Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 68)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Hoành Bồ

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững từng bước xây dựng huyện Hoành Bồ trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, ngói...) công nghiệp sản xuất điện, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng làng văn hoá dân tộc và trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 của huyện đạt 17%, cao hơn chỉ tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 25 triệu đồng, gấp 4 lần năm 2010, và thu ngân sách trên địa bàn tăng 38,05%.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, tỷ trọng các ngành có bước chuyển biến căn bản, trong đó: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 71,41%, Thương mại - dịch vụ chiếm 22,87 %, Nông lâm ngư nghiệp 5,72%.

Cơ cấu kinh tế của huyện có bước chuyển dịch theo hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.

Nhìn chung, kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu GDP trong nền kinh tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động, cơ cấu thành phần kinh tế được quan tâm một bước, phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh có được và tranh thủ mọi thời cơ, huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong thời kỳ 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm nhóm nông nghiệp đạt 5,7% và có xu thế giảm dần qua các năm. Tổng giá trị sản xuất nông- lâm - ngư nghiệp năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 478 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ, giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) ước đạt 181 tỷ đồng, trong đó: Trồng trọt 77,9 tỷ đồng; Lâm nghiệp 56,6 tỷ đồng; Thủy sản 27,5 tỷ đồng.

Trồng trọt: tình hình thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng đều được gieo cấy đúng thời vụ và phát triển tốt. Huyện đã chỉ đạo các ngành và địa phương tu sửa các công trình hồ đập, kênh mương, tập huấn kỹ thuật, đưa cơ giới hoá vào sản xuất, chủ động cung ứng giống, phân bón đảm bảo cho sản xuất cây trồng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh cho nên sản lượng cây trồng năng suất chưa cao. Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 4.165 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 2.334 ha, cây ngô 399 ha, cây chất bột 413 ha, cây rau đậu 5574 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 9.271 tấn, năng suất lúa bình quân 35,5 tạ/ha. Từng bước hình thành các vùng sản xuất cây trồng tập trung chuyên canh ổn định để tạo ra sản phẩm có giá trị hàng hoá, tăng cường đầu tư diện tích trồng hoa, rau mầu... Tích cực chỉ đạo tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, có hiện quả kinh tế cao như vùng trồng hoa có chất lượng cao, rau an toàn ở thị trấn Trới, xã Lê Lợi, Thống Nhất, Sơn Dương, xây dựng cánh đồng chuyên canh, kinh tế trang trại, gia trại ở các xã có điều kiện phù hợp.

- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, huyện đã chủ động tích cực chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm không để dịch bệnh bùng phát lây lan. Duy trì công tác tiêm phòng, kiểm soát giết mổ, phun thuốc khử trùng tiêu độc tại chợ và các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xẩy ra, tính đến tháng 11/2015 có số lượng gia súc gia cầm như sau; đàn trâu 6.242 con, đàn bò 1.898 con, đàn lợn 21.182 con, đàn gia cầm 248.960 con, đàn dê 1200 con, đàn nhím 1.300 con, ong mật 779 tổ, trong năm vừa qua huyện đã triển khai hỗ trợ 4600 con gà giống cho 80 hộ dân nuôi và chỉ đạo phát triển đàn nhím và lợn rừng mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ dân.

- Lâm nghiệp: Là huyện miền núi, rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ đầu nguồn hồ Yên Lập, Cao Vân và bảo tồn nguồn gien Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 43,2 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994) chiếm 23,9% giá trị ngành nông nghiệp. Sản xuất lâm nghiệp tập trung khai thác nhiều nguồn vốn trong các thành phần kinh tế và trong nhân dân đẩy mạnh trồng rừng, tính đến năm 2015 đã trồng được 1.925,0 ha rừng tập trung, đưa tỷ lệ che phủ của rừng đạt từ 59,1% năm 2010 lên 60,6%. Cơ cấu cây trồng đang chuyển dịch từ trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao như: keo, trám, quế... trong năm 2015 khai thác gỗ rừng trồng 25200m3, củi các loại 81800 ste, tre các loại 4500 tấn, nhựa thông 258 tấn, nhựa trám 37 tấn, vỏ quế 140 tấn, măng tươi các loại 190 tấn...

- Thủy sản: Huyện đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đã lập quy hoạch và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư nuôi trồng thuỷ sản tại vùng lấn biển Bắc Cửa Lục. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 là 502,0 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp 81,0 ha. Sản lượng thủy sản đánh bắt, nuôi trồng đạt 941 tấn, trong đó sản lượng tôm đạt 786 tấn, chiếm 11,57% giá trị toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện trong thời gian qua có nhiều khởi sắc với tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 5.970 triệu đồng, (theo giá cố định năm 1994 đạt 3.960 tỷ đồng), cao gấp 24,37 lần so với giai đoạn 2005-2010. Huyện đã chú trọng hơn đến công nghiệp chế biến, tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với công nghiệp khai thác. Công nghiệp khai thác chiếm tới 62,7%, công nghiệp chế biến chiếm 37,29% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp của địa phương, tính đến năm 2015 có 343 cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó có 32 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Năm 2015, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Hạ Long, xi măng Thăng Long, công ty gốm xây dựng Hạ Long. Nhiều công ty doanh nghiệp tư nhân đã và đang đi vào sản xuất, góp phần đáng kể vào việc

phát triển kinh tế xã hội huyện. Một số sản phẩm chủ yếu, than sạch 460.000 tấn, gạch, ngói nung các loại 201 triệu viên, xi măng các loại 2,18 triệu tấn, Clanhke 2.462 triệu tấn, khai thác chế biến đá các loại 5,27 triệu m3, gỗ xẻ các loại 343.000 m3, điện sản xuất, dân cư 192 triệu kW...

c. Khu vực kinh tế, dịch vụ

Năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng tương đối ổn định và dao động ở mức thấp, do vậy hoạt động dịch vụ - thương mại tiếp tục có bước phát triển. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1912 tỷ đồng, (theo giá cố định năm 1994 đạt 1.100 tỷ đồng). Tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn ước đạt 1.601 tỷ đồng tăng 22.1%. Tổng doanh thu vận tải đạt 503 tỷ đồng tăng 25,7% so với cùng kỳ. Đặc biệt trong năm vừa qua dịch vụ vận tải khách công cộng phát triển mạnh gồm hãng xe buýt, taxi được thành lập và hoạt động tốt.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Hiện trạng dân số, dân tộc

Năm 2015, dân số huyện Hoành Bồ có 50.607 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 34,35%, dân số thành thị 10.853 người chiếm 21,45%, dân số khu vực nông thôn 39.754 người chiếm 78,55% dân số toàn huyện, trong đó:

Nam: 26.468 người chiến 52,30% tổng dân số. Nữ: 24.139 người chiếm 47,70% tổng dân số.

Số hộ dân trong huyện có: 11.720 hộ, bình quân 4,3 người/hộ

Mật độ dân số trung bình năm 2015 là 60 người/km2 tăng 5 người/km2 so với năm 2010 (39 người/km2).

Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong huyện không đều. Tại thị trấn Trới dân cư tập trung đông nhất với mật độ 887 người/km2 và thấp nhất là xã Kỳ Thượng có mật độ dân số thưa thớt 7 người/km2.

Tỷ lệ phát triển dân số năm 2015 là 1,27%. Tuy nhiên tỷ lệ phát triển dân số có sự chênh lệch giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị. Tỷ lệ tăng dân số thành thị là 0,77 %, nông thôn 1,55%.

Các số liệu về dân số, mật độ dân số được thể hiện chi tiết ở Bảng 4.1 dưới đây.

Bảng 4.1. Hiện trạng diện tích, dân số huyện Hoành Bồ năm 2015

STT Tên đơn vị hành chính cấp xã Diện tích (ha) Dân số (khẩu) Số hộ (hộ) Mật độ dân số (người/km2)

1 Thị trấn Trới 1.223,76 10.853 2.517 887 2 Xã Thống Nhất 8.145,85 9.633 2.230 118 3 Xã Lê Lợi 3.979,29 6.920 1.607 174 4 Xã Sơn Dương 7.140,38 5.112 1.183 72 5 Xã Đồng Lâm 11.495,72 2.662 672 23 6 Xã Đồng Sơn 12.700,46 2.639 611 21 7 Xã Kỳ Thượng 9.780,16 691 142 7 8 Xã Dân Chủ 2.733,9 1.177 272 43 9 Xã Quảng La 3.182,13 2.952 683 93 10 Xã Tân Dân 7.572,96 2.538 538 34 11 Xã Bằng Cả 3.208,35 1.711 396 53 12 Xã Hòa Bình 7.966,01 1.271 301 16 13 Xã Vũ Oai 5.225,38 2.448 567 47 Toàn huyện 84.354,35 50.607 11.720 60

Nguồn: UBND huyện Hoành Bồ (2015)

b. Lao động và việc làm

Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 29.858 người, chiếm 59,0% tổng dân số. Trong đó: Nam 14.774 người chiếm 49,48% lao động

Nữ 15.084 người chiếm 50,52% lao động

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 27.641 người. Trong đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm 61,44%, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 23,04%, lao động trong các ngành dịch vụ chiếm 15,52%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 10% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Trong những năm qua cùng với việc thu hút các nhà đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, đã tích cực giải quyết cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, phối hợp mở các lớp dậy nghề cho lao động nông thôn, tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động… Mỗi năm tạo thêm việc làm cho 1.100 lao động.

c. Thu nhập

Năm 2015, đời sống của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 25 triệu đồng/năm (giá hiện hành tương đương khoảng 1111 USD/người/năm).

Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,5% (tính theo tiêu chí mới).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển các khu đô thị

Hoành Bồ có 01 thị trấn Trới là đô thị loại IV với tổng diện tích tự nhiên là 1.223,76 ha. Tổng số nhân khẩu của thị trấn năm 2015 là 10.853 người, bình quân 4.3 người/hộ, mật độ dân số 887 người/km2.

Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân như: Đường, trường, trạm, điện, nước và các công trình công cộng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị phát triển mạnh việc vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí và nguồn nước, đường xá, cầu cống...

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã xóa xong nhà tạm, hệ thống giao thông như: Đường xã, thôn xóm được mở rộng và nâng cấp, tuy nhiên vẫn còn 80% ở mức rải cấp phối, một số ngõ xóm còn là đường đất, nhiều suối ngăn cách, gây khó khăn đi lại của nhân dân, nhất là trong mùa mưa.

Việc cấp nước sinh hoạt: Chủ yếu là do nhân dân tự xây bể, đào giếng lấy nước sinh hoạt. Một số hộ dân ở các xã, thị trấn trung tâm như: Thị trấn Trới, xã Thống Nhất, xã Lê Lợi được dùng nước máy, tỷ lệ số hộ dùng nước hợp vệ sinh chiếm 82% tổng số hộ.

Hệ thống thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư mới chỉ có một số trục đường chính, còn lại chủ yếu là thải ra đồng ruộng, kết hợp thoát nước mặt và nước thải theo hệ thống kênh mương đưa ra sông, suối gây ảnh hưởng đến môi trường chung.

Về vệ sinh môi trường: Hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ có một số xã có tổ vệ sinh môi trường để thu gom rác thải, nhưng mới chỉ tập trung ở khu trung tâm xã.

Công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu đời sống văn hoá, xã hội trên địa bàn các xã đã và đang được xây dựng khang trang gồm: Trường học, y tế, sân vui chơi thiếu nhi... công trình văn hoá phúc lợi xã hội được bố trí ở các xã. Các khu dân cư trong xã được phân bố tập trung, sự hình thành các điểm dân cư này gắn liền với các trục đường chính trong xã và các công trình phúc lợi xã hội. Việc bố trí kiến trúc không gian khu dân cư mới đã được xây dựng theo quy hoạch khang trang sạch đẹp, còn lại các khu dân cư chủ yếu theo truyền thống lâu đời nên còn bất hợp lý, mang tính tự phát, chưa đảm bảo kiến trúc cảnh quan.

Trong tương lai, khi dân số có sự gia tăng, việc mở rộng thêm đất để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở và sinh hoạt cho các hộ phát sinh là thực tế khách quan, không thể tránh khỏi, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh các điểm dân cư hiện có, đồng thời quy hoạch phát triển khu dân cư mới theo hướng đô thị hoá tại chỗ trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ trong thời kỳ mới.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trong 5 năm qua, lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, phục vụ ngày càng tốt hơn về sản xuất, đời sống của nhân dân. Tổng mức đầu tư vốn giai đoạn 2011- 2015 ước đạt 449,6 tỷ đồng, tăng gấp 1,79 lần tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010. Đã cơ bản hoàn thành kế hoạch nhựa hoá, bê tông hoá đường giao thông, thuỷ lợi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 68)