Kế hoạch triển khai các phương pháp thực hành,thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 42 - 50)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. Cách thức tổ chức các hoạt động thực hành,thực tập cho sinh viên trường

2.1.2. Kế hoạch triển khai các phương pháp thực hành,thực tập

Tùy số lượng sinh viên của mỗi khóa kế hoạch triển khai vẫn theo các phương pháp chủ đạo như: Phương pháp thực hành Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm:

Thực hành Công tác xã hội cá nhân đảm bảo những yêu cầu như:

Mục đích: Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học về phương pháp Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm vào trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng. Giúp sinh viên từng bước làm quen với công việc của một nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp.

Cơ cấu tổ chức: Thông thường, các nhóm có từ 15-25 sinh viên trên 1 cơ sở do 01 giáo viên thực hành phụ trách hướng dẫn. Sinh viên sử dụng tiến

trình Công tác xã hội cá nhân, hoàn thiện viết báo cáo theo yêu cầu đặt ra của học phần thực hành Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm.

Thời gian và địa điểm thực hành:

Thời gian: Thời gian thực hành, thực tập Công tác xã hội của một khóa đào tạo Công tác xã hội được chia thành 4 đợt, trong đó thực hành 1 với nội dung Công tác xã hội cá nhân được tổ chức vào học kỳ II của năm thứ 2, thực hành 2 Công tác xã hội nhóm là vào kỳ II của năm thứ 3, thực hành 3 Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển Cộng đồng vào kỳ I của năm thứ IV và thực tập tốt nghiệp là kỳ II của năm thứ IV. Nhà trường chỉ đạo, giáo viên thực hành là người phụ trách hoạt động thực hành Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm gồm 3 tín chỉ với số lượng tính theo tiết là 45 tiết lý thuyết tương đương với 90 tiết thực hành tại cơ sở mỗi buổi 5 tiết tương đương với 18 buổi, thực hành Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển Cộng đồng gồm 2 tín chỉ là 60 tiết thực hành tương đương với 10 buổi thực hành. Thực tập tốt nghiệp 6 tín chỉ tương đương với 180 tiết thực hành và số buổi thực hành là 36 buổi.

Địa điểm: Hiện nay sinh viên Khoa Công tác xã hội triển khai học phần thực hành Công tác xã hội cá nhân và Công tác xã hội nhóm tại các cơ sở như: Trung tâm Bảo trợ Xã hội, các làng trẻ SOS Hà Nội, làng Hữu Nghị và các trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông trên địa bàn Hà Nội (xem phần phụ lục).

Các giai đoạn thực hành:

Giai đoạn 1: Thực hành tại cơ sở đào tạo (20 tiết) - trường ĐHSP HN

Giai đoạn 2: Thực hành tại cơ sở (50 tiết)

Tùy thuộc vào các cơ sở thực hành, thực tập khoa Công tác xã hội có các yêu cầu, mục tiêu khác nhau. Cụ thể:

+ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, thái độ, kỹ năng đã học về Công tác xã hội cá nhân vào ca thực hành cụ thể tại cơ sở;

Giúp sinh viên từng bước làm quen với công việc của một nhân viên Công tác xã hội trong tương lai; từng bước hình thành, phát triển kỹ năng nghề.

+ Nội dung và tiến trình thực hành: Tiếp cận, tìm hiểu việc hỗ trợ, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội tại các Trung tâm/cơ sở xã hội.

Vận dụng lý thuyết Công tác xã hội cá nhân vào thực hành tác nghiệp với 01 thân chủ do sinh viên tự chọn tại cơ sở/trung tâm.

Thực hành tiến trình can thiệp, trợ giúp thân chủ theo tiến trình 7 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ: Quá trình tiếp cận thân chủ: sinh viên đã tiếp cận và thiết lập quan hệ với thân chủ như thế nào? Khó khăn và thuận lợi?

Giai đoạn 2: Nhận diện vấn đề

Trong phần này, sinh viên cần trình bày: - Vấn đề hiện nay của thân chủ là gì? - Ai là thân chủ chính?

- Tiến hành khi nào?

Giai đoạn 3: Thu thập thông tin

Trong phần này, sinh viên cần trình bày những thông tin liên quan đến - Thân chủ

- Gia đình thân chủ

- Chính quyền địa phương, cộng đồng, bạn bè Giai đoạn 4: Đánh giá, chuẩn đoán

Trong phần đánh giá và chuẩn đoán, sinh viên cần thể hiện được những nội dung:

- Phân tích thông tin dữ liệu thu thập được; phân tích tính chất, đặc điểm của vấn đề, nguyên nhân, yếu tố tác động, mức độ trầm trọng của vấn đề: nặng, nhẹ, cao, thấp.

- Đánh giá tất cả những vấn đề mà thân chủ cảm thấy cần giải quyết - Mối quan hệ của các vấn đề liên quan đến cuộc sống của thân chủ hiện nay.

- Các nhu cầu và các yếu tố cản trở việc đáp ứng nhu cầu của thân chủ. - Những người có quan hệ liên quan đến vấn đề hiện nay của thân chủ - những người có liên quan.

- Đánh giá tiềm năng của thân chủ, các nguồn lực hỗ trợ, môi trường sống của thân chủ.

- Những giải pháp đã được thân chủ sử dụng để giải quyết vấn đề, hiệu quả và hạn chế của cách giải quyết.

- Các yếu tố hỗ trợ và hạn chế của việc giải quyết vấn đề. Giai đoạn 5: Lên kế hoạch giải quyết vấn đề

Sinh viên cùng thân chủ lên kế hoạch nhằm có được những kế hoạch giúp đỡ đã được xác định trong phần đánh giá chuẩn đoán vấn đề của thân chủ. Kế hoạch cần có tính khả thi và thực tế.

Giai đoạn 6: Thực hiện kế hoạch (giải quyết vấn đề)

Giai đoạn này, sinh viên cần trình bày quá trình can thiệp của sinh viên, thân chủ hoặc cả hai vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Những hành động can thiệp này có thể trực tiếp vào thân chủ, có thể vào những cá nhân khác, nhóm, cộng đồng, tổ chức, chính sách...nhằm hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của chính mình, tạo sự thay đổi tích cực nơi thân chủ. Các hoạt động và dịch vụ theo như kế hoạch đã định. Các hoạt động có thể là: hộ trợ, tư vấn, hòa giải, biện hộ...

Giai đoạn 7: Lượng giá: Xem xét lại và đánh giá kế hoạch hành động. Những vấn đề cụ tể cần xem xét khi lượng giá:

Các mục tiêu, mục đích đặt ra có đạt được hay không? Mức độ đạt được đến đâu, như thế nào?

Hoạt động nào đưa đến kết quả mong muốn, hoạt động nào không và tại sao?

Ai tham gia vào các hoạt động? Mức độ tham gia?

Phương pháp nào đã được sử dụng? Kết quả của mỗi phương pháp? Các nguồn hỗ trợ đã được sử dụng? Sử dụng như thế nào? Hiệu quả ra sao?

Trong quá trình triển khai thực hành Công tác xã hội cá nhân sinh viên kết hợp thực hành và hoàn thiện nội dung báo cáo đảm bảo những yêu cầu trên.

Thực hành Công tác xã hội nhóm tại các trường THCS và THPT, (nhóm mồ côi, nhóm trẻ em đường phố sống trong các Mái ấm, nhóm trẻ khuyết tật, nhóm phụ huynh, nhóm sinh viên học xa nhà....)

Nhằm đạt được yêu cầu trong học phần thực hành Công tác xã hội nhóm sinh viên cần nắm rõ những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, mục tiêu

Vận dụng kiến thức, thái độ, kỹ năng đã học về Công tác xã hội nhóm vào từng nhóm cụ thể

Thứ hai, nội dung và tiến trình thực hành

Áp dụng tiến trình 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm - Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động - Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm

- Đánh giá các nguồn lực - tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngoài - phân tích lực trường tác động.

- Xây dựng kế hoạch - dự thảo chương trình hoạt động của nhóm. Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi động và bắt đầu hoạt động

- Giới thiệu thành viên trong nhóm

- Xác định lại mục tiêu hoạt động của nhóm

- Thảo luận đưa ra những nguyên tắc hoạt động nhóm

- Giúp các nhóm viên cảm nhận rõ ràng họ là một phần của nhóm - Định hướng phát triển của nhóm và dự báo về những khó khăn cản trở trong tiến trình.

Giai đoạn 3: Giai đoạn tập trung hoạt động - giai đoạn trọng tâm

- Đối với các nhóm can thiệp thì cần tập trung vào những nội dung sau: + Thực hiện các cuộc họp nhóm

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp

+ Thu hút sự tham gia và tăng cường năng lực của mọi thành viên vào hoạt động hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề.

+ Đánh giá nhanh theo tiến trình hoạt động trong giai đoạn trọng tâm - Đối với nhóm nhiệm vụ thì cần tập trung vào những nội dung sau: + Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong nhóm

+ Tăng cường cam kết thực hiện + Giải quyết mâu thuẫn

+ Thực hiện nhiệm vụ và đánh giá nhanh kết quả hoạt động Giai đoạn 4: Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động - Lượng giá kết quả đạt được

- Kết thúc hoạt động nhóm: chia tay nhóm và khả năng về sự xuất hiện mô hình hoạt động mới với quy mô, thành phần, mục tiêu mới.

Cũng như học phần thực hành Công tác xã hội cá nhân sinh viên cũng tiến hành triển khai hoạt động thực hành nhóm với những nội dung như yêu cầu và sinh viên chỉ đạt khi trong quá trình thực hành đảm bảo về thời gian, có nhận xét của cơ sở thực hành, có đánh giá của kiểm huấn viên tại cơ sở và có nhận xét của giáo viên hướng dẫn cùng với điểm của báo cáo trong lần thực hành đó.

Tiếp theo là học phần thực hành Công tác xã hội với tổ chức và phát triển cộng đồng

Thực hành Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển Cộng đồng được yêu cầu với những nội dung sau:

Thứ nhất, mục tiêu sinh viên cần đạt được:

- Liên hệ lý thuyết Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển Cộng đồng với thực tiễn.

- Hình thành ý thức và cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tình hình an sinh xã hội... của một cộng đồng cụ thể.

- Hội nhập với người dân trong cộng đồng

- Rèn luyện kỹ năng chuyên môn về quản lý dự án và làm việc nhóm với cộng đồng.

- Phát triển, củng cố tinh thần dấn thân vì một xã hội công bằng.

- Rèn luyện tác phong chuyên nghiệp của một tác viên phát triển khi làm việc với nhóm và cộng đồng.

Thứ hai nội dung và tiến trình thực hành

1. Thiết lập mối quan hệ tin cậy với chính quyền, ban ngành, cán bộ và người dân địa phương để có thể hội nhập vào cộng đồng nơi sinh viên thực hành.

2. Tìm hiểu thực tế, có cái nhìn tổng quan về các mặt của cộng đồng: - Địa lý: vị trí, đất đai, tài nguyên thiên nhiên

- Dân số: Tổng số dân, theo giới tính, độ tuổi, tốc độ tăng dân số, tháp tuổi, các lứa tuổi đáng quan tâm: trẻ em, người gia, thanh niên...

- Kinh tế: Cơ cấu ngành nghề (công - nông - thương mại - dịch vụ), tiềm năng phát triển, mức thu nhập, thất nghiệp, số hộ nghèo..

- Văn hóa - giáo dục: số trường học, số học sinh, tỉ lệ trẻ bỏ học, sinh hoạt văn hóa - tôn giáo, thói quen trong cộng đồng...

- Xã hội: mạng lưới hỗ trợ xã hội: hoạt động của các đoàn thể; môi trường; sức khỏe, bệnh tật phổ biến, cách khắc phục; tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè...

- Hạ tầng cơ sở: đường, cầu cống, nhà ở, nước, điện... - Các chỉ số an sinh xã hội tại địa phương

- Các mối quan hệ trong cộng đồng, cơ cấu lấy quyết định của cộng đồng.

3. Tìm hiểu các tiềm lực phát triển cộng đồng:

+ Khả năng, năng lực, tài nguyên hiện có nhưng còn tiềm ẩn bị bỏ quên hay gạt ra ngoài.

+ Là đất đai, mặt bằng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn đầu tư, trình độ văn hóa, tay nghề, năng lực tổ chức, kinh nghiệm, sức khỏe, tuổi trẻ hay các tổ chức sở thích, tổ chức tự nguyện.

4. Nhận diện các vấn đề và đánh giá nhu cầu của nhóm và cộng đồng Các nhu cầu cơ bản ở đây được giải quyết như thế nào? Đó là như cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, việc làm, thu nhập... Ngoài ra nhóm ở cộng đồng còn có vấn đề nào nổi cộm đáng chú ý: trẻ em thiếu chăm sóc, bị lạm dụng, gia đình rạn nứt, thanh niên hoang mang, bất đồng về tín ngưỡng, an ninh khu phố, tệ nạn xã hội...?

Tìm hiểu những thay đổi của cộng đồng 5. Tìm hiểu trong cộng đồng

Kiểm tra trong cộng đồng hiện có những hoạt động, dự án nào liên quan đến Phát triển Cộng đồng

6. Phác thảo một kế hoạch phát triển cộng đồng (dự án phát triển cộng đồng)

Trên đây là toàn bộ yêu cầu và những hoạt động sinh viên cần triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)