1.1. Tình hình thế giới và khu vực
1.1.3. Tình hình khu vực Đông Na mÁ
Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á có diện tích 4.500.000 km², với 11 quốc gia gồm: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei. Tính đến hết năm 2014, dân số của cả khu vực lên đến 612,7 triệu người” [4 – tr.55]. Tổ chức ASEAN với cơ chế hoạt động rất hiệu quả và có ảnh hưởng rất lớn đến các nước thành viên.
Ở khu vực Đông Nam Á, sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, môi trường hòa bình ổn định đã được lặp lại trong khu vực. Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Nền kinh tế đang bùng nổ của khu vực Đông Nam Á gây sự chú ý cho Ấn Độ trong việc tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Các nước Đông Nam Á đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền. “Năm 1996, mức tăng GDP của Thái Lan 8,5%, Indonesia 8,1%, Malaysia 8%, Philippines 5,9%, Singapore 5,8%. GDP bình quân đầu người theo thứ tự các nước trên là: 7535 USD; 3705 USD; 9470 USD; 2935 USD; 23.569 USD” [38 – tr.61]. Tại châu Á - Thái Bình Dương đã xuất hiện nhiều con rồng nhỏ như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và một số nước khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... Điều này thúc đẩy và bắc cầu cho sự hợp tác xuyên đại dương của Ấn Độ.
Sau Chiến tranh Lạnh, khu vực Đông Nam Á, mà đại diện chính là hiệp hội ASEAN nổi lên và trở lên có tiếng nói trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh mới, ASEAN tích cực tăng cường quan hệ với các nước lớn, giữ thế độc lập và cân bằng với các nước lớn. Đồng thời, giữa các nước trong hiệp hội cũng tăng cường quan hệ, giải quyết các bất đồng, hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực, thiết lập các chương trình hợp tác, diễn đàn đối thoại trong nội khối với nhiều cấp độ như: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội nghị cấp cao ASEAN, Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, Hành lang kinh tế Đông Tây…..Ngoài
ra, ASEAN cũng chú trọng đối thoại với các nước trong khu vực thông qua các cơ chế hợp tác như ASEAN+1 (cơ chế hợp tác giữa ASEAN với từng nước đối thoại đầy đủ), ASEAN+3 (có chế hợp tác giữa ASEAN và ba nước Đông Bác Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)… Các hình thức này góp phần nâng cao quan hệ chính trị, an ninh, đẩy mạnh mở rộng thị trường, hợp tác phát triển kinh tế giữa ASEAN với các nước đối tác, đồng thời củng cố vai trò của ASEAN trong các cơ chế hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã dần trở thành hạt nhân và đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, cấu trúc an ninh, hợp tác khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN vừa tăng cường đối thoại, hợp tác với nhau, vừa tìm cách tạo ra các khuôn khổ thích hợp để can dự với các đối tác bên ngoài, cùng nhau bàn bạc xử lý các vấn đề an ninh, hợp tác và phát triển có thể ảnh hưởng tới khu vực. Có thể thấy, quan hệ của ASEAN với các nước lớn, các đối tác có ý nghĩa rất quan trọng với hòa bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng của khu vực. Nhận thức rõ tầm quan trọng không thể thiếu của các nước lớn, các đối tác trong và ngoài khu vực, ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm quản lý quan hệ với các nước lớn và các đối tác dưới nhiều hình thức khác nhau, đồng thời tìm cách chèo lái quan hệ với các nước lớn theo hướng có lợi nhất cho ASEAN và khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN đã sáng tạo ra nhiều loại “quy chế đối thoại” để trao cho các nước lớn, các đối tác trong và ngoài khu vực, căn cứ vào năng lực, hoàn cảnh của từng đối tác cũng như nhu cầu của ASEAN.