Nhu cầu của hoạt động thực hành phương pháp phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 77)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.3.3. Nhu cầu của hoạt động thực hành phương pháp phát triển cộng đồng

Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của các bạn sinh viên về hoạt động triển khai học phần thực hành Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm, người nghiên cứu mong muốn có một cái nhìn tổng quan về nhu cầu của các hoạt động học phần thực hành. Học phần thực hành 3 Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển Cộng đồng cũng là 1 trong 3 học phần thực hành được triển khai tại trường ĐHSP HN với mục tiêu giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất, tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia đoàn kết phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khuôn khổ cộng đồng. Đây cũng là một phương thức tác nghiệp tạo ra sự thay đổi xuất phát từ nhu cầu đích thực của người dân trong cộng đồng, làm tăng sự tham gia và quyền tự quyết của người dân, trao quyền cho người dân phát huy nội lực và mang lại sự công bằng cho sẽ hội. Khi được hỏi phần lớn các bạn sinh viên đều cho rằng với hoạt động này thì khả năng ứng dụng vào xã hội Việt Nam sẽ mang đến tính thiết thực cao, những thay đổi lớn cho cộng đồng, đáp ứng những kỳ vọng và mong đợi của người dân.

Với mong muốn tìm hiểu mức độ mong muốn của các em về các hình thức trợ giúp, nhà nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi Các em mong muốn hình thức hoạt động nào ở học phần thực hành Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển cộng đồng?

Bảng 3.4: Mức độ mong muốn của sinh viên với các hình thức hoạt động của học phần Công tác xã hội với Tổ chức và phát triển cộng đồng

Đơn vị tính: % Stt Hình thức hoạt động Mức độ mong muốn Rất mong muốn Mong muốn Không mong muốn Hoàn toàn không cần thiết 1 Thiết lập mạng lưới thực hành Công tác xã hội với tổ chức và phát triển cộng đồng tại địa phương

49,6 30,5 12,1 7,8

2

Tạo sự tin tưởng cho người dân về các hoạt động

34,8 40,1 15,7 10,3

3 Kết hợp nhuần nhuyễn

giữa các dự án 31,4 40,5 20,2 7,9 4 Tăng cường sự tham gia

cho người dân 29,2 39,1 14,7 17

5 Thành lập các ban phát

triển tại địa phương 33,9 38,8 17,2 10,1 6 Tham gia nhóm nòng cốt 22,9 42,2 24,6 10,3

7 Tham gia dự án 35,6 30,7 20,2 14,4

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề

Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, hầu hết các bạn sinh viên đều mong muốn khác nhau nhưng phần lớn các bạn muốn mình được tham gia như một

nhân viên phát triển cộng đồng thực sự với 49,6 % ý kiến sinh viên cho rằng rất mong muốn được thiết lập mạng lưới thực hành phát triển cộng đồng tại địa phương, để giúp những người dân nghèo vượt qua khó khăn, tự nhận thức và vươn lên trong cuộc sống. Với 35,6% ý kiến các bạn rất mong muốn được tham gia xây dựng dự án, đứng vị trí thứ 3 ý kiến các bạn sinh viên rất mong muốn tạo được sự tin tưởng cho người dân về hoạt động chiếm tỷ lệ 34,8%.

Kết quả phần nào cho thấy phần lớn các bạn sinh viên đều mong muốn được thực hành,thực tập theo hình thức là tham gia vào dự án tại chính cộng đồng. Vì hoạt động này sẽ được triển khai và xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo với một số tổ chức phi Chính phủ. Phương thức này sẽ tạo điều kiện tối đa cho sinh viên được tham gia như một tác viên phát triển cộng đồng dựa trên hoạt động cụ thể.

Hiện tại, học phần thực hành, thực tập 3 Công tác xã hội với Tổ chức và Phát triển cộng đồng tại trường ĐHSP HN về cơ sở thực hành vẫn chủ yếu là do Nhà trường và Khoa cung cấp, các bạn sinh viên chỉ cần ghi tên và lựa chọn cơ sở thực hành. Bên cạnh đó, cũng có những chương trình dự án sẵn sàng cho sinh viên tới thực hành nhưng họ chỉ nhận một số lượng rất nhỏ là 2-3 sinh viên. Thực hành tại cộng đồng là hoạt động được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn và được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Khi xuống đó các bạn sinh viên đã được chính người dân tạo điều kiện và hợp tác trong mọi hoạt động. Nhưng hạn chế là bản thân chương trình thực hành này lại không thể đưa ra một kế hoạch can thiệp nhằm phát triển cộng đồng. Vì các em không có kinh phí và những kinh nghiệm về triển khai, thực hiện và quản lí chương trình phát triển cộng đồng vì thế đây vẫn là một ẩn số đối với sinh viên.

3.2. Mô hình thử nghiệm thực hành, thực tập đối với sinh viên Công tác xã hội ở trƣờng ĐHSP HN

Trước khi xây dựng mô hình thử nghiệm thực hành, thực tập Công tác xã hội người viết cũng mong tìm hiểu về sự kỳ vọng của các em hay nói cách khác trong tưởng tượng của các bạn sinh viên về mô hình của mỗi học phần thực hành, thực tập Công tác xã hội là như thế nào? Đồng thời cũng khẳng định sự phát triển của ngành Công tác xã hội đã và đang hướng tới tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của xã hội và thực tiễn.

Bảng 3.5: Mong đợi của sinh viên về mô hình thử nghiệm Công tác xã hội

Đơn vị tính: %

STT Mong đợi của sinh viên về hiệu quả của các mô hình thử nghiệm

Tần suất

1 Giúp các em giải quyết các khó khăn mà sinh viên gặp phải

40,2

2 Thể hiện tính chuyên nghiệp trong thực hành 72,1

3 Kết nối các nguồn lực 65,2

4 Tạo dựng các kỹ năng, vận dụng linh hoạt các phương pháp thực hành

57,5

5 Đánh giá khách quan chất lượng thực hành 48,0 6 Thể hiện khả năng, năng lực của sinh viên 35,1

Nguồn: Số liệu khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình thực hành, thực tập nghề

Công tác xã hội tại trường ĐHSP HN, 6-2014

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy mong đợi của sinh viên về mô hình thử nghiệm trong thực hành, thực tập Công tác xã hội với những yêu cầu khác nhau. Nhưng phần lớn ý kiến của các bạn vẫn tập trung nhiều ở những

mong muốn như: thông qua mô hình để thể hiện tính chuyên nghiệp trong thực hành, thực tập Công tác xã hội với 72,1% và 65,2% ý kiến các bạn sinh viên mong muốn kết nối các nguồn lực mà nguồn lực ở đây chính là nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài giữa trường đào tạo và cơ sở thực hành - cung cấp dịch vụ nhằm cải thiện và đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên. Thông qua mô hình những khó khăn của các em sẽ được giải quyết, tạo dựng các kỹ năng, các em có thể vận dụng linh hoạt khi triển khai các học phần thực hành tại cơ sở. Đồng thời cũng đánh giá khách quan chất lượng thực hành của các em hiện nay, giảm thiểu tình trạng cào bằng, đánh giá bằng cảm tính. Với 35,1% ý kiến của các bạn cho rằng thể hiện khả năng, năng lực của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu cùng với việc rút kinh nghiệm qua thực tiễn nghiên cứu và làm việc với sinh viên tác giả đã tổng hợp thành những mô hình thực hành, thực tập sau:

Mô hình thực hành, thực tập tập trung

Mô hình thực hành, thực tập không tập trung (linh hoạt) Mô hình thực hành, thực tập theo dự án

3.2.1. Mô hình thực hành, thực tập tập trung

Đây là mô hình được triển khai với sinh viên của mỗi khóa học, trong cùng thời điểm và cùng địa bàn. Tùy theo phương pháp thực hành, thực tập mỗi lớp sẽ được phân chia thành các nhóm hoặc mỗi sinh viên thực hành độc lập.

Mô hình này sẽ giúp các bạn sinh viên tập trung chuyên sâu vào thực hành, thực tập đồng thời cũng tạo điều kiện cho cơ sở thực hành trong việc quản lý và hỗ trợ các bạn sinh viên trong suốt quá trình triển khai kế hoạch. Nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra khó khăn cho thực hành, thực tập vì tìm được

địa bàn thực hành cho một khóa sinh viên là thách thức đối với cơ sở đào tạo. Đặc biệt là các cơ sở có quy mô đào tạo lớn.

Cách thức triển khai:

Bước 1: Nhà trường lên kế hoạch đối với mô hình này vai trò chủ động của khoa là thể hiện ngay ở bước đầu, đòi hỏi phải có những dự trù cụ thể về các hoạt động triển khai trong suốt quá trình thực hành, thực tập của sinh viên.

Bước 2: Tổ chức quy trình thực hành: Ở bước này giáo viên hướng dẫn thực hành sẽ có nhiệm vụ tổ chức phân chia nhóm, xây dựng kế hoạch, tiền trạm cơ sở và thống nhất về nội quy của thực hành, thực tập. Mỗi giáo viên hướng dẫn sẽ đảm nhận một đoàn, một nhóm sinh viên với những công việc cụ thể là triển khai đến sinh viên về những yêu cầu trong đợt thực hành, thực tập này. Hướng dẫn cách làm báo cáo thực hành, thực tập, tổ chức tập huấn các kỹ năng cơ bản cho sinh viên với từng tình huống cụ thể.

Bước 3: Giáo viên thực hành cung cấp danh sách các cơ sở thực tập, cung cấp về đối tượng với mỗi cơ sở thực hành.

Bước 4: Giám sát thực hành, thực tập do giáo viên hướng dẫn thực hành đảm nhận có kế hoạch cụ thể với từng nhóm sinh viên.

Bước 5: Tổ chức báo cáo kết quả: quá trình này được tiến hành theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là báo cáo kết quả tại cơ sở thực hành, thực tập. Giai đoạn 2: Báo cáo kết quả tại lớp với sự có mặt của giáo viên hướng dẫn thực hành.

Bước 6: Đánh giá kết quả: dựa vào những yêu cầu của từng phương pháp cụ thể như Công tác xã hội với cá nhân, Công tác xã hội với nhóm, Công tác xã hội với phát triển cộng đồng và thực tập cuối khóa theo các tiêu chí: ý thức, thái độ, kiến thức, kỹ năng và bài báo cáo.

- Tạo bầu không khí khi học thực hành cho sinh viên;

- Tăng cường chia sẻ và gắn kết giữa sinh viên và giảng viên, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn thực hành;

- Thể hiện sự chuyên nghiệp trong hoạt động thực hành, thực tập; - Dễ quản lý sinh viên;

- Tạo sự thay đổi lớn đối với cơ sở thực hành, thực tập.

Mặt hạn chế:

- Cần phải có sự chuẩn bị kỹ và cần nhiều thời gian, tốn nhiều công sức;

- Nảy sinh hiện tượng lây lan tâm lý khi có một nhóm sinh viên nào đó có vấn đề;

- Giáo viên thực hành phải tham gia thực địa cùng với sinh viên; - Kinh phí tốn kém;

3.2.2. Mô hình thực hành, thực tập không tập trung (linh hoạt)

Mô hình này là hình thức thực hành mà trong đó sinh viên được tự do tìm kiếm cơ sở thực tập. Mỗi lớp sẽ được tổ chức thành từng nhóm, đoàn tìm kiếm và tự quyết định lựa chọn cơ sở thực hành phù hợp với điều kiện của nhóm sinh viên hướng tới đạt kết quả thực hành, thực tập hiệu quả nhất. Sinh viên không bị ràng buộc vì lý do không thích cơ sở thực tập, không thiết lập được mối quan hệ, không phù hợp với điều kiện của bản thân. Sở dĩ là vì mô hình này tất cả các hoạt động thực hành, thực tập từ đầu cho đến buổi kết thúc là đều do sinh viên tự quyết định.

Cách thức triển khai:

Tiến trình thực hiện và tổ chức về cơ bản cũng trải qua 6 bước như mô hình tập trung. Tuy có khác ở bước thứ ba: giáo viên thực hành không cung cấp danh sách về cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên mà sinh viên sẽ tự chủ động tìm cở sở thực hành, thực tập sau khi đã được hướng dẫn cơ bản về

chuyên môn cũng như yêu cầu của lần thực hành, thực tập thông các các nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi bên.

Ưu điểm của mô hình:

- Thiết lập và phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên; - Cơ sở thực hành, thực tập phù hợp với điều kiện của sinh viên;

- Giáo viên thực hành không mất nhiều thời gian tiền trạm đối với cơ sở thực hành.

Mặt hạn chế:

- Giáo viên thực hành sẽ không chủ động được về thời gian;

- Thiếu sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của giáo viên thực hành.

3.2.3. Mô hình thực hành, thực tập theo dự án

Mô hình này được triển khai và xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo với một số tổ chức phi Chính phủ, cơ quan tổ chức tạo điều kiện tối đa cho sinh viên được tham gia vào các hoạt động của một chương trình, dự án mà tổ chức, cơ quan đó triển khai ở địa phương cụ thể. Ở đó, sinh viên sẽ được làm việc như một tác viên phát triển cộng động thực thụ.

Cách thức triển khai:

Mô hình này được thực hiện theo các bước, mỗi bước sẽ đòi hỏi những yêu cầu riêng.

Bước 1: Khoa sẽ lên kế hoạch thực hành, thực tập và giao cho giáo viên hướng dẫn thực hành thực hiện;

Bước 2: Thông báo và gửi danh sách về các dự án cho sinh viên Bước 3: Sinh viên mỗi lớp sẽ đăng ký và gửi danh sách đó về khoa Bước 4: Giáo viên hướng dẫn thực hành sẽ đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn

Bước 5: Sinh viên thực hiện kế hoạch thực hành, thực tập Bước 6: Tổ chức báo cáo và đánh giá kết quả

Sau khi khoa lên kế hoạch, giáo viên thực hành sẽ có nhiệm vụ thông báo với sinh viên về các dự án. Từ đó sẽ giải đáp những thắc mắc của sinh viên dựa trên những đăng ký lựa chọn dự án phù hợp với khả năng chuyên môn và mong muốn của mình. Sau đó, giáo viên hướng dẫn tập hợp thành các đoàn và hướng dẫn về chuyên môn cho sinh viên trước khi xuống cơ sở thực hành, thực tập. Bản thân sinh viên phải chủ động trong việc tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến dự án và tổ chức mình sắp thực hành, thực tập. Mô hình này sẽ tạo cho sinh viên khả năng ứng phó với những khó khăn và thách thức trong quá trình tiến hành thực hành, thực tập với dự án.

Ưu điểm của mô hình:

- Tạo cho sinh viên sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và thiết lập được mối quan hệ;

- Sinh viên được trải nghiệm thực tế phong phú;

- Sinh viên được cấp chứng chỉ của tổ chức quản lý dự án, hình thành kinh nghiệm ban đầu cho sinh viên;

Mặt hạn chế:

- Số lượng sinh viên tham gia hạn chế; - Sinh viên không chủ động về thời gian;

- Hạn chế sự tham gia của các sinh viên và gây nên sự thiếu tự tin khi bản thân các em không hoàn thành được nhiệm vụ do tổ chức giao cho.

Từ những hạn chế trên để thấy được rằng nhiệm vụ của mỗi giáo viên hướng dẫn thực hành là trực tiếp giáo dục, hướng dẫn, nhắc nhở các em sinh viên về hành vi, thái độ ứng xử phù hợp tại cơ sở thực hành, thực tập. Thiết lập mạng lưới thực hành thông qua mô hình này.

Hiện nay, khả năng ứng dụng của mô hình này còn nhiều hạn chế vì hện thống mạng lưới các dự án, cơ sở thực hành, thực tập Công tác xã hội còn mỏng và chưa có sự phối hợp và gắn kết cao. Chính vì vậy, các cơ sở đào

tạo phải chủ động trong việc thiết lập mối quan hệ với các cơ sở, các dự án liên quan, đem lại lợi ích cho hoạt động thực hành, thực tập của nhà trường, khoa đạt kết quả cao.

Nhận thức được vai trò và vị trí của hoạt động thực hành, thực tập trong đào tạo Công tác xã hội, trong những năm qua, trường ĐHSP HN mà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu xây dựng mô hình thực hành thực tập nghề công tác xã hội ( Qua nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)