CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
3.3. Nhiệm vụ cụ thể của các nguồn lực trong các mô hình thực hành thực tập
hành, thực tập
3.3.1. Nhiệm vụ của Nhà trường
Liên hệ với các cơ sở xã hội để lựa chọn các cơ sở có chất lượng dịch vụ tốt, có đủ điều kiệm về đội ngũ kiểm huấn viên và cơ sở vật chất để đưa sinh viên đến thực hành, thực tập. Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, phê duyệt các kết quả thực hành, thực tập của từng sinh viên. Nghiên cứu, quy định các chế độ về kinh phí thực hành thực tập, tạo mọi điều kiện cho giáo viên hướng dẫn và sinh viên thực tập tốt.
3.3.2. Nhiệm vụ của cơ sở thực hành, thực tập
Coi sự nghiệp đào tạo nhân viên Công tác xã hội và phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam là trách nhiệm; tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ. Căn cứ vào Quy định thực tập tốt nghiệp Công tác xã hội của trường ĐHSP HN, căn cứ vào điều kiện của cơ sở để lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, đôn đốc và kiểm tra toàn diện các hoạt động của sinh viên thực hành, thực tập.
Phân công Kiểm huấn viên có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập. Tham gia đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, hoàn tất hồ sơ thực hành, thực tập của từng sinh viên.
3.3.3. Nhiệm vụ của giáo viên thực hành
Duyệt kế hoạch thực hành, thực tập của sinh viên trước khi tiến hành đợt thực hành, thực tập. Giúp sinh viên nghiên cứu kỹ, thực hiện đúng nội dung kế hoạch thực hành, thực tập. Giải đáp những thắc mắc của sinh viên về lĩnh vực chuyên môn. Phối hợp với kiểm huấn viên của cơ sở để giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên thực hành, thực tập để đảm bảo sinh viên có đợt thực hành, thực tập hiệu quả. Căn cứ vào sự thể hiện của sinh viên trong
suốt quá trình thực hành, thực tập và báo cáo của sinh viên để cùng với kiểm huẫn viên đánh giá, cho điểm thực hành, thực tập.
3.3.4. Nhiệm vụ của kiểm huấn viên - cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập thực tập
Trên cơ sở thống nhất chung giữa hai cơ quan (cơ sở thực tập và nhà trường) KHV có kế hoạch nhận sinh viên và quản lý, kèm cặp sinh viên thực hành, thực tập trong thời gian qui định. Chịu trách nhiệm trước cơ sở thực tập và nhà trường về quản lý và hướng dẫn sinh viên. Thống nhất với sinh viên về kế hoạch thực tập chi tiết (yêu cầu, nội dung kiến thức, kỹ năng, thời gian cụ thể, cách thức...). Trên cơ sở đó theo dõi nhắc nhở sinh viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, tuân thủ các nội qui, yêu cầu của cơ sở thực hành, thực tập cũng như yêu cầu do cán bộ kiểm huấn đặt ra. Hướng dẫn sinh viên về chuyên môn coi đây là một trong những nhiệm vụ chính của kiểm huấn viên trong quá trình kiểm huấn. Trong thời gian hướng dẫn sinh viên, cán bộ kiểm huấn đóng vai trò như người “thợ cả”, dắt tay chỉ việc cho sinh viên: Cán bộ kiểm huấn không chỉ uốn nắn sinh viên về các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, mà còn cần nhắc nhở cả về đạo đức, tác phong giao tiếp xã hội, cách thức tạo lập mối quan hệ xã hội với cán bộ trong cơ sở thực hành, thực tập cũng như với các nhóm đối tượng, giúp sinh viên rèn luyện ý thức, kỷ luật, chấp hành nghiêm túc các nội qui của cơ sở cũng như các qui chế khác có liên quan. Trao đổi về tình hình sinh viên thực hành, thực tập với giáo viên hướng dẫn tthực hành, thực tập của trường. Đồng thời thông báo kịp thời cho nhà trường những tình huống khó khăn bất thường xảy ra hay những vi phạm của sinh viên về nội quy thực hành, thực tập. Bên cạnh đó cần phối hợp cùng cán bộ hướng dẫn thực hành, thực tập tốt nghiệp của khoa Công tác xã hội để đánh giá, cho điểm thực hành, thực tập của sinh viên.