Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 57)

Đơn vị tính: % ST T Các khó khăn Các mức độ ảnh hƣởng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không bao giờ

1. Khó khăn trong tiếp cận với thân chủ

40,2 27,1 19,3 13,4

2. Khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với kiểm huấn viên

45,3 25,1 18,7 10,9

3. Khó khăn trong mối quan hệ với giáo viên hướng dẫn

37,3 30,6 37,3 8,6

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề

Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy được trong các khó khăn liên quan đến thiết lập các mối quan hệ xã hội, đó chính là khó khăn trong việc tiếp cận với thân chủ với 40,2% ý kiến cho rằng thường xuyên gặp khó khăn, 13,4% ý kiến cho rằng không bao giờ. Điều này chứng tỏ khả năng tiếp cận của sinh viên khi tác nghiệp với thân chủ còn nhiều hạn chế. “Để tiếp cận

được với thân chủ của mình em đều phải nhờ tới kiểm huấn viên, thời gian của chúng em không có nhiều, mà thân chủ thường là những đối tượng chậm phát triển, hoặc bị rối nhiều hành vi nên chúng em sợ không dám đến gần”

(T.P.L sinh viên K62). Điều này dễ nhận thấy mục tiêu của thực hành, thực tập tại cơ sở là tiếp cận, nhận diện vấn đề, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch và lượng giá nhưng vì kiến thức trên giảng đường hay trong sách vở so với

hoàn cảnh thực tế là một khoảng cách rất lớn. Các em không biết phải bắt đầu từ đâu có bạn sinh viên chia sẻ “Em đi thực hành tại trường Trung học Cơ sở

và tìm cho mình một đối tượng để tiếp cận, lên kế hoạch trợ giúp em học sinh đó. Nhưng khi bắt tay vào kế hoạch em mới thấy được rằng nó rất khó khi em tiếp cận với em học sinh thì dường như kế hoạch của em đã bị thay đổi hoàn toàn phản ứng của em đó không như những gì em đã nghĩ lúc buổi đầu gặp mặt” (Ng.D.N sinh viên K61), “Mỗi lần đi thực hành, thực thập em thấy rất là lo lắng, không biết mình có tiếp cận được với thân chủ và có được sự hỗ trợ của kiểm huấn viên hay không? Hay mình chỉ có thể đứng nhìn hoặc làm việc lặt vặt gì đó cho xong. Có lần em tiếp cận với thân chủ của mình em thực hiện phúc trình vấn đàm nhưng thân chủ nói là không có vấn đề gì. Và ở đây hoàn toàn tốt hoặc không đưa ra những vấn đề gì để em có thể giúp đỡ được nên em đó chỉ cười. Em cảm thấy lúng túng và bối rối, cảm giác thất vọng nữa”, (Đ.T.O sinh viên K61). Hoặc có bạn sinh viên chuẩn bị hành

trang đi thực hành rất tốt nhưng lúc xuống cơ sở để thực hành nhưng không tác nghiệp được với thân chủ. Thời gian thực hành ngắn nên các bạn sinh viên chỉ có thể là trò chuyện, hoặc vui chơi với thân chủ mà chưa kịp áp dụng các tiến trình trợ giúp.

Bên cạnh khó khăn đó, các em còn gặp phải khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với kiểm huấn viên với 45,3% ý kiến các bạn thường xuyên, 10,9% ý kiến cho rằng không bao giờ. Kiểm huấn viên là người hỗ trợ, trợ giúp các em trong quá trình tác nghiệp nhưng vì họ nhiều việc nên trong thời gian sinh viên thực hành, thực tập họ không thể chia sẻ nhiều. “Các cơ sở

thực hành hiện nay phần lớn là trung tâm bảo trợ, hay tại các trường học kiểm huấn viên thường là người kiêm nhiệm nên các cô chú ấy bận nhiều việc chúng em có hỏi thì các cô chú trả lời cho xong thôi chứ chưa thực sự tâm huyết với những kế hoạch mà chúng em đặt ra” (Đ.T.V sinh viên K60). Bên

cạnh đó, một số bạn còn e ngại hoặc tự mình thực hiện mà không cần đến sự giúp đỡ. Trong khi, bản thân kiểm huấn viên họ chưa hoặc không chia sẻ với sinh viên vì nghĩ rằng các em sẽ không làm được, hoặc có thể làm mất đi trật tự từ trước đến nay họ xây dựng nên chỉ để sinh viên làm những việc như lau chùi bàn ghế, pha trà, photo giấy tờ,... “Kiểm huấn viên tại cơ sở không thực

sự muốn giúp đỡ, hoặc có giúp đỡ thì lại phải có điều gì đó tác động, họ cảm thấy khó chịu khi có sự tham gia của em. Hoặc cho rằng em đang chiếm phần ưu thế trong công việc hàng ngày của họ nên phần lớn thái độ của họ là lạnh nhạt, nghiêm khắc, không tâm lý hay áp đặt, làm việc máy móc, quan liêu...”

(H.H.A sinh viên K60). Một số bạn sinh viên còn chia sẻ rằng các em không hài lòng về kiểm huấn viên như: trình độ chuyên môn và năng lực hướng dẫn, thái độ cách ứng xử, xử sự của kiểm huấn viên. Chính suy nghĩ này dẫn đến thực trạng các bạn sinh viên e ngại hoặc không thiết lập được mối quan hệ giữa bản thân mình với kiểm huấn viên tại cơ sở thực hành.

Khó khăn tiếp theo là khó khăn trong mối quan hệ với giáo viên hướng dẫn 37,3% ý kiến các bạn sinh viên thường xuyên, 8,6% ý kiến các bạn sinh viên không bao giờ. Các em không thể chia sẻ với giáo viên hướng dẫn của mình vì luôn cảm thấy thiếu tự tin, e dè hay do chưa hiểu rõ nên chúng em không biết hỏi thầy cô như thế nào? “Các thầy cô rất nhiệt tình hướng dẫn và

chỉ bảo chúng em nhưng khi đi thực hành chúng em không biết mình phải làm gì và cũng không biết diễn đạt nó như thế nào thôi cứ thực hành khi nào xong thì hỏi các cô sau” (NG.T.M sinh viên K62). Bên cạnh đó, số lượng

sinh viên trong mỗi nhóm thực hành, thực tập từ 15-20 sinh viên mà chỉ có 1 giáo viên hướng dẫn, nên việc giám sát, hỗ trợ, kết nối giữa giáo viên hướng dẫn và sinh viên còn nhiều vấn đề đặt ra.

2.2.3. Khó khăn từ phía bản thân sinh viên trong quá trình thực hành, thực tập thực tập

Bên cạnh những khó khăn nêu trên thì khó khăn từ phía bản thân sinh viên cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình thực hành, thực tập của sinh viên ngành Công tác xã hội tại cơ sở. Nhằm tìm hiểu những khó khăn này người nghiên cứu cũng đưa ra những câu hỏi nhằm tìm hiểu khó khăn từ phía bản thân sinh viên thường gặp phải. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Nhóm khó khăn từ phía bản thân sinh viên

Đơn vị tính: % STT Các khó khăn Các mức độ ảnh hƣởng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ 1 Thiếu kiến thức thực hành 38,8 26,1 19,5 15,6 2 Luôn quyết tâm nhưng không thực

hiện được

50,4 24,1 15,5 10

3 Tự ti và nghĩ mình không làm được 34 27,5 20 18,5 4 Không năng động và thiếu tự giác 23,1 57,1 10,9 8,9 6 Không đam mê và hứng thú với

ngành học

12 68,1 7,7 12,2

7 Không có ý định gắn bó với nghề đào tạo

40,9 18,8 31,7 8,6

8 Dễ bị chi phối với những hoạt động khác

26,3 37,2 16,2 20,3

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập

Qua bảng số liệu cho thấy các mức độ ảnh hưởng đến những khó khăn từ phía bản thân các bạn sinh viên với các mức độ là khác nhau. Có 50,4% ý kiến các bạn thường xuyên luôn quyết tâm nhưng không thực hiện được. Khi học các bạn rất hứng thú và mong muốn được đi thực hành, thực tập để được tận mắt thấy, tai nghe, trực tiếp làm và được giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp vấn đề trong cuộc sống mà không tự họ giải quyết được. Nhưng khi bắt tay vào công việc các em thấy không dễ như các em nghĩ. “Các em cảm thấy bất lực và nản trí vì ngay đến cả cán bộ - kiểm huấn viên

tại cơ sở còn không giải quyết được hoặc họ chưa sẵn sàng đón nhận những kiến thức được coi là chuyên nghiệp, mang tính khoa học của nghề Công tác xã hội vì họ vẫn mang nặng tư tưởng kinh nghiệm làm việc của bản thân là quan trọng hơn cả” (Tr.T.G sinh viên K61). Suy nghĩ này dẫn đến thực trạng

các em chỉ dừng lại ở giai đoạn tiếp cận thân chủ, nhận diện vấn đề mà chưa thể lên kế hoạch hay giúp đỡ cho họ tự mình vươn lên. Các bạn sinh viên ghi chép trong nhận kí thực hành, thực tập của mình là. “Hôm nay mình dạy rèn

chữ cho thân chủ, dạy tô chữ, nhận biết các màu, và biết phân biệt các hình tròn, vuông, hình chữ nhật...” (Ng.T.M Giáo viên thực hành) điều này là do

không phải sinh viên nào cũng biết cách vận dụng những kỹ năng, những lý thuyết những công cụ can thiệp để trợ giúp cho thân chủ của mình có 38,8% ý kiến các bạn sinh viên thường xuyên thiếu kiến thức thực hành điều đó cũng dẫn đến việc các bạn sẽ không tự tin trong việc giải quyết vấn đề cho thân chủ. Có 34% ý kiến các bạn sinh viên được hỏi còn tự ti và nghĩ mình không làm được, “Khi gặp những thân chủ có vấn đề vượt ngoài khả năng

của sinh viên nên các em dừng lại và mong muốn chuyển hoặc tiếp cận một thân chủ mới vì thân chủ mà các bạn tiếp cận họ không chịu dành thời gian hoặc có hỏi họ cũng không trả lời” (Ng.V.Tr sinh viên K61). Bên cạnh đó, có

một cơ sở thực hành, khi sinh viên tới cơ sở thực hành để tiếp cận với thân chủ của mình thì các em vẫn đang ngủ nên phải đợi tới hơn 14h chiều. “Vì

các em ở đây mang trong mình căn bệnh thế kỷ là sự thiệt thòi lớn nên chủ yếu các em chỉ ăn, ngủ, chơi, vì thế cứ để cho các em ngủ thoái mái Đến khi các em thức chúng em phải năn nỉ, để các em có thể tham gia vào buổi vui chơi. Nhiều em chống đối không thích tham gia, phá bĩnh, thế là lần sau em không tự tin rằng mình sẽ làm được điều gì đó cho thân chủ là các em nữa”

(L.T.H sinh viên K60). Có 26,3% ý kiến các bạn sinh viên dễ bị chi phối với những hoạt động khác, cho nên các em mong muốn được sự hợp tác của các kiểm huấn viên tại cơ sở cùng tham gia trong quản lý, giám sát các em thì việc can thiệp trợ giúp mang tính chất của ngành Công tác xã hội từ các bạn sinh viên đối với các em sẽ có hiệu quả hơn.

Một số bạn sinh viên học đến năm thứ II nhưng vẫn có ý định thi lại đại học do em nhận thấy ngành này khó xin việc. “Mọi người vẫn nghĩ em đi

học ở trường ĐHSP HN thì nên em sẽ thành giáo viên còn học Công tác xã hội sau này không biết em sẽ làm gì ?”. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến

việc các em sinh viên thường xuyên không có ý định gắn bó với nghề đào tạo với 40,9%. Bên cạnh đó, một số các bạn sinh viên không tập trung vào thực hành, thực tập là do không có ý định gắn bó với nghề đạo tạo với tỷ lệ 40,9%. Chính vì vậy các em không dành thời gian hoặc tập trung trong quá trình thực hành, thực tập hoặc nếu có cũng chỉ mong cho qua. “Chúng em không phân

biệt được đâu là nhiệm vụ/vai trò của nhân viên Công tác xã hội và đâu là nhiệm vụ/vai trò của một người dạy kèm” (Đ.T.B.T sinh viên K62).

Thực trạng này cho thấy những vấn đề khó khăn nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ của sinh viên đối với học phần thực hành, thực tập mà còn tác động đến chất lượng đào tạo của ngành Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN hiện nay.

2.2.4 Cách ứng phó của bản thân sinh viên khi gặp khó khăn

Có thể thấy rằng sinh viên khi đi thực hành, thực tập đều gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, các hình thức hoạt động thực hành, thực tập chưa phát huy được khả năng sáng tạo và sự tham gia của sinh viên. Do vậy khi được hỏi, các em có cách ứng phó như thế nào để giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn thì kết quả trả lời của các bạn sinh viên như sau:

Bảng 2.5: Các phƣơng thức giải quyết khi gặp khó khăn của sinh viên

Đơn vị tính: %

ST T

Các cách giải quyết khi gặp khó khăn Tần suất

1. Tự mình giải quyết khó khăn 70,1 2. Chia sẻ với các bạn trong nhóm thực hành 47,8 3. Chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên thực

hành

61,5

4. Chia sẻ với bố mẹ, gia đình 6 5. Hướng đến sử dụng mạng xã hội face book 30,9

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập

nghề Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Từ kết quả nghiên cứu trên, cho thấy có 70,1% ý kiến sinh viên lựa chọn cách thức “tự mình giải quyết khó khăn”, và 61,5% ý kiến các bạn sinh viên lựa chọn chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên thực hành, đứng vị trí thứ 3 là các bạn chọn cách chia sẻ với các bạn trong nhóm thực hành chiếm tỷ lệ 47,8%. Số bạn hướng tới sử dụng mạng xã hội face book để chia sẻ những khó khăn gặp phải của mình chiếm tỷ lệ là 30,9%.

Có thể nhận thấy rằng phần lớn các bạn sinh viên khi đi thực hành, thực tập nếu có gặp khó khăn sẽ tự mình giải quyết. Điều đó thể hiện sự thích

ứng và khả năng vươn lên trong những khó khăn của các bạn sinh viên nhưng còn thể hiện đó là sự rụt rè và nhút nhát của các bạn sinh viên, không dám chia sẻ với ai. Khi được hỏi lý do vì sao lại như vậy thì các bạn nói rằng “Em

cũng ngại vì khó khăn của mình nhưng khi chia sẻ ra các thầy cô có hiểu không? Mà em cũng không biết thể hiện như thế nào? gọi điện cho các thầy cô em cũng ngại vì sợ phiền hà tới các thầy cô giáo bởi những câu hỏi mà em đưa ra tốt nhất là tự giải quyết, không ảnh hưởng đến ai mà bản thân, cũng không cảm thấy xấu hổ mất tự tin và bình tĩnh khi nói chuyện” (NG.T.T sinh

viên K61.

Nhằm đánh giá và nhận xét khách quan hơn về cách thức giải quyết khi gặp khó khăn giữa các khóa sinh viên. Người nghiên cứu có sự so sánh giữa 3 khóa sinh viên và kết quả thu được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6. Bảng so sánh cách giải quyết khi gặp khó khăn giữa các khóa sinh viên

Đơn vị tính: %

STT Cách giải quyết khi gặp khó khăn

Tần suất

K60 K61 K62

1 Tự mình giải quyết khó khăn 53.9 71.6 84.8 2 Chia sẻ với các bạn trong nhóm

thực hành 47.5 46.2 49.7

3 Chia sẻ với kiểm huấn viên và

giáo viên thực hành 75.3 68.9 40.3 4 Chia sẻ với bố mẹ, gia đình 4.0 4.0 10.0 5 Hướng đến sử dụng mạng xã hội

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập

nghề Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Từ bảng số liệu cho ta thấy cách giải quyết của các khóa sinh viên là có sự khác nhau. Sinh viên K62 tự giải quyết cao hơn sinh viên K60 (84.8% - 53.9%) do kinh nghiệm của sinh viên K60 nhiều hơn, có nhiều kênh thông tin chia sẻ hơn và đã trải nghiệm thực tế nên các em sẽ biết cần hỏi ai để giải quyết vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó, sự chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên thực hành K60 cũng lớn hơn K62 (75.3% - 40.3%) vì K60 đã trải qua các lần thực hành nên khi gặp khó khăn, hay có vấn đề các em muốn được chia sẻ với kiểm huấn viên và giáo viên hướng dẫn, họ là những người hỗ trợ và định hướng cho các em. Chia sẻ với bố mẹ, gia đình cũng có sự khác biệt giữa sinh viên K62 với các anh chị sinh viên K60 (10.0% - 4.0%), do các em mới bắt đầu sang kì II của năm thứ hai khi gặp khó khăn các em cũng chỉ biết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 57)