và máy tính. Đổi lại, xuất khẩu vào thị trường ASEAN đã giúp Mỹ duy trì được 800.000 việc làm [102]. Đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất với Mỹ tại Đông Nam Á hiện nay là Trung Quốc. Từ năm 1995-2000, nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước ASEAN-7 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipin, Thái Lan, Singapore và Việt Nam) đã tăng từ 9,7 tỷ USD lên tới 20,2 tỷ USD (tăng 14%). Mặc dù đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á chỉ ở mức khiêm tốn, song số dự án đầu tư gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Các số liệu chính thức cho thấy, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua khoản tăng đầu tư vào ASEAN từ 72 tỷ USD (năm 1999) lên 108 tỷ USD (năm 2000) [21, tr.38]. Ngày 9/1/2006, tờ China Daily (Tờ Nhật báo Trung Quốc trên mạng) có đăng một bài rất dài về những kết quả tích cực trong quan hệ thương mại và kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc. Một trong những điểm bài này nhấn mạnh là ASEAN đã trở thành bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc và luồng thương mại hai chiều đã đạt hơn 120 tỷ USD trong năm 2005 [103]. Để tăng cạnh tranh với các đối tác lớn trên thị trường khu vực như Trung Quốc, chính quyền tổng thống Bush đã tăng cường chính sách tự do hố thương mại đối với Đông Nam Á.

ASEAN đang là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ, còn Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ nhất của khu vực Đông Nam Á. Nhằm tăng nhanh ảnh hưởng và quyền lực ở Đông Nam Á, Mỹ gia tăng các cuộc tiếp xúc, trao

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

73

đổi ngoại giao, bàn luận làm ăn kinh tế giữa Mỹ với các nước ASEAN. Trong cuộc họp Bộ trưởng kinh tế ASEAN tại Bangkok (5/4/2002), Đại diện thương mại Mỹ đã khẳng định nguyện vọng thiết lập “Khu vực mậu dịch tự do Mỹ - ASEAN”. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Mỹ là tập hợp, phân hố lực lượng một cách có lợi cho mình, làm Đơng Nam Á phụ thuộc hơn vào Mỹ, kiềm chế ý đồ độc lập hay liên kết khu vực của các nước trong vùng, tạo rào cản hạn chế hoặc ngăn cản ảnh hưởng đang tăng mạnh của Trung Quốc và một số nước khác tại đây.

Tháng 11/2002, Mỹ đã cơng bố “Dự án vì Sáng kiến ASEAN” (EAI) với những nội dung chủ yếu là hỗ trợ các nước ASEAN nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên ASEAN, cải thiện quan hệ đầu tư với Mỹ; đồng thời góp phần xố đói, giảm nghèo và xoá bỏ những bất hoà, những nguồn gốc của hoạt động khủng bố. Cuối cùng, mục đích của EAI là tạo ra một mạng lưới các FTA song phương nhằm liên kết kinh tế gần gũi hơn nữa giữa Mỹ và ASEAN.

Chính quyền Bush cịn phát động “Kế hoạch hợp tác ASEAN” giúp các nước ASEAN tiến hành cải cách cơ chế kinh tế, thúc đẩy kinh tế những nước này phát triển đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Ngồi ra, Mỹ cịn muốn thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện với ASEAN cũng như với một số quốc gia ASEAN về một số lĩnh vực quan trọng bao gồm: xây dựng năng lực, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và các kỹ năng. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong hàng loạt vấn đề liên quốc gia, từ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến kiểm soát thảm hoạ và chống khủng bố.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

74

Mỹ đã có các Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Việt Nam và Lào. Với Việt Nam, Hiệp định Thương mại với Mỹ mở ra một thời đại mới về quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước và tạo bước đệm cho Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Và trên thực tế thì kể từ khi hiệp định thương mại giữa hai nước có hiệu lực cho đến nay, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, Mỹ cũng nỗ lực hợp tác với ASEAN trong thoả thuận Hợp tác ASEAN về Tiêu chuẩn ôtô (Automotive) nhằm tạo ra những tiêu chuẩn về môi trường và sự an toàn nhất quán trong tất cả các nước ASEAN và để tiếp tục hội nhập nền kinh tế ASEAN. [21, tr.39]

Đầu tháng 5/2005, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ mới nhậm chức R. Zoellick đã đến thăm 6 nước ASEAN là Thái Lan, Việt Nam, Philipin, Indonesia, Malaysia và Singapore. Chuyến thăm này khác với những chuyến thăm khác của các quan chức Mỹ trong nhiệm kỳ trước ở chỗ đặt quan hệ kinh tế thương mại của Mỹ với khu vực này lên vị trí nổi bật, Mỹ cịn hứa viện trợ kinh tế sau thiên tai cho các nước, xây dựng hạng mục cơ sở hạ tầng và không ngừng nhấn mạnh mục đích chủ yếu của chuyến thăm lần này là muốn tỏ rõ với ASEAN rằng Bush hy vọng thấy được tổ chức này “hùng mạnh và có sức sống hơn”, thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với tiến trình hợp tác khu vực [10, tr 10]. Đến ngày 27/7/2006, ASEAN và Mỹ đã ký kết

một kế hoạch hành động 5 năm nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và chính trị. Theo kế hoạch này, hai bên sẽ cùng hợp tác để đi tới Thỏa thuận Khung về Thương mại và Đầu tư ASEAN - Mỹ, dự tính sẽ được sử dụng như một cơ chế để khơi thơng dịng đầu tư và thương mại giữa hai đối tác. Gần đây (2007), Mỹ và ASEAN đã thoả thuận sẽ đi đến thiết lập FTA chung trong những năm sắp tới và các cuộc thương thuyết vẫn đang được tiến hành.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

75

Trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Đơng Nam Á, có ý kiến cho rằng tồn tại ba điểm đáng chú ý như sau: Thứ nhất, trong cạnh tranh kinh tế, Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của các nước Đông Nam Á trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kể cả FDI từ Mỹ, với một thị trường lớn gấp đôi và nhân công rẻ. Theo số liệu của UNCTAD, FDI vào Trung Quốc đã bắt

đầu vượt Đông Nam Á từ năm 1992. Thứ hai, Mỹ thường lấy chính trị- an ninh làm động cơ cho các hoạt động kinh tế. Trong bốn năm vừa qua, do ưu tiên chống khủng bố, Mỹ mới có sự tăng cường rõ rệt hơn trong quan hệ kinh tế với Đông Nam Á. Thứ ba, quan hệ kinh tế Mỹ - Đông Nam Á trên thực tế là tập hợp các mối trao đổi song phương. Kỳ vọng ban đầu về hợp tác kinh tế đa phương của Mỹ ở khu vực là APEC, chứ không phải ASEAN, vào thời điểm mà tổng thống B.Clinton nhấn mạnh nội dung kinh tế như một trong những trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Hơn nữa, các biện pháp kinh tế thương mại của Mỹ với các nước thành viên trong ASEAN là khác nhau. Ví dụ với Malaysia, Singapore và Thái Lan thì mức độ ưu tiên được thể hiện trong các vị trí 12, 13 và 17 trên bảng xếp hạng các đối tác thương mại của Mỹ, phần cịn lại của Đơng Nam Á chiếm vị trí khơng lớn. [104]

Viện trợ được coi là một cơng cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Sau sự kiện 11/9, chính sách này có nhiều thay đổi để đáp ứng với tình hình mới. Về cơ bản, chính sách hỗ trợ của Mỹ có 5 loại chính: Viện trợ phát triển song phương; Hỗ trợ kinh tế phục vụ cho mục tiêu an ninh và chính trị Mỹ; Viện trợ nhân đạo; Đóng góp kinh tế đa phương; Viện trợ quân sự.

Ngay sau khi lên nhậm chức, chính quyền tổng thống G.Bush đã thay đổi một số mục tiêu trên thành 3 trụ cột chính: 1) Tăng trưởng kinh tế, nơng

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

76

nghiệp và thương mại; 2) Sức khỏe toàn cầu; và 3) Dân chủ, ngăn ngừa xung đột và hỗ trợ nhân đạo. Gần đây nhất, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về viện trợ nước ngoài của Mỹ đã xác định 5 mục tiêu hoạt động cốt lõi về chương trình hỗ trợ nước ngồi của Mỹ là: 1/ Thúc đẩy sự phát triển biến đổi về chất, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý, năng lực thể chế và cơ cấu lại kinh tế; 2/ Củng cố các quốc gia yếu kém; 3/ Cung cấp hỗ trợ nhân đạo; 4/ Ủng hộ các lợi ích chiến lược của Mỹ đặc biệt tại các quốc gia như Iraq, Afghanistan, Pakistan, Jordan, Ai Cập, Israel; 5/ Giảm bớt những rủi ro quốc tế và trên phạm vi toàn cầu, bao gồm HIV/AIDS.

Tiểu kết: Sự gia tăng hiện diện và can dự của Mỹ ở Đông Nam Á trên các lĩnh vực như hợp tác quân sự, kinh tế, thương mại đầu tư, nhân đạo…trong những năm gần đây đều nằm trong Chiến lược tồn cầu của Mỹ. Chính sách này khơng những củng cố các mối quan hệ với đối tác truyền thống như Philipin, Thái Lan, Malaysia có mà cịn mở rộng quan hệ với các đối tác khác trong khu vực như Indonesia, Việt Nam. Qua đây, Mỹ cũng đã gặt hái được những ảnh hưởng mới như được sử dụng một số căn cứ quân sự có vị trí quan trọng trong khu vực, cùng đó là được sử dụng tàu chiến, cùng tham gia tuần tra an ninh trên eo biển Malacca với các nước liên quan, ký kết được các hiệp định thương mại song phương FTA với một số nước trong ASEAN. Điều này giúp Mỹ không những tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng trong việc duy trì vị thế bá quyền của mình trong thời gian sắp tới mà cịn góp phần vào việc tạo thế cân bằng và kìm chế được sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực. Qua đây cũng có thể thấy rằng xu hướng can dự đối với Đơng Nam Á đang có xu hướng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực quân

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

77

sự và ngoại giao của Mỹ. Điều này có tác động lớn tới tình hình an ninh, chính trị, ngoại giao, kinh tế của các nước Đơng Nam Á.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

78

CHƢƠNG III: TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á VÀ QUAN HỆ MỸ-VIỆT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 72 - 79)