Đơng Na mÁ trong chính sách của Mỹ dưới thời chiến tranh lạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 37 - 45)

b) Tác động của tranh chấp chủ quyền và chạy đua vũ trang

2.4.1. Đơng Na mÁ trong chính sách của Mỹ dưới thời chiến tranh lạnh.

niên đầu sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (thập niên 90 của thế kỷ XX)

2.4.1. Đơng Nam Á trong chính sách của Mỹ dưới thời chiến tranh lạnh. tranh lạnh.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cùng với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát-xít và sự thắng lợi của phe đồng minh gồm Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp. Theo đó tương quan lực lượng trên thế giới có sự thay đổi; Liên Xô và Mỹ trở thành hai siêu cường đại diện cho hai cực đối đầu nhau: một là CNXH và một là TBCN. Tuy nhiên trong giai đoạn này, Mỹ trở thành quốc gia có ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong khi các nước đồng minh khác phải chịu sự tổn thất nặng nề do chiến tranh đem lại.

Trong giai đoạn 1967-1975, Mỹ ngày càng leo thang trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhất là ở Việt Nam nhằm phục vụ cho mục tiêu ngăn chặn Liên Xô và chống Trung Quốc. Tuy nhiên, một trong những trọng tâm của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước thân phương tây ở Châu Á là chú trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước Đông Nam Á.

Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (gọi tắt là ASEAN), gồm 5 nước đi theo con đường TBCN trong khu vực là Thái Lan, Philipin, Indonesia, Malaysia, Singapore. Trong giai đoạn này, khu vực Đơng Nam Á bị chia thành hai nhóm nước đối lập: ASEAN và Đơng Dương. Việc ASEAN ra đời khơng bị Mỹ ngăn cản vì nó khơng làm tổn hải đến lợi ích của Mỹ lúc đó. Hơn nữa, Thái Lan và Philipin lại là thành viên của SEATO (Tổ chức Hiệp ước Đơng Nam Á) nên ít nhiều Mỹ có thể sử dụng để

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

37

phục vụ cho mục đích chống cộng sản của mình và không lo ngại cho việc ASEAN chống lại Mỹ. Trên thực tế, từ khi ra đời cho đến năm 1975, ASEAN hoạt động khá lỏng lẻo, rời rạc, các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN mặc dù đã cố gắng song đã không thể tập trung vào sự hợp tác khu vực mà dành phần lớn thời gian vào việc giải quyết các bất đồng nội bộ và củng cố về mặt tổ chức. Để thực hiện chiến lược ngăn chặn ở Đơng Nam Á, chính quyền Mỹ kết hợp chặt chẽ các biện pháp can thiệp về quân sự-chính trị và can thiệp kinh tế. Điều này được thể hiện rõ trong thư của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân M.Taylor gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.McNamara: “Mỹ không thể đạt được các mục tiêu ở Đông Nam Á chỉ bằng các phương tiện kinh tế, chỉ bằng các phương tiện quân sự. Cả ba hướng này phải được kết hợp với nhau thành một chương trình thống nhất, rộng rãi của Mỹ đối với Đơng Nam Á” [4, trang 95]. Qua đó, Mỹ có thể chi phối các nước thân Mỹ theo ý đồ của mình thơng qua việc cung cấp các thiết bị quân sự, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho các nước này. Để đổi lại, một số các nước ASEAN đã ủng hộ Mỹ ở những mức độ khác nhau trong cuộc chiến tranh ở Đơng Dương, ví dụ như Philipin và Thái Lan cho Mỹ quyền sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước mình hay Malaysia giúp Mỹ đào tạo các sĩ quan ngụy của Nam Việt Nam. Mỹ cũng trở nước thành đầu tư nhiều nhất vào các nước ASEAN vì trong lúc này các nước ASEAN vẫn là những nước có nền kinh tế kém phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn đầu tư, viện trợ của những cường quốc tư bản khác để phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào ASEAN trong những năm 1965- 1979 tăng gấp 2 lần so với những năm trước đó và tăng gấp 2,5 lần vào năm 1975, đạt 3446 triệu USD, chiếm 20% toàn bộ đầu tư nước ngoài vào khu vực [4, tr.95]. Bằng biện pháp này, Mỹ đã cột chặt các nước ASEAN vào con

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

38

đường phát triển TBCN. Nhìn chung, chính sách của Mỹ trong giai đoạn trên chủ yếu vẫn dựa trên quan hệ song phương với từng nước ASEAN.

Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 tình hình ở Đơng Nam Á có sự thay đổi làm cho các nước ASEAN thấy cần phải xem lại chính sách của mình đối với các nước khác trong khu vực. Với hiệp ước Bali (2/1976), ASEAN muốn mở ra một hướng mới thân thiện với các nước Đơng Dương để góp phần vào sự ổn định của khu vực. Năm 1976, các nước này đã ký hiệp ước Hợp tác hữu nghị với nhau và tăng chi phí quân sự, mở rộng quan hệ với các nước phương tây như Liên hiệp Châu Âu (EC), Canada…

Việc Mỹ thất bại và thắng lợi thuộc về 3 nước Đông Dương đã làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực có lợi thế. Mỹ đã rút quân đội khỏi Thái Lan, chỉ còn lại hai căn cứ quân sự ở Subik và Clark ở Philipin. Việc giảm sự có mặt của Mỹ mặc dù đã mở ra cho các nước ASEAN khả năng độc lập, tự chủ hơn trong chính sách của mình nhưng lại tạo nên “khoảng trống quyền lực” trong khu vực. Theo đó, Tổ chức Hiệp ước Đơng Nam Á (SEATO) đã giải thể vào ngày 30/6/1977 theo yêu cầu của ASEAN và đồng thời khiến các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Xơ ...nhảy vào lấp chỗ trống đó vì họ đều cho rằng Đơng Nam Á là một khu vực có vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế lớn. Trung Quốc muốn biến Đông Nam Á thành khu vực chịu ảnh hưởng của mình, đặc biệt là vùng biển Đông mà Trung Quốc coi là bộ phận không thể tách rời của quốc gia này.

Sự thất bại ở Đông Dương đã đẩy Mỹ vào cuộc khủng hoảng không chỉ vật chất mà cả về tinh thần, ý chí đặc biệt là về mặt chiến lược, sách lược, thủ đoạn, biện pháp để thực hiện mưu đồ bành trướng và xâm lược của Mỹ. Vì vậy, giới cầm quyền Mỹ đã nghiên cứu và xem xét chọn ra một chiến lược mới đối với Châu Á.

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

39

Sau thất bại ở Việt Nam, địa vị và uy tín của Mỹ trên thế giới tạm thời bị giảm sút. Tuy nhiên, Mỹ khơng thể từ bỏ lợi ích của mình ở Đơng Nam Á - khu vực chiến lược quan trọng cả về kinh tế và chính trị. Trong chuyến sang châu Á, sau khi thăm Trung Quốc, Indonesia và Philipin khi dừng chân tại Honolulu trên quần đảo Hawai (8/12/1978), Tổng thống G.Ford đã công bố học thuyết Châu Á-TBD của Mỹ ; trong đó chính sách của Mỹ đối với ĐNA trong thời kỳ sau Việt Nam nằm trong khuôn khổ chiến lược trên bao gồm những điểm chính sau: 1/ Trước hết, Mỹ sẽ vẫn quan tâm và dính líu một cách sâu sắc vào mọi sự kiện ở vùng này; 2/ Duy trì những quan hệ mạnh mẽ và chặt chẽ nhất có thể được với Nhật Bản; 3/ Sẽ tìm cách tiến tới bình thường hố quan hệ với CHND Trung Hoa trong khi vẫn không quên quan tâm đến quy chế tương lai của Đài Loan; 4/Sẽ tiến tới bình thường hố quan hệ với Việt Nam; 5/ Khẳng định một lần nữa với Philipin rằng Mỹ sẵn sàng tiếp tục trở lại vào một thời gian thích hợp những cuộc thương lượng về căn cứ đã được tiến hành hồi cuối năm ngoái (1976); 6/Quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế chung của khu vực. [4, tr.114]. Cụ thể:

Trong lĩnh vực kinh tế: Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã đề ra

cho mình nhiệm vụ bằng mọi cách duy trì các nước ASEAN trong quỹ đạo TBCN, bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại. Qua đó, mức độ và quy mô thâm nhập của tư bản Mỹ vào các nước ASEAN tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Mỹ tăng vốn đầu tư cho các nước ASEAN, tăng cường tập trung vào cơng nghiệp khai khống, chế biến dầu mỏ. Trao đổi buôn bán ngoại thương cũng tăng rất nhanh. Tuy Mỹ luôn đề cao tổ chức ASEAN, coi đây là “một mẫu mực của sự hợp tác khu vực” nhưng Mỹ lại không muốn cho các nước này độc lập về kinh tế mà muốn duy trì các nước ASEAN phụ thuộc vào Mỹ và muốn biến ASEAN thành nơi cung cấp nguyên liệu và hàng

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

40

hóa cho Mỹ. Năm 1977, cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN đầu tiên đã diễn ra nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế còn tồn tại giữa hai bên và đây cũng được coi là một sự kiện đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quan hệ này.

Trong lĩnh vực quân sự - chính trị: Tuy Mỹ không muốn các nước

ASEAN trở thành một tổ chức độc lập về kinh tế nhưng lại muốn biến tổ chức này thành một liên minh quân sự - chính trị để tạo sự đối trọng với Việt Nam, Lào, Campuchia. Tuy nhiên, trước thái độ khơng đồng tình của các nước ASEAN trong mục tiêu trên nên Mỹ đã thay đổi chút ít trọng tâm chính sách về vấn đề này. Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với từng thành viên ASEAN vì cho rằng điều này sẽ tạo điều kiện cho việc thành lập liên minh quân sự trong khn khổ ASEAN. Chính phủ Mỹ đã thơng qua hình thức truyền thống là viện trợ quân sự và kinh tế. Số tiền viện trợ quân sự Mỹ dành cho ASEAN tăng mạnh trong những năm 1976-1978. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kéo các nước ASEAN vào quỹ đạo trên Mỹ dựa vào sự hợp tác với các đồng minh của mình ở Thái Bình Dương là Australia và Nhật Bản. Bên cạnh đó, để củng cố và duy trì hiện trạng ở Đơng Nam Á, Mỹ tìm cách thương lượng với Philipin sử dụng các căn cứ quân sự có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng của nước này. Ngoài việc củng cố và giữ cho các nước ASEAN đi theo quỹ đạo của CNTB, chống lại ảnh hưởng của CNXH trong khu vực, Mỹ còn đề ra mục tiêu cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương mà chủ yếu là thơng qua việc bình thường hố quan hệ với Việt Nam.

Chuyển sang giai đoạn những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến phức tạp, căng thẳng do tác động của mối quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ-Xô chuyển từ hoà dịu sang đối đầu. Bầu khơng khí của chiến tranh lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến các khu vực trên thế giới đã trực tiếp tác động đến tình

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

41

hình Đơng Nam Á - khu vực chịu tác động của hầu hết các nước lớn, dẫn đến sự chuyển dịch trong quan hệ giữa ASEAN và các nhóm nước Đơng Dương. Cuộc khủng hoảng khu vực bắt đầu chủ yếu xoay quanh vấn đề Campuchia từ sau 1975 đến giữa thập niên 80. Bầu khơng khí hồ dịu ngắn ngủi ở Đơng Nam Á đã chấm dứt. Đông Nam Á một lần nữa lại chia thành hai nhóm nước đối địch xung quanh vấn đề Campuchia - một bên là các nước Đông Dương và bên kia là các nước ASEAN. Quan hệ giữa hai nhóm nước và quan hệ song phương với từng nước đã chuyển sang thời kỳ băng giá.

Bè lũ Polpot thực hiện chính sách diệt chủng trong nước và bên ngồi thì xâm lấn Việt Nam. Việc Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol pot đã bị một số nước ASEAN lấy đó làm lí do tập hợp lực lượng cùng Trung Quốc và Mỹ chống Việt Nam cũng như các nước Đông Dương khác. Quan hệ Việt - Trung có thêm nhiều diễn biến xấu đi. Trung Quốc lấy cớ đe dọa cho Việt Nam “một bài học” nhằm cứu vãn bọn tay sai Polpot đã làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng và phức tạp hơn. Các nước ASEAN cũng ủng hộ lập trường của Trung Quốc, chống Việt Nam trên mọi phương diện…Hành động của các nước ASEAN trong vấn đề Campuchia được Mỹ ủng hộ. Mỹ đã hoạch định một chính sách mới đối với Đơng Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng:

Trong lĩnh vực quân sự: Chính quyền Mỹ tăng cường mạnh mẽ các biện pháp truyền thống để bành trướng quân sự như viện trợ quân sự, đào tạo nhân viên quân sự, bán vũ khí, ràng buộc các nước trong khu vực bằng hệ thống các hiệp ước. Với ý đồ để các nước ASEAN đủ sức yểm trợ Mỹ triển khai lực lượng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, Mỹ đã xoáy sâu thêm vào mối lo ngại của các nước này về các nước cộng sản trong khu vực bằng cách ra sức tuyên truyền về cái gọi là “mối đe dọa của Liên Xơ” và

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

42

thông qua “người thừa hành Việt Nam” để thúc đẩy các nước hiện đại hố qn sự. Cũng chính vì ý đồ này, chi phí qn sự của các nước thành viên ASEAN tăng lên đáng kể từ đầu những năm 80 [4, tr.157]. Bên cạnh đó, Mỹ cũng tăng viện trợ cho các nước ASEAN và sự phân phối viện trợ cũng có sự ưu tiên với hai nước Philipin và Thái Lan, nơi Mỹ có căn cứ quân sự lớn. Mỹ còn muốn điều chỉnh hợp đồng tác chiến của Mỹ với các nước này. Các cuộc tập trận được tiến hành thường xuyên với các đồng minh của Mỹ trong nhóm ASEAN như Mỹ - Philipin, Mỹ - Thái Lan. Trong một kế hoạch lớn hơn, Mỹ còn mong muốn đưa các nước ASEAN tham gia vào hệ thống quân sự khu vực rộng lớn, một vòng cung chiến lược rộng lớn hơn bao gồm Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Australia và New Zealand, qua đó làm tăng tính linh hoạt cần thiết cho các lực lượng vũ trang Mỹ.

Trong lĩnh vực kinh tế: Cũng như trong thời kì trước, ASEAN khơng

chỉ có ý nghĩa quan trọng với Mỹ không chỉ ở phương diện quân sự - chính trị mà cịn trong lĩnh vực kinh tế. Từ đầu những thập kỷ 80, sự mở rộng về kinh tế của Mỹ ở Đông Nam Á được thúc đẩy mạnh. ASEAN trở thành bạn hàng quan trọng thứ 5 của Mỹ vào những năm 80. Từ lâu ASEAN đã trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu, nông phẩm, khoáng sản và năng lượng quan trọng cho nền công nghiệp Mỹ. Để thực hiện mục đích mở rộng ảnh hưởng kinh tế ở Đông Nam Á, vào năm 1979, Mỹ và ASEAN đã thành lập Uỷ ban thương mại Mỹ-ASEAN. Để tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản Mỹ thâm nhập và kiểm soát các nguồn tài nguyên và thị trường các nước Đông Nam Á, giữ các nước này trong quỹ đạo thị trường tự do TBCN, viện trợ kinh tế vẫn là một công cụ hữu hiệu, và việc lựa chọn các nước tiếp nhận viện trợ cũng nằm trong toan tính về mặt quân sự của Mỹ trong chính sách

Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —

43

đối ngoại. Trong đó, Philipin, Thái Lan và Indonesia là những đồng minh và bạn bè quan trọng nên được cung cấp nhiều viện trợ hơn.

Vào những năm 80, nhờ chính sách đầu tư của các nước ASEAN khá cởi mở, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nên đầu tư của Mỹ tăng mạnh mẽ vào các nước này. Nếu như năm 1979, đầu tư của Mỹ vào ASEAN là 4 tỷ USD, năm 1983 là 7,971 tỷ USD (tăng gấp 2 lần) thì đến năm 1990, con số này là 11,79 tỷ USD. Về thương mại, trao đổi hàng hoá giữa Mỹ và ASEAN tăng lên đáng kể từ năm 1979 đến năm 1985 (từ 16,7 tỷ USD đến 23,506 tỷ USD) [4, tr.161]. Cũng trong giai đoạn này, do tác động của khủng hoảng kinh tế, tình hình ngoại thương trên thế giới suy giảm và kèm theo đó là xu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI Luận văn ThS. Quốc tế học 60 31 40 (Trang 37 - 45)