Tác động của sự gia tăng khủng bố và phong trào li khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 29 - 33)

Trong giai đoạn hiện nay, tồn cầu hố được hiểu là một q trình kinh tế, bắt nguồn từ lưu thông thương mại và dịch vụ. Nhưng sự lưu thông này không chỉ là sự lưu thơng hàng hố và dịch vụ mà nó cịn là sự lưu chuyển của con người. Chi phí hàng không thấp, sự bùng nổ dân số tại các nước nghèo trên thế giới đã tạo nên những luồng di cư sang các nước phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những kẻ theo chủ nghĩa khủng bố tìm thấy được những nơi trú ẩn cho mình. Đây là một trong những mối nguy hại mà tồn cầu hố đem lại. Hoạt động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế được coi là chống lại nhân loại vì chúng thơng qua các hành động bạo lực để sát hại những người dân thường vơ tội nhằm đạt được mục đích nào đó. Theo Liên Hợp Quốc, với một tỷ lệ dân sống dưới mức nghèo khổ, các nước Đông Nam Á là địa bàn lý tưởng cho hoạt động khủng bố trong tương lai. Ông Rohan Gunaratna, cựu nhân viên điều tra của Tổ chức phòng chống khủng bố Liên Hợp Quốc cho biết: “…ngày nay, những vùng có khủng bố hồnh hành trên thế giới, theo thứ tự giảm dần về mức độ và quy mô là Châu Á, Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh, các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước phương Tây” [89].

Có thể nói, sự kiện 11/9/2001 là một cú đánh trực diện lớn nhất của chủ nghĩa khủng bố vào nền kinh tế Mỹ, mục tiêu gây chấn động nhất là Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) tại New York. Hai chuyến bay hàng

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

29

không Mỹ bị không tặc cướp đã lao vào hai ngọn Tháp Đơi làm cho hai tồ nhà cao 110 tầng sụp đổ thành đống gạch vụn. WTC vốn được coi như một biểu tượng cho sự phồn thịnh và giàu mạnh của nền kinh tế Mỹ. Hãng truyền hình Mỹ CNN nhận xét “Vụ 11/9 đã giáng một địn trí mạng vào nền kinh tế đang loạng choạng của Mỹ. Chỉ nội trong tháng xảy ra biến cố đó, tổng thiệt hại về bất động sản, công ăn việc làm và thu nhập đã lên tới 60 tỷ USD” [90]. Việc bọn khủng bố cướp tới 4 chiếc máy bay của hai hãng hàng không là American Airlines và United Airlines là “bom sống tự sát” không chỉ khiến thế giới rùng mình vì tính dã man của nó mà cịn làm suy sụp cả ngành hàng khơng thế giới.

Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI, Đông Nam Á lại trở thành một trong những điểm nóng trên thế giới về các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố bạo lực và li khai dân tộc. Tình hình bất ổn diễn ra liên tục ở Philipin, miền nam Thái Lan, nhiều đảo nhỏ ở Indonesia có tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển của ASEAN.

Đông Nam Á là một trong những khu vực tập trung các tín đồ Hồi giáo trong đó có Indonesia, Malaysia, Bruney có đơng tín đồ Hồi giáo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tín đồ Hồi giáo ở khu vực này vẫn nổi tiếng là ơn hồ, ảnh hưởng chính trị của đạo Hồi cũng không quá lớn. Trước sự kiện 11/9, các nước Đông Nam Á chưa quan tâm nhiều đến vấn đề khủng bố mặc dù đã xẩy ra khơng ít các vụ nghiêm trọng như từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhóm Abu Sayyaf có căn cứ tại miền nam Philipin đã tiến hành hàng loạt các vụ bắt cóc con tin, khủng bố bạo lực…Sau sự kiện 11/9, Đông Nam Á bị coi là nơi lánh nạn chủ yếu của các thành viên Al Qeada. Tại một số quốc gia ở khu vực này đã hình thành một mạng lưới khủng bố Hồi giáo. Chúng hoạt

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

30

động xuyên quốc gia và có quan hệ với Al Qeada nhưng độc lập với tổ chức này.

Chỉ riêng ở Indonesia cũng đã tồn tại rất nhiều tổ chức Hồi giáo, điển hình là Jemaah Islamiah (JI) - một nhóm phái nhỏ ủng hộ việc thiết lập một nhà nước Hồi giáo trải dài từ miền nam Thái Lan đến miền nam Philipin bằng biện pháp vũ lực. Chính tổ chức này đã gây nên vụ tấn cơng khủng bố trên đảo Bali ngày 12/10/2002 làm gần 200 người chết (chủ yếu là khách du lịch nước ngoài) và 300 người bị thương. Nhà chức trách Indonesia đã đánh giá đây là vụ tấn công khủng bố tệ hại nhất trong lịch sử nước này. Đảo du lịch Bali đã từ “thiên đường hạ giới” trở thành “địa ngục trần gian”…Vụ tấn công này đã giáng một địn chí mạng vào ngành du lịch Indonesia. Ngồi ra, hàng loạt các cơng ty lữ hành, hãng hàng không ở Châu Âu, Úc và Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi loạt bom ở Bali này. Một điều nguy hiểm hơn là những hoạt động của JI là đã lan ra nhiều nước Đông Nam Á khác, nhất là những nước có đạo Hồi sinh sống như Malaysia, Philipin, Singapore. Theo lực lượng an ninh, ngoài mối quan hệ với các tổ chức khủng bố khác, JI cịn có các đơn vị hoạt động ngầm ở phần lớn các nước Đông Nam Á. Cảnh sát Philipin, Campuchia, Thái Lan và Singapore đã bắt giữ các chiến binh nghi là thành viên của JI. Vật liệu chế tạo bom cũng được tìm thấy ở Thái Lan và Malaysia.

Tiếp đến là sự bùng phát bạo lực ở 3 tỉnh miền Nam Thái Lan suốt từ đầu năm 2004 đến nay. Nghiêm trọng nhất là vụ khủng bố xảy ra ngày 28/4/2004 làm hơn 100 người thiệt mạng và hôm 25/10/2004 làm 85 người thiệt mạng. Bước sang đầu năm 2005, mặc dù chính phủ Thái Lan gửi thêm 12.000 quân đến vùng này tăng cường nhưng khủng bố khơng có chiều hướng suy giảm [42, tr. 49]. Ở Philipin cũng vấp phải tình trạng tương tự.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

31

Ngày 14/2/2005 đã xảy ra 3 vụ đánh bom ở Manila, thành phố Santos và thành phố cảng Davao làm hàng chục người chết. Malaysia là một nước Hồi giáo tương đối ơn hồ, có luật pháp khắc khe, nhưng đến đầu năm 2005 cũng phát hiện một nhóm Hồi giáo có vũ trang, phương thức hoạt động giống hệt như nhóm khủng bố JI. Mới đây, theo luật An ninh nội địa đã có gần 90 phần tử Hồi giáo cực đoan bị bắt tại nước này. Ở một số nước như Lào, Campuchia trong những năm gần đây cũng thường xảy ra các cuộc đánh bom khủng bố.

Sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho các phong trào li khai có dịp phát triển hơn. Sau khi Đông Timo tách khỏi Indonesia thành lập một nhà nước độc lập thì tại tỉnh Aceh làn sóng biểu tình bạo động diễn ra rộng khắp, nhằm địi được li khai. Ngồi ra, theo thông báo của Cục hàng hải quốc tế (IBM), hải phận Đông Nam Á, đặc biệt là eo biển Malacca gần phía Indonesia là khu vực bị hải tặc quấy phá nhiều nhất trên thế giới [91]. Các nhà phân tích cho rằng những tên cướp biển chủ yếu là những người dân Indonesia bị bần cùng hố sau khủng hồng tài chính 1997, hoặc là những phiến quân Aceh (Indonesia), nằm ở phía bắc eo biển. Chúng có xu hướng cướp các tàu thuyền cỡ nhỏ hay bắt giữ các thuỷ thủ đồn để địi tiền chuộc…Eo biển Malacca cũng là một địa bàn lí tưởng cho bọn khủng bố có thể thực hiện các kế hoạch tấn công.

Như vậy, kể từ ngày 11/9/2001, các tổ chức khủng bố ở Đông Nam Á đã nổi lên như những nhóm chủ chốt trong mạng lưới khủng bố Hồi giáo tồn cầu có liên quan tới Al Qaeda. Sự lớn mạnh của các tổ chức này khiến thế giới phải tập trung vào Đơng Nam Á và xem các chính phủ trong khu vực giải quyết vấn đề khủng bố như thế nào.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

32

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)