Nhóm khó khăn trong thực hành,thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 53 - 57)

Đơn vị tính: % STT Vấn đề Các mức độ ảnh hƣởng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

1. Khó khăn trong việc phân bổ thời gian thực hành, thực tập

48,4 27,0 12,3 12,3

2. Khó tập trung vào thực hành 49,2 31,6 13,0 6,2 3. Khó khăn trong việc sử dụng

các kỹ năng

50,5 20,0 20,3 9,2

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập

nghề Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Như vậy, với 48,4% ý kiến của số sinh viên được hỏi thường xuyên gặp khó khăn trong việc phân bổ thời gian thực hành, thực tập, 12,3% ý kiến cho rằng chưa bao giờ. Điều này cho thấy thời gian thực hành, thực tập hiện nay là không phù hợp do các bạn không thể tập trung, vì thời gian sáng học lý thuyết chiều đi thực hành. “Ngày nào chúng em cũng phải học lý thuyết ở

trên lớp đến 12h, rồi chiều xuống cở sở là 13h30 phải có mặt, ngày nào cũng vậy. Đến khi về ký túc hay về nhà trọ chúng em cảm thấy rất mệt. Bài tiểu luận cũng như yêu cầu báo cáo của các thầy cố lại nhiều, em chỉ làm đối phó cho xong để yên tâm đi ngủ...” (P.T.D. Sinh viên K60).

Giáo viên hướng dẫn thực hành cũng đồng quan điểm với các em sinh viên khi cho rằng, thời gian các em thực hành, thực tập là quá ít, mà yêu cầu thực hành lại cao. Do đó, sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn “Để tiếp cận được

với thân chủ thì có lẽ thời gian các em thực hành, thực tập dưới cơ sở phải nhiều hơn, vì với thời lượng thực hành, thực tập như hiện nay là 45 tiết cho thực hành Công tác xã hội cá nhân và 45 tiết cho thực hành Công tác xã hội nhóm và 30 tiết cho thực hành Phát triển cộng đồng là quá ít. Thời gian này chỉ đủ để cho các em làm quen và nhận diện vấn đề của thân chủ chứ chưa chắc đã tác nghiệp được với thân chủ của mình” (T.P.O giáo viên thực hành).

Khó khăn trong việc khó tập trung vào thực hành với 49,2% ý kiến các bạn sinh viên cho rằng thường xuyên, 6,2% ý kiến cho rằng chưa bao giờ. Do khi thực hành, thực tập tại cơ sở các em không chỉ tập trung vào thực hành mà còn phải trợ giúp những công việc khác khi kiểm huấn viên tại cơ sở yêu cầu. Kiểm huấn viên tại cơ sở cũng có yêu cầu sinh viên hỗ trợ mình khi sinh viên xuống thực hành, thực tập: “Bản thân sinh viên khi xuống cơ sở dưới sự

giám sát của giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ của kiểm huấn viên nhiều khi các em cũng cần phụ giúp những công việc ngoài thực hành, thực tập” (T.T.H kiểm huấn viên). Nhận thức và nỗ lực của sinh viên thì không phải bất cứ sinh viên nào cũng hiểu về tầm quan trọng của thực hành, thực tập trong việc hình thành đạo đức nghề, kỹ năng và định hướng nghề trong tương lai của mình. Chính bởi vậy, nhiều sinh viên chỉ xem các đợt thực hành, thực tập như một chuyến dã ngoại hoặc đến thăm một cơ sở rồi sưu tầm tài liệu liên quan đến yêu cầu của giáo viên hướng dẫn để về viết báo cáo chứ chưa thực hiện đúng theo tiến trình của hoạt động thực hành.

Bên cạnh những khó khăn về thời gian, về việc khó tập trung vào thực hành sinh viên khi thực hành, thực tập còn gặp khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng. 50,5% ý kiến của sinh viên cho rằng thường xuyên và 9,2% ý

kiến chưa bao giờ gặp phải. Khi thực hành, thực tập thân chủ của các em là những đối tượng khác nhau như thân chủ là người bình thường gặp vấn đề, đến thân chủ là những trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ khuyết tật... Những đối tượng này các em chưa thể vận dụng những kỹ năng đã được học để tác nghiệp “Những kĩ năng cần để tác nghiệp như: kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ

năng thấu cảm, kĩ năng diễn đạt cảm xúc, kĩ năng tóm lược... Nhưng với thân chủ là trẻ khuyết tật là khiếm thị, khiếm thính và thiểu năng trí tuệ thì chúng em không biết phải sử dụng kĩ năng như thế nào? Chúng em rất bối rối và lo lắng...” (Ng.H.H sinh viên K61). Kiểm huấn viên cũng đồng ý với các bạn

sinh viên khi cho rằng khả năng vận dụng, kỹ năng của các em còn nhiều hạn chế. “Khi được hỏi các em đã sử dụng những kỹ năng gì để tác nghiệp với

thân chủ của mình. Thì các em trả lời chúng em sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng diễn đạt cảm xúc...nhưng thân chủ của các em là trẻ khuyết tật là khiếm thị và khiếm thính, thiểu năng trí tuệ thì làm sao có thể sử dụng được kĩ năng đó” (Ng.T.T.M Kiểm huấn viên). Bản thân các em nghĩ

rằng yêu cầu của các thầy cô như thế nào thì các bạn sẽ thực hiện đúng như thế. Trong khi mỗi thân chủ có những hoàn cảnh và những vấn đề khác nhau, không phải thân chủ nào chúng ta cũng thành công và có thể sử dụng tất cả mọi kĩ năng. Chưa kể đến một số bạn sinh viên còn “mượn” các mẫu báo cáo từ các đợt thực hành, thực tập trước rồi tự biến thành bài của mình để nộp cho giáo viên hướng dẫn.

Nhìn chung trong quá trình triển khai hoạt động thực hành, thực tập cho thấy, không phải kế hoạch nào cũng được thực hiện thuận lợi và mang lại hiệu quả như sinh viên mong muốn. Bản thân các em có thể gặp những vấn đề khó khăn như thiếu sự chuẩn bị và sự nỗ lực trước các tình huống xảy ra trong thực tế.

2.2.2. Khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ xã hội khi thực hành, thực tập

Như đã phân tích ở trên sinh viên không chỉ gặp khó khăn trong quá trình thực hành, thực tập mà còn gặp khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ xã hội. Đối với một sinh viên ngành Công tác xã hội việc thiết lập mối quan hệ xã hội cũng vô cùng quan trọng. Bởi vì điều này chứng tỏ khả năng thích ứng, sự hòa nhập của các em với những hoàn cảnh thực tiễn. Về vấn đề này người nghiên cứu cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu những khó khăn trong các mối quan hệ xã hội mà sinh viên ngành Công tác xã hội gặp phải với thang đo các mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 53 - 57)