Đánh giá các hoạt động thực hành,thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 66)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.3. Đánh giá các hoạt động thực hành,thực tập

ngành Công tác xã hội

2.3.1. Ưu điểm

Hiện nay vì Công tác xã hội là một nghề còn khá mới mẻ cho nên trong lĩnh vực đào tạo cũng không tránh khỏi những khó khăn. Các hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên ngành Công tác xã hội cũng đã đạt được những ưu điểm.

Thứ nhất, Trường ĐHSP HN, khoa Công tác xã hội, đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành và sinh viên đã có sự phối kết hợp khi triển khai học phần thực hành, thực tập đã đảm bảo đúng qui trình, nội dung và hình thức triển khai điều đó được thể hiện qua kết quả của sinh viên:

Năm thứ II với kết quả 18.8% sinh viên đạt loại giỏi, 49.9% sinh viên đạt loại khá, 31.2% sinh viên đạt điểm trung bình, 0,1% sinh viên đạt điểm yếu,

Năm thứ III với kết quả 60.1% sinh viên đạt loại khá , 25.3% sinh viên đạt điểm trung bình và 14.6% sinh viên đạt điểm trung bình khá, 0.8% sinh viên đạt điểm yếu.

Năm thứ IV với kết quả 20.2% sinh viên đạt điểm giỏi, 50.8% sinh viên đạt điểm khá và 29% sinh viên đạt điểm trung bình khá.

Thứ hai, học phần thực hành, thực tập được phân chia tách biệt theo từng chuyên môn thông qua các giáo viên thực hành đảm trách, các cơ sở thực hành ngày càng đa dạng với nhiều đối tượng khác nhau giúp sinh viên lựa chọn cơ sở phù hợp với bản thân.

Thứ ba luôn đổi mới hình thức thực hành nhằm tăng cường tính tự chủ và linh hoạt của sinh viên

Xây dựng cơ sở thực hành với phương thức tiến hành một số khóa tập huấn về Công tác xã hội, quyền trẻ em, tham vấn và kiểm huấn cho cán bộ

trung tâm, hợp tác với trung tâm để phát triển cơ sở, qui trình và nội dụng thực hành phù hợp với sinh viên Công tác xã hội chuyên ngành.

Đào tạo giáo viên thực hành, tuyển dụng đội ngũ giáo viên chuyên về lĩnh vực thực hành, thực tập không ngừng nâng cao tay nghề cho giáo viên..

Bản thân sinh viên cũng đã nhận thức được rằng kì thực hành, thực tập rất quan trọng đối với tương lai của mình. Có ý thức thực hành nghề mọi lúc mọi nơi vận dụng kiến thức của các môn học theo yêu cầu. Các em đã chủ động trong việc tìm kiếm cơ sở thực hành với mong muốn được tìm hiểu và khám phá, thử thách. Bản thân các em đã có sự liên hệ, hợp tác với nhà trường và cơ sở thực hành . Sinh viên cũng là một kênh thông tin tốt để nhà trường, cơ sở thực hành điều chỉnh nội dung và qui chế nhằm sát với thực tiễn.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù trường ĐHSP HN đã có những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội. Tuy nhiên những hình thức đó vẫn chưa thực sự hiệu quả vì những khó khăn của sinh viên gặp phải trong quá trình thực hành, thực tập vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Điều này được thể hiện ở những vấn đề sau:

Thứ nhất: Chương trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết Thứ hai: Nội dung thực hành còn hạn chế

Thứ ba: Thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp Thứ tư: Thiếu giáo viên thực hành

Thứ năm: Thiếu kiểm huấn viên

Bên cạnh đó, nhóm giáo viên hướng dẫn thực hành tuy phần lớn được đào tạo từ các chuyên ngành gần Công tác xã hội, như xã hội học, tâm lí học.... và việc sắp xếp, phân công công việc đều dựa trên năng lực và chuyên môn của từng người. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất của đội ngũ giáo viên

hướng dẫn thực hành, thực tập Công tác xã hội là chưa xây dựng được bộ công cụ chuẩn để đánh giá kết quả thực hành, thực tập của sinh viên, vì thế việc đánh giá kết quả cho sinh viên còn nặng về cảm tính. Đội ngũ kiểm huấn viên tại các cơ sở thực hành, thực tập chưa được đào tạo chuyên môn căn bản về Công tác xã hội (chiếm tới 90% số người được hỏi), dẫn đến việc đánh giá chất lượng thực hành, thực tập của sinh viên tại cơ sở thực hành chưa chính xác. Bên cạnh đó, họ còn có những nhận thức sai về thực hành, thực tập của sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN (cho rằng sinh viên chuyên ngành này sẽ trở thành những giáo viên tương lai). Để khắc phục điều này giáo viên hướng dẫn thực hành, thực tập phải là người nhắc nhở, đôn đốc các em tới cơ sở không phải đi dạy văn hóa, không phải là trợ lí và càng không phải là người chuyên về giáo dục hay văn hóa mà mục đích chính của sinh viên ngành Công tác xã hội là phải trợ giúp thân chủ có thể cải thiện kết quả học tập bằng việc tạo ra sự thay đổi tích cực trong hành vi của chính bản thân họ, chẳng hạn mức độ chưa ý thức được sự quan trọng của việc học tới việc tự ý thức và có hành vi tích cực hơn trong học tập của thân chủ. Đó chính là nhiệm vụ của các sinh viên Công tác xã hội với vị trí, vai trò, chức năng là trợ giúp những thân chủ có vấn đề có thể tự mình vượt qua những hạn chế đó bằng chính sức mạnh của mình chứ không phải là do một thành viên nào khác.

Như vậy, có thể thấy được bên cạnh những kết quả thật đáng khích lệ thì vẫn còn tồn tại một số những hạn chế như chương trình đào tạo tại Khoa Công tác xã hội trường ĐHSP HN vẫn còn nặng về lý thuyết chưa chú trọng đến thực hành, thực tập, thiếu giáo viên thực hành, cơ sở thực hành thiếu chuyên nghiệp, đội ngũ kiểm huấn viên chưa đạt yêu cầu, nội dung triển khai vẫn còn nặng về hình thức. Vì thế cần phải thay đổi nhằm nâng cao chất lượng thực hành, thực tập cho sinh viên Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN

thông qua sự kết hợp giữa các yếu tố là: Nhà trường, giáo viên thực hành, cơ sở thực hành và sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội với phương châm nhà trường đưa ra quan điểm chỉ đạo, giáo viên thực hành là người thực thi trực tiếp, cơ sở thực hành là hỗ trợ và cung cấp đối tượng và sinh viên là

CHƢƠNG 3: SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI CHUYÊN NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐHSP HN HIỆN NAY

3.1. Nhu cầu về hoạt động thực hành, thực tập Công tác xã hội

Như đã phân tích và trình bày ở chương 2, sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN khi triển khai học phần thực hành, thực tập gặp phải những khó khăn nhất định, điều này đã ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng thực hành của sinh viên. Để giải quyết những khó khăn thì việc thay đổi nội dung, hình thức triển khai học phần thực hành, thực tập nghề phù hợp, mang tính chuyên nghiệp là sự cần thiết đối với sinh viên. Từ đó hình thành và phát triển những kĩ năng, giá trị và đạo đức nghề nghiệp trong tương lai cho sinh viên.

Đặc thù của ngành Công tác xã hội với đặc trưng nhân viên xã hội chính là người sáng tạo ra phong cách và phương pháp làm việc với thân chủ. Nghề Công tác xã hội là nghề làm việc với con người vì thế bất cứ một sai sót nhỏ của nhân viên xã hội cũng có thể gây ra những tổn hại khôn lường cho thân chủ. Chính vì vậy hoạt động thực hành, thực tập trong quá trình đào tạo nghề Công tác xã hội giữ vai trò ngăn ngừa và giảm thiểu những sai sót đó.

Việc xác định nhu cầu của sinh viên Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN nhằm khắc phục những khó khăn trên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mong muốn này được đánh giá và xây dựng dựa trên các nhu cầu của các bạn sinh viên, từ đó xây dựng và triển khai hoạt động thực hành, thực tập Công tác xã hội. Vậy mong đợi của các bạn sinh viên là gì? Để trả lời câu hỏi này nhà nghiên cứu đã đưa ra các nội dung:

1. Tìm hiểu nhu cầu của sinh viên về hoạt động thực hành phương pháp Công tác xã hội cá nhân;

2. Tìm hiểu nhu cầu của sinh viên về hoạt động thực hành phương pháp Công tác xã hội nhóm;

3. Tìm hiểu nhu cầu của sinh viên về hoạt động thực hành phương pháp Công tác xã hội với tổ chức và phát triển cộng đồng;

3.3.1. Nhu cầu của sinh viên về hoạt động thực hành phương pháp Công tác xã hội cá nhân

Nhằm tìm hiểu nhu cầu của sinh viên đối với hoạt động thực hành 1- thực hành phương pháp Công tác xã hội cá nhân người nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi: Các em mong muốn thay đổi hình thức thực hành Công tác xã hội cá nhân và mức độ mong muốn đó?

Biểu đồ dưới đây cho chúng ta thấy nhận thức của sinh viên về mức độ mong muốn đó.

Biểu đồ 3.1: Mức độ mong muốn của sinh viên trong việc thay đổi hình thức thực hành Công tác xã hội cá nhân

Đơn vị tính: %

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề

Qua biểu đồ trên cho ta thấy có 43.2% các bạn sinh viên được hỏi cho rằng rất mong muốn được thay đổi ,chỉ có 6.3% ý kiến các bạn sinh viên cho rằng không mong muốn. Chứng tỏ một điều hình thức thực hành, thực tập hiện nay không giúp các em phát huy được các khả năng, năng lực vốn có của mình. Có bạn sinh viên chia sẻ “Hiện nay khi đi thực hành, thực tập,

chúng em mới chỉ đảm bảo về số lượng thực hành chứ chưa đảm bảo được chất lượng vì thời gian thực hành của chúng em quá ngắn mà nội dung yêu cầu thì nhiều,nếu thay đổi hình thức mới biết đâu sẽ giúp chúng em giảm thiểu những khó khăn đó.” (PVS Ng.L.H.A sinh viên k61). Bên cạnh đó cũng

có bạn sinh viên chia sẻ rằng thay đổi hình thức thực hành Công tác xã hội cá nhân sẽ giúp chúng em có được sự chia sẻ và thảo luận của các bạn trong nhóm thực hành, giáo viên hướng dẫn, kiểm huấn viên tại cơ sở. “Trước đây

các em đi thực hành chủ yếu là cho xong, chứ chưa thực sự hiệu quả như những gì em đã được học ở trên lớp nếu có thể em mong có thêm thời gian thực hành, hoặc thời gian có thể linh hoạt hơn để làm sao em vừa học vừa thực hành, có thể tại cộng đồng hay một cơ sở nào đó mà mình quen biết”

(PVS Đ.T.T sinh viên K60). Một số bạn cho rằng, các em không có thời gian để nghiên cứu hay ôn lại lý thuyết trước khi đi thực hành, hay đọc kỹ những yêu cầu, kế hoạch đặt ra trong đợt thực hành đó là vì thời gian vừa học vừa đi thực hành: “Lịch học các môn lý thuyết của chúng em nhiều quá, cơ sở thực

hành lại xa mà mỗi môn học các thầy cô lại yêu cầu viết bài tiểu luận, rồi cũng xuống cơ sở để tham quan khảo sát và lấy thông tin về viết bài mệt lắm cô à. Sau đó lại là kế hoạch xuống cơ sở thực hành nên chúng em chẳng biết là có cần thiết phải hỏi kỹ trước khi đi thực hành hay không hay cứ xuống cơ sở thực hành cho đúng quy định còn mình về nhà sẽ xử lý sau” (T.L.N sinh

Nhận thấy rằng, phần lớn các bạn sinh viên đều mong muốn được thay đổi về hình thức thực hành, thực tập hiện nay, với mong muốn đối với học phần Công tác xã hội cá nhân là thay đổi về hình thức tập trung hiện này vì thời gian quá ít mà yêu cầu của học phần thực hành, thực tập quá nhiều các em tập trung trong cùng một địa điểm nên việc lựa chọn thân chủ phù hợp với khả năng của mình là rất khó. Giả định, nếu sử dụng hình thức thực hành không tập trung thì có thể giải quyết về khoảng cách đi lại và thời gian thực hành thực tập của các em. Nhằm thay đổi cách suy nghĩ, tư duy và nâng cao chất lượng, cũng như hiệu quả thực hành của các bạn sinh viên.

Bên cạnh việc đánh giá về mức độ mong muốn thay đổi hình thức thực hành của các bạn sinh viên trong cách thức triển khai học phần Công tác xã hội cá nhân và sự cần thiết phải có hoạt động thực hành phù hợp trong các lần triển khai xuống cơ sở thì người nghiên cứu cũng đưa ra câu hỏi nhằm tìm hiểu, đánh giá nhu cầu thực tế của các bạn sinh viên có muốn sử dụng hoạt động thực hành không tập trung theo hình thức các bạn sẽ tự tìm thân chủ tại cộng đồng.. áp dụng cho lần thực hành 1 Công tác xã hội cá nhân được thực hiện như thế nào? Thì kết quả thu được tương đối đồng đều với mức độ mong muốn của các em.

Biểu đồ 3.2: Nhu cầu của sinh viên về hoạt động thực hành, thực tập không tập trung (linh hoạt)

Đơn vị tính: %

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề

Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Kết quả từ biểu đồ trên cho thấy nhu cầu mong muốn của các bạn sinh viên về hình thức triển khai học phần thực hành 1 Công tác xã hội cá nhân với hình thức không tập trung (linh hoạt), sinh viên sẽ tự chọn cơ sở thực hành phù hợp với điều kiện của từng sinh viên, sinh viên không bị ràng buộc vì lý do không thích cơ sở thực tập, không thiết lập được mối quan hệ, không phù hợp với điều kiện của bản thân... với 53,2% ý kiến của các bạn sinh viên rất mong muốn, 0,6% ý kiến là không mong muốn. Ngoài ra thực hành không tập trung (linh hoạt) là hình thức sẽ giúp các em có nhiều thời gian tiếp cận, nhận diện vấn đề lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch một cách phù hợp. Đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tìm được thân chủ của mình tại địa phương, cộng đồng nơi các em đang sinh sống. Mặt khác, cũng sẽ hạn

chế được những khó khăn gặp phải của sinh viên khi thực hiện và triển khai hoạt động thực hành 1 Công tác xã hội cá nhân.

3.3.2. Nhu cầu của hoạt động thực hành phương pháp Công tác xã hội nhóm

Thực hành Công tác xã hội với cá nhân sẽ khác với lần thực hành Công tác xã hội nhóm. Nếu thực hành Công tác xã hội cá nhân với công thức 1:1 tương ứng với 1 nhân viên Công tác xã hội với 1 thân chủ, thì trong công thức của Công tác xã hội nhóm là 1:5-6 tương ứng với 1 nhân viên Công tác xã hội sẽ làm việc với một nhóm đối tượng là từ 5-6 người có cùng hoàn cảnh và khó khăn như nhau. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các bạn sinh viên vẫn có thể bị nhầm lẫn và không hiểu rõ về lần thực hành Công tác xã hội nhóm. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra các câu hỏi: “Học phần

thực hành Công tác xã hội nhóm được triển khai theo hình thức thực hành, thực tập tập trung thì các bạn sinh viên có muốn được áp dụng hay không?”

thì kết quả thu được như sau;

Biều đồ 3.3: Nhu cầu về mô hình thực hành, thực tập tập trung trong thực hành Công tác xã hội nhóm

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề

Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Nhìn vào biểu đồ cho ta thấy 40,8% ý kiến các bạn sinh viên rất mong muốn và 8,6% không mong muốn. Điều này chứng tỏ nhu cầu của các bạn sinh viên với học phần 2 thực hành Công tác xã hội nhóm là hình thức thực hành, thực tập tập trung. Vì hình thức này sẽ giúp các em giải quyết những khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động thực hành. “Em

thấy khó khăn trong quá trình đi thực hành Công tác xã hội nhóm vì tài liệu về lần thực hành này chưa có nhiều hoặc có cũng không phù hợp nếu được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 66)