CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng các vấn đề khó khăn
2.2.4. Cách ứng phó của bản thân sinh viên khi gặp khó khăn
Có thể thấy rằng sinh viên khi đi thực hành, thực tập đều gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, các hình thức hoạt động thực hành, thực tập chưa phát huy được khả năng sáng tạo và sự tham gia của sinh viên. Do vậy khi được hỏi, các em có cách ứng phó như thế nào để giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn thì kết quả trả lời của các bạn sinh viên như sau:
Bảng 2.5: Các phƣơng thức giải quyết khi gặp khó khăn của sinh viên
Đơn vị tính: %
ST T
Các cách giải quyết khi gặp khó khăn Tần suất
1. Tự mình giải quyết khó khăn 70,1 2. Chia sẻ với các bạn trong nhóm thực hành 47,8 3. Chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên thực
hành
61,5
4. Chia sẻ với bố mẹ, gia đình 6 5. Hướng đến sử dụng mạng xã hội face book 30,9
Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập
nghề Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014
Từ kết quả nghiên cứu trên, cho thấy có 70,1% ý kiến sinh viên lựa chọn cách thức “tự mình giải quyết khó khăn”, và 61,5% ý kiến các bạn sinh viên lựa chọn chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên thực hành, đứng vị trí thứ 3 là các bạn chọn cách chia sẻ với các bạn trong nhóm thực hành chiếm tỷ lệ 47,8%. Số bạn hướng tới sử dụng mạng xã hội face book để chia sẻ những khó khăn gặp phải của mình chiếm tỷ lệ là 30,9%.
Có thể nhận thấy rằng phần lớn các bạn sinh viên khi đi thực hành, thực tập nếu có gặp khó khăn sẽ tự mình giải quyết. Điều đó thể hiện sự thích
ứng và khả năng vươn lên trong những khó khăn của các bạn sinh viên nhưng còn thể hiện đó là sự rụt rè và nhút nhát của các bạn sinh viên, không dám chia sẻ với ai. Khi được hỏi lý do vì sao lại như vậy thì các bạn nói rằng “Em
cũng ngại vì khó khăn của mình nhưng khi chia sẻ ra các thầy cô có hiểu không? Mà em cũng không biết thể hiện như thế nào? gọi điện cho các thầy cô em cũng ngại vì sợ phiền hà tới các thầy cô giáo bởi những câu hỏi mà em đưa ra tốt nhất là tự giải quyết, không ảnh hưởng đến ai mà bản thân, cũng không cảm thấy xấu hổ mất tự tin và bình tĩnh khi nói chuyện” (NG.T.T sinh
viên K61.
Nhằm đánh giá và nhận xét khách quan hơn về cách thức giải quyết khi gặp khó khăn giữa các khóa sinh viên. Người nghiên cứu có sự so sánh giữa 3 khóa sinh viên và kết quả thu được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6. Bảng so sánh cách giải quyết khi gặp khó khăn giữa các khóa sinh viên
Đơn vị tính: %
STT Cách giải quyết khi gặp khó khăn
Tần suất
K60 K61 K62
1 Tự mình giải quyết khó khăn 53.9 71.6 84.8 2 Chia sẻ với các bạn trong nhóm
thực hành 47.5 46.2 49.7
3 Chia sẻ với kiểm huấn viên và
giáo viên thực hành 75.3 68.9 40.3 4 Chia sẻ với bố mẹ, gia đình 4.0 4.0 10.0 5 Hướng đến sử dụng mạng xã hội
Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập
nghề Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014
Từ bảng số liệu cho ta thấy cách giải quyết của các khóa sinh viên là có sự khác nhau. Sinh viên K62 tự giải quyết cao hơn sinh viên K60 (84.8% - 53.9%) do kinh nghiệm của sinh viên K60 nhiều hơn, có nhiều kênh thông tin chia sẻ hơn và đã trải nghiệm thực tế nên các em sẽ biết cần hỏi ai để giải quyết vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó, sự chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên thực hành K60 cũng lớn hơn K62 (75.3% - 40.3%) vì K60 đã trải qua các lần thực hành nên khi gặp khó khăn, hay có vấn đề các em muốn được chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên hướng dẫn, họ là những người hỗ trợ và định hướng cho các em. Chia sẻ với bố mẹ, gia đình cũng có sự khác biệt giữa sinh viên K62 với các anh chị sinh viên K60 (10.0% - 4.0%), do các em mới bắt đầu sang kì II của năm thứ hai khi gặp khó khăn các em cũng chỉ biết chia sẻ với gia đình. Bên cạnh sự khác biệt đó cũng có sự tương đồng giữa 3 khóa đó chính là sự chia sẻ khó khăn với các bạn trong nhóm. Có lẽ đây sẽ là sự lựa chọn an toàn mà hiệu quả.
Tóm lại, khi gặp các vấn đề khó khăn các bạn sinh viên mỗi khóa đều chọn cho mình một cách giải quyết khác nhau: tự mình giải quyết, chia sẻ với các bạn trong nhóm thực hành, chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên hướng dẫn thực hành… Sự khác biệt giữa các khóa sinh viên cũng là điều dễ hiểu bởi sự trưởng thành về kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng của các em sẽ ngày càng vun đắp qua các học phần thực hành, thực tập. Kết quả này cho thấy cần phải thay đổi về nội dung, chương trình triển khai, hoạt động học phần thực hành, thực tập cho các bạn sinh viên, có thể áp dụng ngay từ năm thứ nhất có như vậy chất lượng thực hành, thực tập mới được nâng cao, hiệu quả và bền vững.