Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 54)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, tiến hành điều tra sâu trên 03 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Thị trấn Trới, xã Tân Dân, xã Hòa Bình.

Tuy nhiên do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mỗi xã, thị trấn trên địa bàn huyện là khác nhau. Đồng thời huyện Hoành Bồ lại có một bộ phận dân số thuộc nhóm dân tộc thiểu số, trong đó phần lớn là dân tộc Dao thanh phán. Do đó, phong tục tập quán, ngôn ngữ theo vùng miền cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 04 năm 2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, bao gồm: chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp QSDĐ.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ - Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Hoành Bồ

- Đánh giá việc thực hiện QSDĐ của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2011 - 2015, bao gồm:

+ Đánh giá việc thực hiện chuyển nhượng QSDĐ; + Đánh giá việc thực hiện cho thuê, cho thuê lại QSDĐ; + Đánh giá việc thực hiện tặng, cho QSDĐ;

+ Đánh giá việc thực hiện thừa kế QSDĐ; + Đánh giá việc thực hiện thế chấp bằng QSDĐ;

- Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các QSDĐ trên địa bàn huyện Hoành Bồ.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập tại các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu khoa học như các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước...

Số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được thu thập trên cơ sở các báo cáo của UBND huyện Hoành Bồ và các phòng, ban chuyên môn.

Số liệu thứ cấp về: tình hình quản lý đất đai và công tác cấp GCN; các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện các QSDĐ; tình hình thực hiện một số QSDĐ được thu thập, tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo hàng năm của phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hoành Bồ.

3.5.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Việc điều tra được xác định theo hệ thống phân loại về: loại hình điều tra, đối tượng điều tra, nội dung điều tra để điều tra bao quát và đầy đủ theo quy mô và nội dung đề tài đặt ra. Để đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện, đề tài tiến hành chọn địa điểm điều tra sâu tại 01 thị trấn và 02 xã điểm cụ thể như sau:

+ Thị trấn Trới là trung tâm thương mại và dịch vụ của huyện Hoành Bồ, đại diện cho các xã phát triển trong huyện, có vị trí gần trung tâm huyện.

+ Xã Tân Dân có vị trí nằm ở phía Tây Bắc của huyện, đại diện cho những xã đang trên đà phát triển của huyện.

+ Xã Hòa Bình: có vị trí nằm ở phía Đông của huyện, đại diện cho những xã có điều kiện kinh tế xã hội phát triển chậm, có vị trí xa trung tâm huyện.

3.5.3. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn và điều tra bổ sung từ thực địa. Đối tượng điều tra là các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức như sau:

Trong đó:

n: Quy mô mẫu điều tra, là số hộ được chọn để điều tra (hay chính là tổng số phiếu cần điều tra)

N: là tổng số hộ trên địa bàn điều tra.

e: Là sai số cho phép (đề tài thực hiện điều tra với sai số cho phép là 10%, tức độ chính xác là 90%).

Căn cứ theo quy mô số hộ dân hiện có trên địa bàn thị trấn Trới, xã Hòa Bình, xã Tân Dân đến ngày 31/12/2014 là 3356 hộ. Để đánh giá có cơ sở khoa học và có độ tin cậy về tình hình thực hiện các QSDĐ của các hộ dân, áp dụng công thức trên tính được số hộ cần điều tra tại 3 xã, thị trấn như Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Số hộ cần điều tra tại 03 xã, thị trấn thuộc huyện Hoành Bồ

TT Xã/ thị trấn Số hộ Số hộ chọn điều tra

1 Thị trấn Trới 2517 96

2 Xã Tân Dân 538 84

3 Xã Hòa Bình 301 75

Tổng 3356 255

3.5.4. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Phương pháp này sử dụng để xử lý, tổng hợp toàn bộ số liệu từ các đối tượng được điều tra theo từng chỉ tiêu. Trên cơ sở số liệu đó phân tích đánh giá các đặc trưng tiêu biểu trên từng vị trí, địa bàn và khu vực.

3.5.5. Phương pháp so sánh, đánh giá

Sử dụng để so sánh các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến kết quả nghiên cứu, nhằm đánh giá việc thực hiện QSDĐ trên địa bàn huyện qua từng thời điểm cụ thể, qua đó nhận ra được những ưu điểm và tồn tại để đề xuất giải pháp cho việc thực hiện các QSDĐ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 54)