Mô hình thực hành thực tập không tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 83)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.2. Mô hình thử nghiệm thực hành thực tập đối với sinh viên CTXH ở trường

3.2.2. Mô hình thực hành thực tập không tập trung

Mô hình này là hình thức thực hành mà trong đó sinh viên được tự do tìm kiếm cơ sở thực tập. Mỗi lớp sẽ được tổ chức thành từng nhóm, đoàn tìm kiếm và tự quyết định lựa chọn cơ sở thực hành phù hợp với điều kiện của nhóm sinh viên hướng tới đạt kết quả thực hành, thực tập hiệu quả nhất. Sinh viên không bị ràng buộc vì lý do không thích cơ sở thực tập, không thiết lập được mối quan hệ, không phù hợp với điều kiện của bản thân. Sở dĩ là vì mô hình này tất cả các hoạt động thực hành, thực tập từ đầu cho đến buổi kết thúc là đều do sinh viên tự quyết định.

Cách thức triển khai:

Tiến trình thực hiện và tổ chức về cơ bản cũng trải qua 6 bước như mô hình tập trung. Tuy có khác ở bước thứ ba: giáo viên thực hành không cung cấp danh sách về cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên mà sinh viên sẽ tự chủ động tìm cở sở thực hành, thực tập sau khi đã được hướng dẫn cơ bản về

chuyên môn cũng như yêu cầu của lần thực hành, thực tập thông các các nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi bên.

Ưu điểm của mô hình:

- Thiết lập và phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên; - Cơ sở thực hành, thực tập phù hợp với điều kiện của sinh viên;

- Giáo viên thực hành không mất nhiều thời gian tiền trạm đối với cơ sở thực hành.

Mặt hạn chế:

- Giáo viên thực hành sẽ không chủ động được về thời gian;

- Thiếu sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của giáo viên thực hành.

3.2.3. Mô hình thực hành, thực tập theo dự án

Mô hình này được triển khai và xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo với một số tổ chức phi Chính phủ, cơ quan tổ chức tạo điều kiện tối đa cho sinh viên được tham gia vào các hoạt động của một chương trình, dự án mà tổ chức, cơ quan đó triển khai ở địa phương cụ thể. Ở đó, sinh viên sẽ được làm việc như một tác viên phát triển cộng động thực thụ.

Cách thức triển khai:

Mô hình này được thực hiện theo các bước, mỗi bước sẽ đòi hỏi những yêu cầu riêng.

Bước 1: Khoa sẽ lên kế hoạch thực hành, thực tập và giao cho giáo viên hướng dẫn thực hành thực hiện;

Bước 2: Thông báo và gửi danh sách về các dự án cho sinh viên Bước 3: Sinh viên mỗi lớp sẽ đăng ký và gửi danh sách đó về khoa Bước 4: Giáo viên hướng dẫn thực hành sẽ đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn

Bước 5: Sinh viên thực hiện kế hoạch thực hành, thực tập Bước 6: Tổ chức báo cáo và đánh giá kết quả

Sau khi khoa lên kế hoạch, giáo viên thực hành sẽ có nhiệm vụ thông báo với sinh viên về các dự án. Từ đó sẽ giải đáp những thắc mắc của sinh viên dựa trên những đăng ký lựa chọn dự án phù hợp với khả năng chuyên môn và mong muốn của mình. Sau đó, giáo viên hướng dẫn tập hợp thành các đoàn và hướng dẫn về chuyên môn cho sinh viên trước khi xuống cơ sở thực hành, thực tập. Bản thân sinh viên phải chủ động trong việc tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến dự án và tổ chức mình sắp thực hành, thực tập. Mô hình này sẽ tạo cho sinh viên khả năng ứng phó với những khó khăn và thách thức trong quá trình tiến hành thực hành, thực tập với dự án.

Ưu điểm của mô hình:

- Tạo cho sinh viên sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và thiết lập được mối quan hệ;

- Sinh viên được trải nghiệm thực tế phong phú;

- Sinh viên được cấp chứng chỉ của tổ chức quản lý dự án, hình thành kinh nghiệm ban đầu cho sinh viên;

Mặt hạn chế:

- Số lượng sinh viên tham gia hạn chế; - Sinh viên không chủ động về thời gian;

- Hạn chế sự tham gia của các sinh viên và gây nên sự thiếu tự tin khi bản thân các em không hoàn thành được nhiệm vụ do tổ chức giao cho.

Từ những hạn chế trên để thấy được rằng nhiệm vụ của mỗi giáo viên hướng dẫn thực hành là trực tiếp giáo dục, hướng dẫn, nhắc nhở các em sinh viên về hành vi, thái độ ứng xử phù hợp tại cơ sở thực hành, thực tập. Thiết lập mạng lưới thực hành thông qua mô hình này.

Hiện nay, khả năng ứng dụng của mô hình này còn nhiều hạn chế vì hện thống mạng lưới các dự án, cơ sở thực hành, thực tập Công tác xã hội còn mỏng và chưa có sự phối hợp và gắn kết cao. Chính vì vậy, các cơ sở đào

tạo phải chủ động trong việc thiết lập mối quan hệ với các cơ sở, các dự án liên quan, đem lại lợi ích cho hoạt động thực hành, thực tập của nhà trường, khoa đạt kết quả cao.

Nhận thức được vai trò và vị trí của hoạt động thực hành, thực tập trong đào tạo Công tác xã hội, trong những năm qua, trường ĐHSP HN mà trực tiếp là khoa Công tác xã hội đã tiến hành liên kết với hàng chục cơ sở bảo trợ xã hội, các tổ chức và cộng đồng. Điều này cho phép trường có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực hành của sinh viên, bên cạnh đó cũng đa dạng hóa các mô hình thực hành, thực tập với mục tiêu của công tác thực hành là hướng tới những tổ chức có áp dụng tốt phương pháp Công tác xã hội để giúp sinh viên có môi trường thực hành chuyên nghiệp hơn. Khoa Công tác xã hội đã tiến hành thí điểm mô hình thực hành, thực tập do sinh viên lựa chọn cơ sở đó là việc cho phép sinh viên tự tìm cơ sở thực tập, thân chủ tại địa bàn sinh viên sinh sống. Giáo viên thực hành đóng vai trò giám sát, hướng dẫn và kiểm tra tiến trình cũng như các kết quả của sinh viên. Kết quả này bao gồm: nhật kí, hình ảnh, ghi chép phỏng vấn cá nhân, ghi chép các quan sát lần 1 và lần 2, báo cáo kết quả đạt được bằng đánh giá vấn đề của thân chủ và phương án giải quyết vấn đề, giấy xác nhận của cơ sở thực hành, nhận xét bằng thang điểm của kiểm huấn viên và giáo viên thực hành. Cách làm này đã đem lại một không khí thực hành, thực tập tốt. Sinh viên không phải tới trung tâm hay cơ sở thực hành do giáo viên thực hành chỉ định. Mô hình này giúp sinh viên tìm được những đối tượng phù hợp với mong muốn và điều kiện của mình. Ví dụ có sinh viên muốn làm việc với trẻ tự kỉ, có em lại muốn làm việc với người già, phụ nữ bị bạo lực gia đình...Kết quả cho thấy hầu hết các bạn sinh viên đạt loại giỏi, còn lại là khá không loại trung bình. Có bạn sinh viên đã giúp cho một thân chủ không phải li hôn sau quá trình làm việc áp dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân.

3.3. Nhiệm vụ cụ thể của các nguồn lực trong các mô hình thực hành, thực tập hành, thực tập

3.3.1. Nhiệm vụ của Nhà trường

Liên hệ với các cơ sở xã hội để lựa chọn các cơ sở có chất lượng dịch vụ tốt, có đủ điều kiệm về đội ngũ kiểm huấn viên và cơ sở vật chất để đưa sinh viên đến thực hành, thực tập. Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, phê duyệt các kết quả thực hành, thực tập của từng sinh viên. Nghiên cứu, quy định các chế độ về kinh phí thực hành thực tập, tạo mọi điều kiện cho giáo viên hướng dẫn và sinh viên thực tập tốt.

3.3.2. Nhiệm vụ của cơ sở thực hành, thực tập

Coi sự nghiệp đào tạo nhân viên Công tác xã hội và phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam là trách nhiệm; tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ. Căn cứ vào Quy định thực tập tốt nghiệp Công tác xã hội của trường ĐHSP HN, căn cứ vào điều kiện của cơ sở để lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, đôn đốc và kiểm tra toàn diện các hoạt động của sinh viên thực hành, thực tập.

Phân công Kiểm huấn viên có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập. Tham gia đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, hoàn tất hồ sơ thực hành, thực tập của từng sinh viên.

3.3.3. Nhiệm vụ của giáo viên thực hành

Duyệt kế hoạch thực hành, thực tập của sinh viên trước khi tiến hành đợt thực hành, thực tập. Giúp sinh viên nghiên cứu kỹ, thực hiện đúng nội dung kế hoạch thực hành, thực tập. Giải đáp những thắc mắc của sinh viên về lĩnh vực chuyên môn. Phối hợp với kiểm huấn viên của cơ sở để giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên thực hành, thực tập để đảm bảo sinh viên có đợt thực hành, thực tập hiệu quả. Căn cứ vào sự thể hiện của sinh viên trong

suốt quá trình thực hành, thực tập và báo cáo của sinh viên để cùng với kiểm huẫn viên đánh giá, cho điểm thực hành, thực tập.

3.3.4. Nhiệm vụ của kiểm huấn viên - cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập thực tập

Trên cơ sở thống nhất chung giữa hai cơ quan (cơ sở thực tập và nhà trường) KHV có kế hoạch nhận sinh viên và quản lý, kèm cặp sinh viên thực hành, thực tập trong thời gian qui định. Chịu trách nhiệm trước cơ sở thực tập và nhà trường về quản lý và hướng dẫn sinh viên. Thống nhất với sinh viên về kế hoạch thực tập chi tiết (yêu cầu, nội dung kiến thức, kỹ năng, thời gian cụ thể, cách thức...). Trên cơ sở đó theo dõi nhắc nhở sinh viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, tuân thủ các nội qui, yêu cầu của cơ sở thực hành, thực tập cũng như yêu cầu do cán bộ kiểm huấn đặt ra. Hướng dẫn sinh viên về chuyên môn coi đây là một trong những nhiệm vụ chính của kiểm huấn viên trong quá trình kiểm huấn. Trong thời gian hướng dẫn sinh viên, cán bộ kiểm huấn đóng vai trò như người “thợ cả”, dắt tay chỉ việc cho sinh viên: Cán bộ kiểm huấn không chỉ uốn nắn sinh viên về các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, mà còn cần nhắc nhở cả về đạo đức, tác phong giao tiếp xã hội, cách thức tạo lập mối quan hệ xã hội với cán bộ trong cơ sở thực hành, thực tập cũng như với các nhóm đối tượng, giúp sinh viên rèn luyện ý thức, kỷ luật, chấp hành nghiêm túc các nội qui của cơ sở cũng như các qui chế khác có liên quan. Trao đổi về tình hình sinh viên thực hành, thực tập với giáo viên hướng dẫn tthực hành, thực tập của trường. Đồng thời thông báo kịp thời cho nhà trường những tình huống khó khăn bất thường xảy ra hay những vi phạm của sinh viên về nội quy thực hành, thực tập. Bên cạnh đó cần phối hợp cùng cán bộ hướng dẫn thực hành, thực tập tốt nghiệp của khoa Công tác xã hội để đánh giá, cho điểm thực hành, thực tập của sinh viên.

Sinh viên cần đăng kí cơ sở thực hành, thực tập đúng hạn và nghiêm chỉnh chấp hành Quy định thực hành, thực tập Công tác xã hội, các quy định của cơ sở thực hành, thực tập, nội quy của đoàn, nhóm thực hành, thực tập. Trong suốt quá trình thực hành tại cơ sở cần phải thể hiện thái độ của nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp trong quá trình làm việc với thân chủ và tham gia các hoạt động tại cơ sở thực hành, thực tập. Đồng thời thái độ cởi mở, giao tiếp tốt với các thân chủ, nhân viên tại cơ sở thực hành, thực tập, tại cộng đồng. Thể hiện mối quan hệ tốt đối với kiểm huấn viên, cán bộ hướng dẫn thực hành, thực tập và các sinh viên thực hành, thực tập khác. Có ý thức ham học hỏi, nhận diện được “văn hóa” của cơ sở thực hành, thực tập và biết hòa nhập vào “văn hóa” đó. Luôn có tác phong mẫu mực, văn hoá, lịch sự, có ý thức bảo vệ uy tín Nhà trường và cơ sở thực hành, thực tập. Cùng với giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập và kiểm huấn viên xây dựng một Bản kế hoạch thực hành, thực tập phù hợp với các yêu cầu đợt thực hành, thực tập và bản mục tiêu học tập phù hợp với bản thân; tuân thủ tốt kế hoạch thực hành, thực tập đó. Ngoài ra phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của kiểm huấn viên, cán bộ hướng dẫn thực hành, thực tập, hoàn thành các bài tập, báo cáo thực hành, thực tập đúng thời gian quy định. Chuẩn bị và tham gia đầy đủ, tích cực các buổi kiểm huấn, các buổi sinh hoạt nhóm. Bên cạnh đó kịp thời thông báo cho kiểm huấn viên và giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập về những vấn đề phát sinh mà sinh viên không thể tự giải quyết được trong quá trình thực hành thực tập.

Sinh viên cần phải nhận biết rằng tại địa bàn thực hành, thực tập có những nguy cơ có thể gây hại cho sinh viên trong khi đi công tác, nhất khi đi vãng gia như : mất xe, trộm cướp, thân chủ say rượu hoặc thân chủ bị phấn khích khi hút hay tiêm chất ma túy, có thể có hành vi bạo lực, tai nạn giao thông…Với sự hướng dẫn của kiểm huấn viên và cơ sở thực hành,thực tập,

sinh viên sẽ được thông báo về những nguy cơ đã nêu trên để sinh viên phòng tránh.

Những điều sinh viên cần phải thận trọng để đảm bảo sự an toàn của chính mình như:

Tránh ở lại một mình tại cơ sở thực hành, thực tập

Trước khi đi vãng gia, sinh viên cần thăm dò lai lịch của thân chủ và nếu cần, nên có người thứ hai đi cùng (có thể là người của cơ sở thực hành, thực tập), thận trọng khi tiếp xúc với những người mang bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS, lao…).

Trên đây là nhiệm vụ cụ thể của các nguồn lực trong các mô hình thực hành, thực tập nghề và nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội thì việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên là điều tất yếu. Có như vậy, kết quả thực hành, thực tập của sinh viên sẽ thay đổi và các vấn đề khó khăn gặp phải của sinh viên trong quá trình triển khai hoạt động thực hành thực tập sẽ được khắc phục và giải quyết triệt để. Các nguồn lực trong các mô hình hoạt động hiệu quả sẽ khích lệ tinh thần tham gia học hỏi của sinh viên đồng thời nâng cao chất lượng thực hành, thực tập nghề Công tác xã hội tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Từ nghiên cứu “Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề

công tác xã hội” (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) có thể

chỉ ra một số nhận định có tính chất kết luận như sau:

Trước hết, có thể khẳng định dựa trên các kết quả điều tra tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nội dung, hình thức triển khai trong hoạt động thực hành, thực tập Công tác xã hội từ tháng 12 năm 2014 cho thấy cùng với sự chỉ đạo của Nhà trường, khoa và nhận thức của sinh viên chuyên ngành công tác xã hội đối với hoạt động thực hành, thực tập là tốt, các em đáp ứng được các yêu cầu của các đợt thực hành.

Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu, được trực tiếp chứng kiến và tham gia các hoạt động triển khai thực hành, thực tập tại cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành, trực tiếp trò chuyện, lắng nghe nhu cầu của chính sinh viên, đồng thời nhận biết các vấn đề khó khăn thường gặp của các em trong hoạt động thực hành, thực tập từ các kênh thông tin tại trường, khoa qua giáo viên hướng dẫn thực hành và đội ngũ kiểm huấn viên tại cơ sở...tác giả nhận thấy rằng còn nhiều vấn đề cần phải thay đổi và nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành, thực tập cho sinh viên cả về nội dung, hình thức triển khai. Chính vì vậy, sau khi thực hiện nghiên cứu “Nhu cầu xây dựng mô hình thực

hành thực tập nghề Công tác xã hội” (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 83)