Sau sự kiện 11/9 thay đổi lớn nhất trong mục tiêu chính sách Châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ là coi “chống khủng bố” là khâu quan trọng. Giờ đây, Đông Nam Á càng trở nên quan trọng đối với Mỹ. Mỹ coi đây là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, đồng thời coi hợp tác chống khủng bố của các nước Đông Nam Á là tiền đề chủ yếu để cải thiện quan hệ chính trị, kinh tế và cung cấp viện trợ quân sự cho các nước này. Địa vị chiến lược an ninh của khu vực được nâng cao rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
55
là do: 1, Ở Đông Nam Á tập trung một số nước có cộng đồng Hồi giáo đơng đảo và Hồi giáo đóng một vai trị quan trọng trong nền chính trị khu vực; 2, Sự tồn tại của một số nhóm Hồi giáo cực đoan, có liên hệ với mạng lưới Al Qeada ở khu vực này.
Tháng 8/2002, Mỹ và ASEAN đã ra “Tuyên bố chung hợp tác chống khủng bố quốc tế”, đánh dấu sự hình thành đồng minh chống khủng bố giữa Mỹ và ASEAN. Ngoại trưởng Mỹ Collin Powel đã nói, tuyên bố chung này sẽ dẫn tới việc thiết lập “mối quan hệ chặt chẽ hơn” giữa Mỹ và ASEAN [10, tr.5]. Ngồi ra, ơng cịn đưa ra kiến nghị thành lập “Trung tâm chống khủng bố quốc tế” đặt trụ sở tại Kuala Lumpur. Điều này cho thấy chống khủng bố đã trở thành mục tiêu được ưu tiên nhất trong chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, nhìn về lâu dài thì việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực là phục vụ cho mục tiêu kiềm chế Trung Quốc [7, tr.155]. Để thực hiện điều này, Mỹ đã triển khai hàng loạt các hoạt động hợp tác song phương và đa phương với nhiều nước thành viên ASEAN mà trước tiên là Philipin, nơi có các nhóm Hồi giáo nổi dậy, đặc biệt là hai nhóm khủng bố Abu Sayyaf và Jihad Islamia (JI) được Mỹ coi là hiểm họa chính trong cuộc chiến chống khủng bố của mình tại Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Tổng thống Philipin, Gloria Arroyo cũng là những nguyên nhân khiến Mỹ tin tưởng nước này là địa điểm thích hợp nhất cho tham vọng xây dựng căn cứ quân sự tại Đông Nam Á...
Sau sự kiện 11/9, quan hệ quân sự Mỹ - Philipin được tăng cường. Tháng 11/2002. tổng thống Philipin Arroyo thăm Mỹ, hai bên đồng ý xây dựng cơ chế tư vấn mới về phòng vệ song phương. Tháng 8/2002, Ngoại trưởng Mỹ Collin Powel thăm Philipin, hai bên bày tỏ tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược và hợp pháp quân sự chống khủng bố. Cũng
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
56
trong tháng 8/2002, Bộ trưởng Quốc phòng Philipin Reyes sang thăm Mỹ, đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phịng Mỹ Rumsfeld về tình hình an ninh của Philipin và Đông Nam Á cũng như vấn đề cải thiện hơn nữa quan hệ quân sự Mỹ-Phillipin…Ngoài ra, hai nước nhiều lần tiến hành các cuộc diễn tập chung chống khủng bố với quy mô lớn. Sau sự kiện 11/9, xuất phát từ quan điểm cho rằng nhóm nhóm khủng bố Abu Sayyaf ở miền nam Philipin có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức hồi giáo Al Qaeda nên từ tháng 1/2002, quân đội Mỹ đã cùng với quân đội Philipin tiến hành cuộc tập trận “Sát cánh bên nhau-2002” (Balikatan) kéo dài 6 tháng liền với mục tiêu tấn công vào tổ chức này. Đây là hành động quân sự chống khủng bố với quy mô lớn đầu tiên được tiến hành ở khu vực Đông Nam Á tiếp sau việc Mỹ tấn cơng chính quyền Taliban ở Afghanistan. Để tham gia vào cuộc tập trận chung cũng như là để nhằm huấn luyện và hỗ trợ cho quân đội Philipin, Mỹ đã cho triển khai hơn 1.000 quân tới khu vực miền Nam. Ngồi ra, Mỹ cịn cung cấp hậu cần và chi viện kỹ thuật như xây dựng hệ thống sân bay, đường xá và cầu cống phục vụ cho mục đích quân sự ngay tại địa phương. Ngày 21/11/2002, hai nước đã kí “Hiệp định hỗ trợ hậu cần” với thời hạn 5 năm. Trong khi đó, Philipin đồng ý cho Mỹ sử dụng không phận Philipin và tiếp cận các căn cứ quân sự Mỹ trước đây tại nước này là Subic và Clark. Ngoài ra, Philipin cũng cung cấp dịch vụ nhà ở, giao thơng, thơng tin, y tế cho phía qn Mỹ.
Sau sự kiện 11/9, trước thái độ ủng hộ của chính quyền Philipin đối với cuộc chiến chống khủng bố và cũng là một trong nước Châu Á đầu tiên công khai ủng hộ liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, viện trợ quân sự cho nước này đã tăng lên. Chỉ riêng năm 2001, Philipin đã nhận được viện trợ trị giá 100 triệu USD. Năm 2002, trong chuyến thăm viếng thăm của mình, Ngoại trưởng Mỹ Collin Powel đã bày tỏ việc sẽ cung cấp viện trợ
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
57
quân sự và phát triển trị giá 155 triệu USD cho nước này [36, tr.15]. Hiện nay, Philipin là nước nhận viện trợ quân sự nhiều nhất của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á và là nước nhận viện trợ quân sự của Mỹ đứng hàng thứ 4 trên thế giới. [30, tr.4]
“Hổ mang vàng” (The Cobra Gold) là cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và các nước đồng minh nhằm nâng cao khả năng phối hợp hoạt động và tương trợ lẫn nhau trong công tác chống khủng bố và trong những năm gần đây đã thể hiện rõ xu hướng mở rộng về quy mô các nước tham gia. Từ năm 1981, khi bắt đầu được tiến hành cho tới năm 2004, cuộc diễn tập này vẫn chỉ có sự góp mặt của qn đội Mỹ và qn đội Hồng gia Thái Lan. Nhưng tới năm 2005, “Hổ mang vàng” đã là sân chơi chung của 4 nước Mỹ, Thái Lan và thêm hai quốc gia nữa là Nhật Bản và Singapore. Năm 2006, người ta tiếp tục chứng kiến sự hiện diện của một thành viên mới đó là Indonesia. Cuộc diễn tập huy động khoảng 6.850 quân tham gia (theo AFP, con số thực tế lớn hơn rất nhiều, khoảng 11.300 quân), trong đó nhiều nhất là Thái Lan với 3.600 quân, Mỹ đứng thứ hai với 3.100 quân và tiếp theo là Singapore với 100 quân, Nhật Bản 40 quân và cuối cùng là Indonesia với 15 binh sĩ. Số quân Mỹ tham gia diễn tập được lấy từ các căn cứ quân sự tại Mỹ, Hawaii, Guam, Nhật Bản và có 9 nước cử đồn tới quan sát diễn tập trong tổng số 21 nước được mời.
Với Thái Lan, trong năm tài chính 2002, tổng hỗ trợ về kinh tế và an ninh của Mỹ dành cho nước này là 10,79 triệu USD; năm 2003 là 12,23 triệu USD, năm 2004 là 7,9 triệu USD (bảng phụ lục) [21, tr.29]. Cũng nhờ sự giúp đỡ của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) mà ngay từ đầu năm 2001, Trung tâm chống Khủng bố của Thái Lan (CTIC) đã được thành lập với mục tiêu nhằm tạo ra sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan an ninh Thái Lan.
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
58
Trong năm 2002, CIA cũng đã cấp cho CTIC một khoản tiền từ 10 đến 15 triệu USD và nhờ sự giúp đỡ này CTIC đã lần ra trùm khủng bố số một Đông Nam Á Hambali đồng thời bắt được một số thành viên quan trọng của mạng lưới JI.
Đối với Indonesia, trong kế hoạch quay trở lại Đông Nam Á, Mỹ rất cần tới vai trò và ảnh hưởng của nước này, không chỉ đối với thế giới Hồi giáo mà với cả khu vực. Nhiều nhà phân tích cịn chỉ ra rằng, với vị thế chiến lược quan trọng, nằm giữa Australia và lục địa Châu Á, án ngữ huyết mạch vận tải từ Ấn Độ Dương sang biển Đông và Đông Bắc Á qua eo biển Malacca, Indonesia đang nổi lên như một “đầu cầu” quan trọng để Mỹ từng bước chuyển trọng tâm. Do đó, việc tăng cường hợp tác quân sự với Indonesia là một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ [107]. Bên cạnh đó, Mỹ cũng thực thi một chính sách thận trọng vì đây là qc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất trên thế giới. Ngày 22/10/2003, trong chuyến viếng thăm ngắn của mình tới đảo Bali, Tổng thống G.Bush và tổng thống Megawati đã cùng nhau ký bản Tuyên bố chung mà theo đó sẽ “tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương trong cuộc chiến chống khủng bố, bao gồm cả việc xây dựng năng lực và chia sẻ thơng tin tình báo và đặc biệt hướng tới mối quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước” [63]. Trong năm tài chính 2002, tổng hỗ trợ về an ninh và kinh tế của Mỹ dành cho nước này là 142,35 triệu USD; năm 2003 là 161,41 triệu USD; năm 2004 là 127,81 triệu USD (bảng phụ lục). Quốc hội Mỹ còn bỏ qua các điều khoản cấm viện trợ vũ khí cho Indonesia. [7, tr.156].
Bên cạnh đó, ngày 27/2/2005, trả lời phỏng vấn báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Richard Boucher cho biết “Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Condoleezza Rice quyết định rằng Indonesia đã đáp ứng được các điều kiện mà Quốc hội Mỹ đề ra để nối lại Chương trình đào tạo và huấn luyện
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
59
quốc tế (IMET) dành cho sỹ quan quân đội Indonesia sẽ góp phần tăng cường tiến trình dân chủ đang diễn ra tại Indonesia và thúc đẩy sự hợp tác trên các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm” [97]. Mục tiêu chính của IMET là nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hiệu quả và cùng có lợi giữa Mỹ và những nước tham gia chương trình này, góp phần thúc đẩy hoả bình và an ninh quốc tế, hay chính xác hơn là hồ bình và an ninh “kiểu Mỹ”. Sự hợp tác tích cực của nước này với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố thời gian qua cũng như vai trò và vị trí chiến lược của quốc gia có cộng đồng Người Hồi giáo đông nhất thế giới này là những yếu tố quan trọng mà chính quyền Bush khơng thể bỏ qua. Thêm nữa, chương trình IMET chính là một “con đường” mới, có thể là ngắn hơn, ít tốn kém hơn để giúp Mỹ tiếp cận và gây ảnh hưởng với khu vực Đông Nam Á. Các chuyên gia cho rằng, nếu so với các phương pháp truyền thống mà Mỹ thường sử dụng như lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố hay các vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để can thiệp và gây ảnh hưởng đối với các nước khác thì chương trình hợp tác huấn luyện sĩ quan quân đội có vẻ như “thân thiện” hơn.
Với Singapore, nước này đã ký với Mỹ Bản phụ lục bổ sung cho Giác thư về hợp tác quốc phịng năm 1998, khơng chỉ cho phép Mỹ sử dụng nước này làm bến đậu của các tàu chiến và máy bay quân sự mà còn mở rộng hợp tác an ninh quốc phòng khác như tham gia tập trận chung, chuyển giao công nghệ mới và chống khủng bố [26, tr.102]. Vào tháng 7/2005, Mỹ và Singapore tiếp tục kí với nhau Hiệp định hợp tác quốc phịng song phương mới, theo đó Mỹ tiếp tục cam kết sự can dự của mình tại Đơng Nam Á, coi nước này như một trung tâm cập bến của các phương tiện quân sự, là trạm trung chuyển và trung tâm hậu cần quan trọng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ngồi ra, Mỹ cịn triển khai giai đoạn I Hiệp định xây dựng cảng
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
60
nước sâu cỡ lớn cho quân đội Mỹ tại Singapore. Mỹ cũng đưa sáng kiến về Chương trình hợp tác hải quân chống khủng bố (CTPAT) và Sáng kiến an ninh vận tại cơng-ten-nơ (CSI), theo đó Mỹ u cầu áp dụng biện pháp kiểm tra an ninh mới đối với các tàu vận tải và công ten nơ hàng xuất khẩu vào Mỹ xuất phát từ 20 cảng trên thế giới nhằm ngăn ngừa các tổ chức khủng bố lợi dụng đường vận tải biển để xâm nhập vào nước Mỹ và các quốc gia khác, trong đó Mỹ coi Singapore là “Cổng hoa tiêu” đầu tiên ở Châu Á (The first CSI Pilot in Asia) [16, tr.20]. Ngồi ra, Mỹ cịn đề xuất “Sáng kiến an ninh trên vùng biển khu vực”, nhưng một số nước như Indonesia, Singapore và Malaysia do lo ngại ý đồ của Mỹ lấy chống khủng bố làm cái cớ để mở rộng sự hiện diện quân sự xung quanh eo biển Malacca nên đã từ chối.
Gần đây nhằm tăng cường quan hệ và ảnh hưởng với các nước Đông Nam Á, Mỹ đã thúc đẩy “Chương trình đối tác cảnh vệ quốc gia cấp bang” (The national guard state partnership program) (SPP) tại khu vực, trong đó ưu tiên cho Philipin, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Về hình thức của SPP, một bang của Mỹ sẽ thiết lập và phát triển quan hệ đối tác an ninh với một quốc gia bên ngồi. Mặc dù dưới hình thức đối tác cảnh vệ, thực chất các bộ chỉ huy khu vực của Mỹ khai thác tối đa mối quan hệ này trên cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên. Ngoài phục vụ cho những mục tiêu chung của Bộ Quốc phòng Mỹ và các bộ chỉ huy khu vực, các bang của Mỹ cũng thu lợi trực tiếp và gián tiếp từ các chương trình của SPP bởi Chính phủ liên bang trả hầu hết chi phí thơng qua ngân sách quốc hội dành cho Cục cảnh vệ quốc gia[35, tr.9]. Tóm lại thơng qua chương trình SPP này, Mỹ có thể tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế cũng như các mối đe dọa khác.
Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI —
61
Với Việt Nam, quan hệ giữa hai nước mang tính chất đặc biệt do quá khứ chiến tranh. Năm 1995, Mỹ tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bắt đầu các trao đổi quân sự hạn chế tập trung vào vấn đề quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Năm 1998, Quỹ Stanley đã bảo trợ một diễn đàn tại Queenstown, Maryland với chủ đề “Nổi lên từ xung đột: cải thiện quan hệ giữa Mỹ và các đối thủ hiện nay và quá khứ”. Diễn đàn này đạt được sự nhất trí rằng Bộ quốc phòng Mỹ cần phát triển hợp tác quân sự với Bộ Quốc phòng Việt Nam, gồm: - Tiếp xúc và trao đổi quân sự cần được duy trì phát triển ở mức phù hợp với cả hai nước và sức mạnh quốc phòng của họ; - Các cuộc tiếp xúc, trao đổi quân sự và hợp tác cần mang tính khả thi và được sự thống nhất giữa hai nước, cần được mở rộng bao gồm cả các hoạt động chung trong việc rà phá bom mìn, chữa trị cho những người bị thương do bom mìn và có thể hợp tác nghiên cứu hậu quả của chất độc màu da cam; - Cần áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh trong giới quân sự Việt Nam.