b) Tác động của tranh chấp chủ quyền và chạy đua vũ trang
2.5. Các lĩnh vực điều chỉnh trong chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI.
52
mở rộng theo xu hướng đa phương hoá và đa dạng hoá. Trong giai đoạn này, xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh trở thành chủ đạo trong các mối quan hệ quốc tế, triển vọng của mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN sẽ theo hướng sau: - Dù còn những khác biệt trong một số vấn đề quốc tế và khu vực, song cả hai bên sẽ cố gắng vượt qua trở ngại để thúc đẩy quan hệ song phương phát triển. - Dù sự cạnh tranh tăng lên, song quan hệ Mỹ-ASEAN vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển, bởi vì điều đó có lợi cho cả hai bên. - Các nước ASEAN có thể thực thi chính sách đối ngoại tạo cho Đơng Nam Á trở thành khu vực hồ bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển.
Như vậy, trong gần ba mươi năm từ 1967 đến cuối những năm 90, cho dù tình hình quốc tế có những biến chuyển lớn, Đơng Nam Á/ASEAN ln chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong chiến tranh lạnh, Mỹ đã dùng viện trợ quân sự, kinh tế (phần lớn là viện trợ quân sự) làm công cụ chủ yếu để lôi kéo các nước ASEAN trở thành đồng minh và bạn bè chống lại mối đe dọa của Chủ nghĩa cộng sản và loại bỏ Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (những năm đầu của thập niên 90), vị trí của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Mỹ tuy khơng cịn quan trọng như thời kỳ trước đây và Mỹ có phần coi nhẹ Đơng Nam Á nhưng với vị trí chiến lược quan trọng và với những thành tựu, những biến đổi mà ASEAN đã đạt được, tổ chức này đã có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quốc tế và khu vực, trở thành một khu vực có hồ bình, hữu nghị, hợp tác phát triển.
2.5. Các lĩnh vực điều chỉnh trong chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI. Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI.
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
53
Trong một bài phát biểu tại Singapore (22/5/2006) về quan hệ giữa Mỹ và Đông Nam Á, ông Christopher Hill, thứ trưởng ngoại giao phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh tầm quan trọng của Đơng Nam Á đối với tương lai của Mỹ và của hệ thống quốc tế. Ông cho biết, trên lĩnh vực kinh tế, Đông Nam Á là khu vực đầu đàn của nền kinh tế thế giới và là một trong những bạn hàng trao đổi mậu dịch quan trọng nhất của Mỹ. Năm 2005, Mỹ nhập 100 tỷ USD hàng từ Đông Nam Á và xuất gần 50 tỷ USD sang các nước trong khu vực này. Như vậy có thể thấy, Đơng Nam Á là thị trường lớn thứ 5 trên thế giới cho hàng xuất khẩu của Mỹ; và đầu tư trực tiếp của Mỹ tại ASEAN lớn hơn đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc và Hồng Kông cộng lại. [104]
Về cơ bản, chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á được triển khai dựa trên cơ sở Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ và những ưu tiên của nó đối với khu vực Châu Á - TBD. Theo một nghiên cứu năm 2005 của Quốc hội Mỹ, mục tiêu chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á như sau: [15, tr.53]
Ổn định khu vực và cân bằng lực lượng với mục tiêu chiến lược là không cho ai làm bá chủ tại Đông Nam Á.
Không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một cường quốc hay một liên minh nào.
Tự do lưu thông hàng hải và bảo vệ các đường biển. Bảo vệ quyền lợi mậu dịch và đầu tư của Mỹ.
Ủng hộ đồng minh và các nước bạn.
Truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền và tự do tín ngưỡng.
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
54