Triển vọng quan hệ Việt-Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 86 - 96)

b) Mỹ gia tăng sự can dự và kiểm soát trên biển, trong đó có eo biển Malacca và khu vực biển Đông.

3.3. Triển vọng quan hệ Việt-Mỹ

Ngay từ đầu thế kỷ XXI, quan hệ Việt - Mỹ ấm lên với chuyến thăm Việt Nam của tổng thống B.Clinton vào năm 2000. Chuyến viếng thăm này đã trở thành một mốc quan trọng đánh dấu quan hệ chính trị Việt-Mỹ đã bình thường hố. Tổng thống B.Clinton được coi là người thúc đẩy quan trọng trong việc bình thường hố quan hệ hai nước. Trong thời gian Clinton làm Tổng thống, Chính phủ Mỹ đã từng đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam là một quốc gia, không phải là một bãi chiến trường”, hy vọng thông qua việc này để hàn gắn vết thương chiến tranh của người dân hai nước [108]. Tháng 2/1994, Tổng thống Clinton tuyên bố huỷ bỏ cấm vận mậu dịch kéo dài 19 năm đối với Việt Nam. Năm 1995, quan hệ ngoại giao hai nước đã thực hiện bình thường hoá. Trong chuyến thăm vào năm 2000, hai nước đã ký “Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật” cùng với 10 thoả thuận hợp đồng, trong đó có hợp đồng Việt Nam mua 3 máy bay Boeing của Mỹ, đã đạt được hiệp nghị cung cấp viện trợ cứu nạn cho Việt Nam, Mỹ còn bày tỏ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Mong muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam lại tiếp tục được thể hiện vào tháng 7/2000, khi Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Colin Powell sau khi tham dự Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn lần thứ 8 tại Hà Nội đã tiến hành thăm Việt Nam và hội đàm rộng rãi với các nhà lãnh đạo Việt Nam về phát triển song phương ký “Hiệp định thương mại Việt-Mỹ”. Đến tháng 11/2006, Tổng thống Bush đã có chuyến thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

86

Về phía Việt Nam, tháng 9/2000, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên thăm Mỹ; ngày 9/11/2003 Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà mở màn chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, khiến dư luận chú ý rộng rãi. Tiếp đến là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải hồi tháng 6/2005 và gần đây nhất là chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Bên cạnh đó, quan hệ quân sự quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ cũng được cải thiện đáng kể bằng chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Cohen sang Việt Nam (2000), đánh dấu “sự tan băng”. Tháng 11/2003, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà sang thăm Mỹ thành công và chỉ một tuần sau khi kết thúc chuyến thăm này, tàu hộ tống “Vandergriff” của Mỹ đã đến cảng Sài Gòn tiến hành chuyến thăm Việt Nam 4 ngày. Đây là chiến hạm và binh sĩ Mỹ đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam từ sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam và được coi là một sự kiện rất quan trọng có ảnh hưởng tích cực đối với quan hệ hợp tác quốc phịng giữa hai nước.

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngày càng mở ra, hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai nước đã có những bước phát triển mạnh. Việc ký “Hiệp định thương mại Việt-Mỹ” (6/2000) là mốc quan trọng đánh dấu quan hệ kinh tế hai nước đã bình thường hố. Hiệp định này liên quan đến các lĩnh vực mậu dịch, dịch vụ lao động, đầu tư, quyền tài sản tri thức, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế hai nước phát triển. Trong mấy năm đầu sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, mậu dịch song phương tiển triển tương đối chậm. Sau khi ký “Hiệp định thương mại Việt-Mỹ”, tình hình đã được cải thiện. Năm 2001, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 1,5 tỷ USD, năm

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

87

2002 tăng gấp đôi so với năm 2001, năm 2003 tăng nhanh đạt 5,9 tỷ USD [108]. Sang năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều đã đạt 7,8 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2001 (1,5 tỷ USD) và gấp 17 lần so với năm 1995 - thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam ước tính khoảng 2 tỷ USD, đứng thứ 9 trong số các nước và các nền kinh tế có vốn đầu tư ở Việt Nam (2005). Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng mạnh (nếu năm 1995 mới đạt 169,7 triệu USD, năm 2000 mới đạt 732,8 triệu thì sang năm 2006 đã đạt 8,6 tỷ USD). Bước sang năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng cao hơn tốc độ chung (bốn tháng đầu năm đạt 2,8 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kì) [106]. Đối với Mỹ, tuy hiện nay mậu dịch Việt- Mỹ chỉ là bộ phận rất nhỏ trong mậu dịch đối ngoại của Mỹ nhưng Việt Nam cũng được coi là thị trường lớn với hơn 80 triệu dân, tài nguyên phong phú và có tiềm lực kinh tế lớn. Mặc dù vậy, giới doanh nghiệp Mỹ hiện tại vẫn chưa hài lòng với mức độ hợp tác kinh tế mậu dịch thấp giữa hai nước và đã yêu cầu chính phủ Mỹ phải làm nhiều hơn nữa để phát triển quan hệ kinh tế này.

Tháng 12/2003, “Hiệp định hàng khơng Việt-Mỹ” chính thức được ký kết, các chuyến bay trực tiếp giữa hai nước bị gián đoạn trong chiến tranh đã được mở lại. Đây là hiệp định có nội dung rộng rãi nhất trên lĩnh vực hàng không mà Việt Nam ký với nước ngoài. (Riêng năm 2003, 270 nghìn du khách Mỹ đã đến Việt Nam, đứng thứ hai trong số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, mang lại thu nhập khá lớn cho ngành du lịch Việt Nam). Tối 10/12/2004, chiếc máy bay của Hãng hàng không liên hợp Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay đầu tiên đến Việt Nam của một hãng hàng không dân dụng Mỹ kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. [108]

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

88

Thành tựu của công cuộc Đổi mới đã tạo ra cho Việt Nam một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với những tiềm năng của một nền kinh tế đang trỗi dậy. Bên cạnh đó, sự ổn định chính trị của Việt Nam đã thu hút nhiều tập đoàn hàng đầu của Mỹ đến làm ăn có hiệu quả, trong đó có các tập đồn nổi tiếng thế giới như Microsoft, Intel, Boeing,…Nhiều dự án thương mại, đầu tư với quy mô lớn hàng tỷ USD trong mỗi dự án đang được hai bên tích cực bàn bạc, triển khai và đưa vào thực hiện.

Các lĩnh vực hợp tác khác cũng được đánh giá là có hiệu quả như giáo dục, phòng chống HIV/AIDS và nhân đạo. Tổng thống G.Bush đã lựa chọn Việt Nam là nước thứ 15 và là nước duy nhất ở Châu Á để hỗ trợ Chương trình của Tổng thống Mỹ cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân AIDS bởi vì các chương trình hành động của Việt Nam đã chứng tỏ khả năng kiểm soát bệnh dịch này. Quá trình bình thường hố quan hệ được đánh dấu bằng sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh và khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Đến nay, hai nước đã tiến hành được nhiều đợt tìm kiếm. Từ tháng 9/1988 đến năm 2004 có khoảng 800 hài cốt đã được đưa về Mỹ [108]. Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều đợt tìm kiếm đơn phương, với sự tham gia rộng rãi của nhân dân các địa phương trong cả nước. Phía Mỹ cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong công việc nhân đạo này. Trong khi đó có khoảng vài trăm tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện Mỹ, trong đó có nhiều tổ chức được Chính phủ Mỹ tài trợ, đã và đang thực hiện các dự án nhân đạo tại Việt Nam, giúp nhân dân Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân chiến tranh, góp phần xố đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, phịng chống HIV/AIDS… Việt Nam cũng hoan nghênh và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

89

tổ chức cũng như cá nhân Mỹ trong các hoạt động này, đồng thời cũng coi đây là cầu nối để thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Việc cải thiện và phát triển quan hệ Việt - Mỹ là phù hợp với nhu cầu an ninh và phát triển của hai nước. Mục đích chính của Mỹ là muốn xây dựng Việt Nam thành mắt xích trong vịng cung kiềm chế Trung Quốc với vị trí chiến lược quan trọng mà Việt Nam đang có. Như ta đã thấy, những năm gần đây, chính sách của Mỹ đã hướng sang việc chú ý hơn đến Châu Á-TBD nói chung và đang thực chiến lược trở lại Đông Nam Á. Việt Nam là trọng điểm của Mỹ trong việc phát triển quan hệ hữu hảo với các nước không phải là đồng minh của Mỹ trong khu vực [14, tr.32].

Mặc dù Đông Nam Á đã trở thành mặt trận thứ hai trong chiến dịch chống khủng bố do Mỹ phát động song Việt Nam khơng chiếm vị trí ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Mỹ do ở Việt Nam cũng khơng có lực lượng khủng bố chống Mỹ như ở một số nước khác. Mục tiêu mà Mỹ đặt ra cho cuộc chiến này là chống khủng bố quốc tế và chống lại sự nổi lên của đối thủ có khả năng cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trong khu vực. Bởi vậy, tác động của chiến lược chống khủng bố này của Mỹ với Việt Nam sẽ chỉ có tính chất gián tiếp. Ngoài ra, việc mở rộng và gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực ASEAN trong những năm đầu thể kỷ XXI thông qua các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự với các nước thành viên trong đó có Việt Nam đã và đang thúc đẩy q trình “Mỹ hố” và tiến trình “Diễn biến hồ bình”. Với Việt Nam điều này được thể hiện bằng việc Mỹ thường xuyên gây áp lực về mặt nhân quyền, bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua các “Bản báo cáo nhân quyền” hàng năm. Vì vậy có thể thấy, mặc dù quan hệ hai nước trong thời gian qua đã đạt được những bước phát triển lớn trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hoá và cả quân sự nhưng vẫn tồn tại

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

90

một vài vấn đề tranh chấp như vấn đề dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo hay vụ cá basa, tôm đông lạnh, hàng dệt may.

Như vậy có thể thấy chính sách của Mỹ với Việt Nam mang tính hai mặt: Một mặt muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước để phục vụ cho chiến lược của Mỹ ở Châu Á - TBD và dành lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Mỹ; nhưng mặt khác lại muốn thông qua “can dự”, áp đặt các giá trị dân chủ và nhân quyền để thúc đẩy việc cải cách chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam. Trong thời gian tới, với sự thúc đẩy của lợi ích quốc gia, với việc lấy hợp tác kinh tế làm cơ hội, quan hệ giữa hai nước sẽ dựa trên việc thúc đẩy tồn diện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự sẽ tiếp tục được duy trì.

Về phía Việt Nam, từ sau khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn chú trọng tới các đối tác của ASEAN, đặc biệt là Mỹ. Trước tiên, quan hệ Mỹ-ASEAN là nguồn lực kinh tế quan trọng đối với cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, bởi vì cả Mỹ và ASEAN đều là nguồn cung cấp vốn, cơng nghệ cũng như trình độ quản lý. Nếu quan hệ Mỹ và ASEAN phát triển tốt thì Việt Nam với tư cách là một thành viên của ASEAN, sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi. Ngược lại, nếu mối quan hệ này xấu đi sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực không những cho từng thành viên của ASEAN như Việt Nam mà cả Đông Nam Á. Với phương châm muốn làm bạn với tất cả các nước, trong q trình tồn cầu hố, khu vực hố, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì việc tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật và thị trường Mỹ là rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Tiểu kết

Như vậy, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần củng cố sức mạnh tự cường và khả năng tự chủ của mình, sát cánh bên nhau cùng đối phó

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

91

với mặt tiêu cực của quá trình tồn cầu hố, để phát triển kinh tế và ổn định đất nước. ASEAN cần phát huy mạnh mẽ vai trị của mình và duy trì một chính sách ngoại giao đúng đắn với các cường quốc lớn để phát triển và ổn định. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số vấn đề nổi cộm trong quan hệ Mỹ- ASEAN như vấn đề dân chủ, nhân quyền vì những khác biệt về văn hố, lịch sử, chính trị, xã hội cũng như phong tục, tập quán đã gây ra những trở ngại cho việc đưa ra những chuẩn mực về nhân quyền giữa hai bên.

Là một thành viên của khối ASEAN nên quan hệ Việt - Mỹ chịu tác động trực tiếp từ chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trên toàn thế giới trong đó có Mỹ. Quan hệ Việt- Mỹ nhìn chung đang mở ra những triển vọng tốt đẹp trong cách các lĩnh vực hợp tác như kinh tế, giáo dục. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc thúc đẩy mối quan hệ này cũng là những bước tiến ghi nhận quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới. Tiềm năng mở rộng hợp tác giữa hai nước còn lớn. Làm sao để tiếp tục khai thác tiềm năng đó, đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới ngày càng hiệu quả là địi hỏi đang đặt ra với hai nước vì vẫn cịn những vấn đề vướng mắc địi hỏi phải có nỗ lực và trách nhiệm từ hai phía, trên ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thúc đẩy đối thoại xây dựng để tăng cường sự hiểu biết và từng bước thu hẹp sự khác biệt.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

92

KẾT LUẬN

Đông Nam Á/ASEAN ln chiếm một ví trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và đã trở thành một bộ phận quan trọng trong việc thiết lập nên chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương. Trong chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Mỹ và ASEAN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chính trị - quân sự, nhằm duy trì ASEAN trong quỹ đạo CNTB, mọi hoạt động kinh tế thương mại lúc này đều phục vụ cho mục đích quân sự và những lợi ích của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Sau chiến tranh lạnh, quan hệ của Mỹ đối với ASEAN chuyển từ quan hệ bạn bè đồng minh phụ thuộc sang quan hệ bạn bè đối tác. Ngày nay, với hơn 530 triệu dân, Đông Nam Á/ASEAN đã không ngừng lớn mạnh và thể hiện ý chí, lịng quyết tâm hội nhập của tất cả các thành viên, đang trở thành một cực tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong xu thế thiết lập thế giới đa cực.

Sự kiện 11/9 đã có tác động khơng nhỏ tới chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á-TBD nói chung và Đơng Nam Á nói riêng. Thơng qua chiến dịch chống khủng bố toàn cầu, Mỹ đã từng bước tăng cường sự can dự của mình về mặt quân sự đối với khu vực này. Bên cạnh đó, để phục vụ cho mục đích chính trị, các biện pháp hợp tác kinh tế với ASEAN cũng được Mỹ tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)