Xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 94)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ

4.4.1. Giải pháp về chính sách

Hoành Bồ là huyện đang trong quá trình đô thị hóa, nên có nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, nhiều công trình phát triển kinh tế - xã hội có ý

nghĩa. Bởi vậy, việc đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và sự xem xét tháo gỡ kịp thời các chính sách. Tuy nhiên, vẫn cần được Nhà nước xem xét hoàn thiện các quy định chung để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.

Huyện cần tăng cường biện pháp quản lý việc cho thuê, cho thuê lại QSDĐ đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích hộ gia đình, cá nhân thực hiện thủ tục thuê đất theo quy định. Có như vậy, hộ gia đình, cá nhân được thuê đất sẽ yên tâm đầu tư sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Để nâng cao tỷ lệ người dân thực hiện việc chuyển quyền SDĐ nông nghiệp đến đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đơn giản hóa các TTHC và giảm các khoản phí khi thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ.

Tỉnh và huyện cần tiếp tục thực hiện cải cách TTHC để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ được thuận tiện, nhanh chóng. Trong điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng biến đổi không ngừng và đòi hỏi sự đáp ứng của bộ máy nhà nước ngày càng tiến bộ, phát triển. Do đó, nếu không cải cách TTHC thì không thể đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tế được. Nhất là tại huyện Hoành Bồ, nhu cầu thực hiện các QSDĐ rất cao, đặc biệt là chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp QSDĐ. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục có biện pháp cải cách các TTHC hơn nữa.

Trên địa bàn huyện Hoành Bồ tỷ lệ người dân thực hiện QSDĐ đến đăng ký tại VPĐKQSDĐ nhìn chung vẫn đạt tỷ lệ cao.

- Công khai quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất hàng năm, xác định rõ địa chỉ, vị trí ranh giới đất thuộc dự án đầu tư, người sử dụng đất không được sử dụng vào mục đích khác. Quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, hoạch định rõ các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ có các kế hoạch sử dụng đất hợp lý, yên tâm thực hiện QSDĐ để đầu tư phát triển sản xuất. Do đó, huyện cần xây dựng phương án quy hoạch dài hạn, có tính khả thi cao để người dân yên tâm sử dụng đất theo quy hoạch, kích thích “cầu” đất phát triển.

- Bổ sung, hoàn thiện hơn nữa chính sách thu tiền sử dụng đất. Thực tế giá đất tính nộp tiền sử dụng đất áp dụng quá cao, gần sát giá thị trường. Chính vì vậy, nhiều người dân chỉ làm công việc nhà nông, kinh doanh nhỏ lẻ không đủ

tiền SDĐ để nộp vào ngân sách. Cần có chính sách thuế hợp lý phù hợp với thu nhập của người sử dụng đất thực hiện tốt quyền của theo quy định của pháp luật.

4.4.2. Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến pháp luật

- Cần tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai bằng các phương tiện thông tin, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai để qua đó giúp cho việc quản lý và sử dụng đất đai với các thông tin được cập nhật chính xác nhằm nắm chắc, quản chặt tình hình SDĐ.

- Cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể và dễ hiểu hơn đối với các quy định của pháp luật về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để đến đăng ký theo quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân còn nhiều bất cập, một bộ phận người dân và thậm chí cả những cán bộ ở cơ sở còn chưa nắm bắt được đầy đủ quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng. Do đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, cần xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho các địa phương..

- Đa dạng hóa các hình thức công khai, tuyên truyền phổ biến pháp luật, về thủ tục hành chính và tìm kiếm thông tin về thực hiện QSDĐ. Đặc biệt là có biện pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật riêng bằng tiếng Dao cho người dân tộc thiểu số vì phần lớn ở các xã vùng cao trên địa bàn huyện là người dân tộc Dao.

4.4.3. Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất

Một phần các hộ gia đình, cá nhân được điều tra cho rằng thời gian hoàn thiện các thủ tục chuyển QSDĐ còn dài. Do vậy cần giảm bớt các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho công dân trong quá trình thực hiện các quyền của người sử dụng đất, rút ngắn được thời gian giải quyết các TTHC.

Thay đổi và hoàn thiện hơn nữa cải cách TTHC, nâng cao hoạt động của bộ phận một cửa liên thông tại UBND huyện để mang lại hiệu quả cao hơn nữa đối với người dân trong việc đăng ký đất đai.

Nhiều hộ dân được điều tra chưa nắm được trình tự thực hiện các TTHC, do vậy cần công khai minh bạch mọi thủ tục, hồ sơ, phí và lệ phí để người dân nắm được để giảm bớt được thời gian đi lại và hoàn thiện hồ sơ của công dân.

- Thành lập đường dây nóng để tiếp thu ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân về TTHC, về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ hạn chế sự sách nhiễu, phiền hà, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức trong khi giải quyết công việc của công dân.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đất đai, xử lý nghiêm khắc, dứt điểm những vi phạm, đồng thời ngăn chặn kịp thời những vi phạm phát sinh.

4.4.4. Giải pháp về đầu tư cho con người và cơ sở vật chất

- Cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn, pháp luật, internet...

- Mở thêm các lớp tập huấn tiếng Dao, tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ để dễ dàng hơn trong công tác tuyên truyền, dân vận và phổ biến chính sách pháp luật về đất đai khi tiếp xúc với người dân các xã là người dân tộc thiểu số.

- Cần quan tâm hơn nữa về ngân sách chi cho công tác quản lý đất đai đặc biệt là công tác hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ được thuận lợi hơn.

- Cần có hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lý để khuyến khích, động viên tinh thần làm việc hiệu quả cũng như rèn luyện ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết hồ sơ thực hiện QSDĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 94)