Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Hoành Bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 69)

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

Theo Báo cáo kiểm kê đất đai đến ngày 31/12/2014 của huyện Hoành Bồ, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 84.354,34 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 72.861,08 ha, trong đó: - Đất phi nông nghiệp: 6.439,18 ha.

- Đất chưa sử dụng: 5.054,08 ha.

Hiện trạng sử dụng các loại đất chi tiết huyện Hoành Bồ được thể hiện qua Bảng 4.2 dưới đây.

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Hoành Bồ Thứ tự Loại đất Mã Tổng diện tích các loại đất

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích trong đơn vị hành chính Tổng diện tích tự nhiên (=1+2+3) 84.354,34 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 72.861,08 86,38

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4.470,48 5,30

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.745,71 3,25

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.180,16 2,58

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 565,55 0,67

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.724,77 2,04

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 66.799,15 79,19 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 37.687,16 44,68 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 14.444,90 17,12 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 14.667,09 17,39 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.572,16 1,86 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 19,28 0,02

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6.439,18 7,63

2.1 Đất ở OCT 410,87 0,49

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 354,12 0,42

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 56,75 0,07

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.591,60 3,07

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,12 0,01

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 109,65 0,13

2.2.3 Đất an ninh CAN 600,14 0,71

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 96,68 0,11

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 870,46 1,03

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 904,54 1,07

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1,46 0,00

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 4,45 0,01

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 320,58 0,38

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 2.364,28 2,80

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 743,70 0,88 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,23 0,00

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 5.054,08 5,99

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 962,81 1,14

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3.596,76 4,26

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 494,52 0,59

4 Đất có mặt nước ven biển MVB 0,00

Qua đây cho thấy, huyện Hoành Bồ là huyện đồi núi với hơn 3/4 tổng diện tích là đất lâm nghiệp. Phần lớn diện tích đất đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp, chỉ còn 5,99% đất chưa sử dụng trong đó chủ yếu là đất đồi núi, núi đá không có khả năng khai thác cao. Địa hình phức tạp là một trong những nguyên nhân gây nên những khó khăn trong việc giao lưu, đi lại, phát triển kinh tế và thực hiện quyền của người sử dụng đất.

4.2.2. Tình hình quản lý đất đai của huyện Hoành Bồ

4.2.2.1. Tình hình tổ chức, hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng ĐKQSDĐ và đội ngũ công chức địa chính - xây dựng cấp xã

a. Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Về nhân sự: gồm 08 biên chế (trong đó: 01 trưởng phòng, 03 phó trưởng phòng, 04 chuyên viên) và 02 cán bộ hợp đồng.

- Về trình độ gồm: 01 thạc sĩ và 07 kỹ sư, cử nhân. - Trang thiết bị gồm:

+ 03 phòng làm việc và 01 kho lưu trữ tài liệu chung với các phòng, ban khác trong UBND huyện.

+ 01 máy photo, 07 bộ máy vi tính để bàn, 01 máy tính laptop, 01 máy scan A4, 01 máy in A3, 05 máy in A4, 02 máy ảnh, 01 máy điều hòa nhiệt độ.

b. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

- Về nhân sự: gồm 07 biên chế, trong đó có 01 giám đốc, 01 phó giám đốc và 06 viên chức.

- Về trình độ gồm: 06 kỹ sư và 01 cử nhân.

- Trang thiết bị gồm: 02 máy vi tính laptop, 05 máy vi tính để bàn, 01 máy GPS cầm tay, 01 máy toàn đạc điện tử, 02 máy in A3, 02 máy in A4, 01 máy quét A3, 01 máy quét A4.

Nhìn chung, trình độ cán bộ, công chức phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hoành Bồ hiện tại khá đồng đều, tuy nhiên số lượng chỉ tiêu biên chế ít, lực lượng mỏng, trang thiết bị văn phòng phẩm còn nhiều thiếu thốn, phòng làm việc chật chội, chưa có kho lưu trữ hồ sơ riêng, khối lượng công việc nhiều, hồ sơ cần lưu trữ lớn nên gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận và cập nhật, đăng ký chỉnh lý biến động, lưu trữ, bảo quản hồ sơ và phục vụ công tác thực hiện QSDĐ cho người dân trên địa bàn huyện.

c. Đội ngũ công chức địa chính - xây dựng cấp xã

Toàn huyện có 01 thị trấn và 12 xã với tổng số công chức địa chính -xây dựng là 26 người, cụ thể như bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3. Hiện trạng trình độ công chức địa chính - xây dựng cấp xã huyện Hoành Bồ STT Tên đơn vị hành chính cấp xã Số cán bộ địa chính (người) Trình độ 1 Thị trấn Trới 2 đại học 2 Xã Thống Nhất 3 đại học

3 Xã Lê Lợi 2 đại học

4 Xã Sơn Dương 2 đại học

5 Xã Đồng Lâm 2 đại học

6 Xã Đồng Sơn 2 01 đại học, 01 cao đẳng

7 Xã Kỳ Thượng 2 01 đại học, 01 cao đẳng

8 Xã Dân Chủ 1 đại học

9 Xã Quảng La 2 đại học

10 Xã Tân Dân 2 01 đại học, 01 cao đẳng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Xã Bằng Cả 2 01 đại học, 01 trung cấp

12 Xã Hòa Bình 2 đại học

13 Xã Vũ Oai 2 đại học

Toàn huyện 26

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Hoành Bồ (2015)

Về số lượng công chức địa chính - xây dựng cấp xã hiện đã đáp ứng tuy nhiên về trình độ chuyên môn chưa đồng đều, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận, chỉnh lý biến động còn hạn chế ở 1 số địa bàn xã. Trang thiết bị, văn phòng phẩm một số xã còn sơ sài, thiếu thốn, địa bàn rộng nên chưa đáp ứng để phục vụ công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, cập nhật chỉnh lý hồ sơ đăng ký biến động khi người dân thực hiện QSDĐ.

4.2.2.2. Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Về bản đồ địa chính: tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã được đo đạc lập bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác cấp GCN, gồm 36 tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 được đo vẽ từ năm 2006 đến năm 2008 và 1.232 tờ bản đồ địa chính đất nông nghiệp và đất ở tỷ lệ 1/500, 1/1.000 và 1/2.000 được đo vẽ từ năm 2007 đến năm 2012 được thể hiện chi tiết qua bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4. Tình hình đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hoành Bồ

STT Tên xã, thị trấn Số tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp (tỷ lệ 1/10.000) (tờ) Số tờ bản đồ địa chính đất NN và đất ở (tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000) (tờ) 1 Thị trấn Trới 1 140 2 Xã Kỳ Thượng 4 59 3 Xã Hoà Bình 3 34 4 Xã Đồng Sơn 5 159 5 Xã Vũ Oai 2 60 6 Xã Đồng Lâm 5 127 7 Xã Thống Nhất 3 248 8 Xã Tân Dân 3 69 9 Xã Bằng Cả 2 21 10 Xã Quảng La 2 42 11 Xã Dân Chủ 2 23 12 Xã Sơn Dương 3 106 13 Xã Lê Lợi 1 144 Toàn huyện 36 1.232

Nguồn: Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Hoành Bồ (2015)

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hoành Bồ đến năm 2020 được phê duyệt năm 2014.

- Về sổ mục kê: đối với đất ở và đất nông nghiệp ở 13 xã, thị trấn đều đã có sổ mục kê tạm thời lập từ năm 2009 đến 2011, được lưu 01 bộ tại phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Sổ địa chính: đã lập sổ địa chính cho 13 xã, thị trấn từ năm 2009 đến 2011. - Sổ cấp giấy chứng nhận: được lập đầy đủ cho cả 13 xã, thị trấn từ năm 2009 theo mẫu giấy chứng nhận mới.

- Sổ theo dõi đăng ký biến động QSDĐ: đã lập nhưng chưa đầy đủ, hoàn thiện. Qua đây cho thấy tài liệu, bản đồ để phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện khá đầy đủ tạo nên thuận lợi cho công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ và chỉnh lý biến động đất đai khi người sử dụng đất thực hiện các quyền.

4.2.2.3. Khái quát tình hình thực hiện cấp giấy CNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận) trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2011-2015

Trong giai đoạn 2011-2015, UBND huyện Hoành Bồ đã tập trung cao độ để đẩy nhanh công tác cấp GCN. Hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường đều tiến hành rà soát nhu cầu cấp GCN trên địa bàn các xã để tham mưu cho UBND huyện Hoành Bồ ban hành Kế hoạch cấp GCN. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thực hiện Văn bản số 732/UBND-QLĐĐ1 ngày 19/02/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/HU ngày 14/05/2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện đã:

- Tăng cường đẩy nhanh công tác thẩm tra hồ sơ, hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện kế hoạch cấp GCN.

- Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp để giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ cấp GCN.

- Thường xuyên tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện công tác cấp GCN với UBND huyện.

Vì vậy tỷ lệ cấp GCN đạt rất cao vượt kế hoạch cả về diện tích và số GCN, tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình, làm cơ sở cho việc quản lý Nhà nước về đất đai, tài sản theo quy định của pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

a. Tình hình cấp giấy chứng nhận lần đầu

Tính đến ngày 31/12/2015, UBND huyện Hoành Bồ đã cơ bản hoàn thành cấp GCN lần đầu trên toàn địa bàn huyện so với kế hoạch hàng năm đưa ra.

Tuy nhiên, so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện theo Báo cáo Kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2014, diện tích còn lại chưa cấp GCN lần đầu tính đến ngày 01/07/2015 vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ do nguyên nhân: tranh chấp

đất đai, chưa thống nhất được diện tích ranh giới thửa đất, thửa đất nhận thừa kế gia đình chưa thống nhất việc phân chia, thửa đất có nguồn gốc do tự lấn chiếm, vi phạm quy định của pháp luật đất đai khi thực hiện việc cấp giấy có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính gia đình không có khả năng nộp tiền vào ngân sách nhà nước, một số trường hợp nằm trong quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ảnh hưởng hành lang các công trình như hành lang an toàn lưới điện, giao thông, chủ hộ đi vắng không có mặt tại địa phương hoặc không có nhu cầu đề nghị cấp GCN....

b. Về cấp GCN sau đăng ký biến động

Trong thời gian từ ngày 01/01/2011 đến 31/12/2015, tình hình cấp giấy chứng nhận sau đăng ký biến động (gồm cấp GCN sau chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển mục đích, tách thửa, cấp đổi, cấp lại GCN) toàn huyện Hoành Bồ được thể hiện chi tiết theo bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận sau đăng ký biến động trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu

Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị và đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vườn ao liền kề đất ở) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Các loại đất khác Tổng cộng Số GCN (giấy) 1218 185 156 15 1574 Diện tích (ha) 40,9 22,4 223,1 0,55 286,95

Nguồn: Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Hoành Bồ (2015)

Giấy chứng nhận cấp sau đăng ký biến động phần lớn hồ sơ tập trung ở địa bàn thị trấn Trới, xã Thống Nhất, xã Lê Lợi, xã Sơn Dương.

Như vậy cho thấy tình hình cấp GCN trên địa bàn huyện được triển khai khá tốt và đạt hiệu quả cao. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho người dân trong quá trình thực hiện các QSDĐ của mình.

4.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ GIAI ĐOẠN 2011- 2015 ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ GIAI ĐOẠN 2011- 2015

Qua việc thu thập số liệu từ Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Hoành Bồ đã thống kê được các giao dịch về thực hiện quyền của hộ gia đình, cá nhân trong giai đoạn 2011-2015 như Bảng 4.6 sau:

Bảng 4.6. Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hoành Bồ giai đoạn 2011-2015

TT Năm Đăng ký thế chấp QSDĐ (vụ) Chuyển nhượng QSDĐ (vụ) Tặng cho QSDĐ (vụ) Thừa kế QSDĐ (vụ) Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ (vụ) 1 2011 602 523 178 62 0 2 2012 500 518 150 91 0 3 2013 633 585 157 103 0 4 2014 728 604 178 118 0 5 2015 763 611 185 130 0 Tổng 7.419 3.226 2.841 848 504 0

Nguồn: Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Hoành Bồ (2015)

Căn cứ theo quy định tại Điều 166, Điều 167 Luật Đất đai 2013 người sử dụng đất có 07 quyền chung và các quyền cụ thể, bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như theo qua khảo sát số liệu thứ cấp trên địa bàn huyện chủ yếu người dân thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp nên đề tài chỉ tập trung vào việc điều tra sâu và đánh giá các quyền là: chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp QSDĐ. Trong số các giao dịch về thực hiện QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký tại cơ quan nhà nước thì quyền thế chấp là quyền có lượng giao dịch nhiều nhất, cho thấy nhu cầu về vay vốn để đầu tư sản xuất trên địa bàn huyện rất lớn và quyền cho thuê, cho thuê lại QSDĐ là chưa có trường hợp nào đăng ký thực hiện tại cơ quan nhà nước.

4.3.1. Đánh giá việc thực hiện chuyển nhượng QSDĐ

Khi thực hiện chuyển nhượng QSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất phải nộp các khoản thuế là Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ đối với diện tích đất và tài sản gắn liền với đất chuyển nhượng theo thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ; Thông tư số 92/2015/ TT-BTNMT ngày 15/6/2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh. Thực

hiện bổ sung, sửa đổi thuế thu nhập cá nhân tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 69)