Giải pháp về đầu tư cho con người và cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 93)

- Cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn, pháp luật, internet...

- Mở thêm các lớp tập huấn tiếng Dao, tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ để dễ dàng hơn trong công tác tuyên truyền, dân vận và phổ biến chính sách pháp luật về đất đai khi tiếp xúc với người dân các xã là người dân tộc thiểu số.

- Cần quan tâm hơn nữa về ngân sách chi cho công tác quản lý đất đai đặc biệt là công tác hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ được thuận lợi hơn.

- Cần có hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lý để khuyến khích, động viên tinh thần làm việc hiệu quả cũng như rèn luyện ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết hồ sơ thực hiện QSDĐ.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

(1). Hoành Bồ là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 84.354,54 ha, diện tích rộng nhưng hơn 3/4 là đồi núi, địa hình và thành phần dân số phức tạp, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đa dạng và không đồng đều giữa các khu vực. Tuy nhiên, những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có những bước phát triển đáng kể và đang dần tiến lên theo chương trình phát triển nông thôn mới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. (2). Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực và những văn bản hướng dẫn thi hành luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện ngày càng chặt chẽ, dần đi vào nề nếp và hiệu quả hơn. Những năm gần đây, công tác cấp GCN lần đầu cơ bản đã hoàn thành là điều kiện thuận lợi để người SDĐ trên địa bàn thực hiện quyền và nghĩa vụ đúng theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ người dân thực hiện QSDĐ đến đăng ký làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có xu hướng tăng dần là một trong những kết quả tích cực mà huyện Hoành Bồ đã đạt được trong công tác quản lý đất đai.

(3). Qua điều tra sơ cấp đối với 255 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 03 xã, thị trấn tại huyện Hoành Bồ thực hiện QSDĐ là: quyền chuyển nhượng; quyền cho thuê, cho thuê lại; quyền thừa kế; quyền tặng cho; quyền thế chấp QSDĐ nhận thấy:

- Địa bàn có tỷ lệ người SDĐ thực hiện quyền nhất là thị trấn Trới (80/255 hộ, chiếm 31,37% tổng số hộ điều tra) do đây là trung tâm huyện, là nơi có điều kiện kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ phát triển. Tiếp đến là xã Tân Dân là xã đang phát triển theo mô hình nông thôn hóa có 57/255 hộ thực hiện quyền, chiếm 22,35% tổng số hộ điều tra và ít nhất là xã Hòa Bình có 32/255 hộ thực hiện quyền, chiếm 12,55% tổng số hộ điều tra do đây là xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, xa khu vực trung tâm và dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số gây nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin pháp luật về thực hiện QSDĐ.

- Thế chấp QSDĐ là quyền được thực hiện nhiều nhất (49/255 hộ, chiếm 19,22% tổng số hộ điều tra) cho thấy người dân trên địa bàn cần nhiều nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ sản xuất và ổn định đời sống và thừa kế QSDĐ là được thực hiện ít nhất (15/255 hộ, chiếm 5,8% tổng số hộ điều tra). Còn lại, chuyển nhượng QSDĐ có

40/255 hộ, chiếm 15,72% tổng số hộ điều tra; tặng cho QSDĐ có 48/255 hộ, chiếm 18,65% tổng số hộ điều tra; cho thuê, cho thuê lại QSDĐ có 17/255 hộ, chiếm 6,67% tổng số hộ điều tra.

- Qua việc điều tra sâu ở địa bàn 03 xã, thị trấn cho thấy việc thực hiện QSDĐ trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2011-2015 phần lớn đều đã có đăng ký thực hiện tại cơ quan nhà nước theo quy định. Tuy nhiên, tình trạng thực hiện QSDĐ không khai báo vẫn còn xảy ra ở tất cả các xã, thị trấn. Đặc biệt, việc thực hiện cho thuê, cho thuê lại QSDĐ vẫn xảy ra nhưng chưa có trường hợp nào thực hiện đầy đủ thủ tục tại cơ quan nước theo quy định do tâm lý e ngại về TTHC phiền hà, về giá, về phí,...

(4). Quá trình thực hiện quyền của người SDĐ vẫn thể hiện một số khó khăn, tồn tại được người dân phản ánh như: TTHC còn một số điểm phiền hà, phí, lệ phí cao, thời gian thực hiện thủ tục lâu,... Mặt khác, do tập quán, nhận thức, tâm lý e ngại của người dân về pháp luật đất đai và những hạn chế về cơ sở hạ tầng chật chội, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, chưa hiện đại cần thiết phải thực hiện đồng thời 04 giải pháp, đó là: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các QSDĐ; Giải pháp về đầu tư cho con người và cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của người sử dụng đất đầy đủ và đúng theo quy định pháp luật.

5.2. KIẾN NGHỊ

Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài mới chỉ nghiên cứu đánh giá việc thực hiện quyền của người SDĐ gồm: chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp với đối tượng là hộ gia đình cá nhân trên phạm vi hẹp là địa bàn huyện Hoành Bồ. Để nghiên cứu có giá trị hơn và đánh giá toàn diện hơn việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong thời gian tới đề nghị:

- Tiếp tục nghiên cứu đề tài sâu hơn về các chính sách, quy định pháp luật về thực hiện QSDĐ;

- Đánh giá việc thực hiện quyền của người QSDĐ với đầy đủ các quyền quy định tại Điều 167, Luật Đất đai 2013, với nhiều đối tượng người SDĐ khác nhau và trên phạm vi không gian rộng hơn là toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành trung ương, Nghị quyết 19-NQ/TW, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI (2012). Về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày

06/9/2012 Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 21/7/2014 Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2013. 4. Chính phủ (2013). Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/2/2013 về quy hoạch sử

dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh.

5. Chu Tuấn Tú (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của liên bang malaixia. Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 6. Đào Trung Chính (2005). Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường

bất động sản. Tạp chí Tài nguyên và môi trường, Tr. 48-51, Hà Nội.

7. Đào Trung Chính (2007). Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (2007), tr48-51, Hà Nội. 8. Đinh Sỹ Dũng (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử

dụng đất của người sử dụng đất: thực trạng và kiến nghị. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2003), tr. 55 - 64, Hà Nội.

9. Lan Hương (2015). Quảng Ninh: Giảm 40% thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Thời báo Tài chính Việt Nam. Truy cập ngày 18/2/2016 tại http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2015-11-30/quang-ninh-giam- 40-thoi-gian-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-26602.aspx.

10. Lê Xuân Bá và các cộng sự (2003). Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 39 - 48.

11. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8/2006), tr. 43 - 44.

12. Nguyễn Đình Bồng (2006). Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Bồng (2010). Một số vấn đề về sở hữu đất đai, Tạp chí tài nguyên môi trường 4, Tr. 35-39.

14. Nguyễn Đình Bồng và các tác giả (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật để tài cấp nhà nước Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. Trung tâm Điều tra Quy hoạch Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình thị trường bất động sản. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26 - 27; tr.33 - 34.

16. Nguyễn Thị Mai (2002). Hướng hoàn thiện pháp luật về đất đai. Hội thảo Chính sách pháp luật đất đai và thị trường bất động sản, (2002), Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thụy Điển. Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

18. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoành Bồ (2015), Tài liệu kiểm kê đất đai huyện Hoành Bồ năm 2015.

19. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoành Bồ (2015). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.

20. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1980, 1992, 1995, 2013). Hiến pháp

Việt Nam năm 1980, 1992 (1995), 2013. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1993, 1998, 2001, 2002). Luật Đất

đai 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2001 (2002). Nxb Bản đồ, Hà Nội. 22. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai 2003. Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hôi nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005). Bộ luật dân sự 2005. Nxb

chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai 2013. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trần Tú Cường và các cộng sự (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 26. UBND huyện Hoành Bồ (2014). Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất

27. UBND huyện Hoành Bồ (2015). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.

28. UBND huyện Hoành Bồ (2015). Tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện năm 2015; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

29. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010). Báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông

hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2010.

30. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014). Chỉ thị 14/2013/CT-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013, Về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

31. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014). Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày

28/7/2014 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 và ngoài 2050.

32. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014). Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày

13/8/2014 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

33. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014). Quyết định số 1768/QĐ-UBND ngày

13/8/2014 về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích tối đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

34. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014). Quyết định số 2778/QĐ-UBND ngày

24/11/2014 Ban hành quy định về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục, thời gian các bước thực hiện thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, các nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

35. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014). Quyết định số 2779/QĐ-UBND ngày 24/11/2014

Ban hành quy định về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục, thời gian các bước thực hiện thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

36. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015). Văn bản số 1724/UBND-QLĐĐ1 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

02/4/2015 v/v báo cáo tình hình tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013 và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013.

37. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Hoành Bồ (2015). Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai huyện Hoành Bồ năm 2015.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01. Thông tin chung về các hộ điều tra tại 03 xã, thị trấn giai đoạn 2011-2015 Hạng mục Thị trấn Trới Xã Tân Dân Xã Hòa Bình Tổng số Tỷ lệ(%) 1. Tổng số hộ (hộ) 96 84 75 255 100,00 Chủ hộ là nam giới 69 63 57 189 74,12 Chủ hộ là nữ giới 27 21 18 66 25,88

2. Phân loại hộ (theo mã ngành nghề chính)

(hộ) 96 84 75 255 100,00

Nông nghiệp 25 42 52 119 46,67

Kinh doanh dịch vụ 39 10 5 54 21,18

Tiểu thủ công nghiệp 15 20 9 44 17,25

Ngành nghề khác 17 12 9 38 14,90

3. Phân loại hộ (theo kinh tế) (hộ) 96 84 75 255 100,00

Giàu 25 11 4 40 15,69

Khá 47 37 29 113 44,31

Trung bình 24 35 39 98 38,43

Phụ lục 02. Tổng hợp lý do và đối tượng chuyển nhượng QSDĐ tại 03 xã, thị trấn giai đoạn 2011-2015

Tiêu chí Tổng số vụ Tỷ lệ(%)

1. Tổng số vụ chuyển nhượng (trường hợp) 40 100,00

1.1. Chuyển nhượng đất nông nghiệp 14 35,00

2. Chuyển nhượng đất ở 26 65,00

2. Lí do chuyển nhượng (trường hợp) 40 100,00

2.1. Chuyển sang nơi khác làm việc 1 2,50

2.2. Chuyển đến nơi ở mới 1 2,50

2.3. Đầu cơ đất 1 2,50

2.4. Lấy tiền đầu tư, sản xuất, KD 13 32,50

2.5. Lấy tiền để xây dựng 9 22,50

2.6. Lấy tiền mua vận dụng gia đình 0 0,00

2.7. Lấy tiền trả nợ 7 17,50

2.8. Lấy tiền gửi tiết kiệm 2 5,00

2.9. Lấy tiền chi cho sinh hoạt 1 2,50

2.10. Lý do khác 5 12,50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 93)