Tổng hợp ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 90)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.6.Tổng hợp ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện quyền sử dụng đất

4.3. Đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện

4.3.6.Tổng hợp ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện quyền sử dụng đất

dụng đất và những đánh giá chung về tình hình thực hiện quyền sử dụng đất

Qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra dựa trên 12 tiêu chí đánh giá mang tính định tính có liên quan đến việc thực hiện QSDĐ của người dân nhận thấy:

Có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều quan điểm khác nhau của người dân khi thực hiện QSDĐ. Các hộ có phản ánh hài lòng về giá đất, về chính sách, về trình tự thủ tục, về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức, về khả năng vay vốn khi thực hiện QSDĐ chiếm tỷ lệ cao: 56,80 % các hộ đánh giá giá đất trên thị trường là vừa phải; 66,27% các hộ đánh giá thủ tục thực hiện QSDĐ ở mức đơn giản, bình thường; 72,19% các hộ đánh giá thời gian hoàn thành các thủ tục ở mức bình thường và nhanh chóng; 81,07% các hộ đánh giá các văn bản hướng dẫn ở mức dễ hiểu và hiểu được; 80,78% các hộ đánh giá khả năng thực hiện các quy định ở mức dễ thực hiện và thực hiện được; 71,01% các hộ đánh giá phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ ở mức vừa phải; 84,62% các hộ đánh giá Cán bộ thực hiện ở mức nhiệt tình và đúng mực; 78,11% các hộ đánh giá Vay vốn ngân hàng ở mức dễ dàng đến vay được; 84,62% các hộ đánh giá khả năng Tìm kiếm thông tin và giao dịch ở mức dễ dàng đến tìm được; 72,19% các hộ đánh giá Rủi ro khi giao dịch ở mức không sợ đến ít sợ; 71,01% các hộ có tâm lý không sợ đến ít sợ về chính sách thay đổi; 70,41% các hộ có tâm lý không sợ đến ít sợ về nguồn thu nhập thay thế. Đó là những kết quả tích cực mà cơ quan quản lý nhà nước tại huyện Hoành Bồ đã đạt được trong giai đoạn 2011-2015. Đặc biệt là kể từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực và cùng với sự thành lập Trung tâm Hành chính công huyện Hoành Bồ vào cuối năm 2014 đã đem lại tâm lý ổn định và tin tưởng vào chính sách pháp luật hiện hành, vào nguồn thu nhập thay thế và không sợ rủi ro cho người SDĐ khi thực hiện QSDĐ của mình.

76

Bảng 4.16. Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện QSDĐ tại các cơ quan nhà nước

STT Chỉ tiêu đánh giá Đánh giá người Số Tỷ lệ (%) Đánh giá người Số Tỷ lệ (%) Đánh giá người Số Tỷ lệ (%) Đánh giá người Số Tỷ lệ (%) Đánh giá người Số Tỷ lệ (%)

1 Giá đất (giá QSDĐ)

trên thị trường Cao 58 34.32 Vừa phải 96 56.80 Thấp 10 5.92 Rất thấp 0 0.00 Khác 5 2.96

2 Thủ tục thực hiện các QSDĐ Đơn giản 37 21.89 Bình thường 75 44.38 Phức tạp 40 23.67 Rất phức tạp 8 4.73 Khác 1 0.59

3 Thời gian để hoàn

thành các thủ tục Bình thường 46 27.22 Nhanh chóng 76 44.97 Dài 35 20.71 Rất dài 7 4.14 Khác 0 0.00

4 Các văn bản hướng

dẫn Dễ hiểu 50 29.59 Hiểu được 78 46.15 Khó hiểu 32 18.93 Rất khó hiểu 7 4.14 Khác 0 0.00

5 Khả năng thực hiện các quy định Dễ thực hiện 44 26.04 Thực hiện được 93 55.03 Khó thực hiện 27 15.98 Rất khó thực hiện 5 2.96 Khác 0 0.00 6 Phí, lệ phí, thuế

chuyển QSDĐ Cao 23 13.61 Vừa phải 120 71.01 Thấp 13 7.69 Rất thấp 0 0.00 Khác 2 1.18

7 Cán bộ thực hiện Nhiệt tình 49 28.99 Đúng mực 94 55.62 Ít nhiệt

tình 12 7.10 Gây phiền hà 0 0.00 Khác 0 0.00

8 Vay vốn từ ngân

hàng Dễ dàng 36 21.30 Vay được 96 56.80 Khó khăn 13 7.69 Rất khó khăn 0 0.00 Khác 2 1.18

9 Tìm kiếm thông tin

và giao dịch

Dễ dàng 52 30.77 Tìm được 91 53.85 Khó tìm 25 14.79 Rất khó

tìm

1 0.59 Khác 0 0.00

10 Rủi ro khi giao dịch Rất sợ 10 5.92 Sợ 32 18.93 Ít sợ 56 33.14 Không sợ 66 39.05 Khác 5 2.96

11 Lo ngại về chính

sách thay đổi Rất sợ 4 2.37 Sợ 35 20.71 Ít sợ 59 34.91 Không sợ 61 36.09 Khác 8 4.73

12 Lo ngại về nguồn thu

nhập thay thế

Rất sợ 15 8.88 Sợ 33 19.53 Ít sợ 51 30.18 Không sợ 68 40.24 Khác 3 1.78

Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp được tổng hợp tại cơ quan nhà nước chưa phản ánh đúng tình hình thực hiện QSDĐ thực tế của huyện Hoành Bồ. Tình trạng người dân thực hiện quyền SDĐ không khai báo hoặc không làm thủ tục đầy đủ qua cơ quan nhà nước vẫn còn xảy ra (55/255 hộ, chiếm 21,57% tổng số hộ điều tra) cho thấy việc thực hiện QSDĐ trên địa bàn huyện Hoành Bồ trong thời gian này vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về chính sách: vẫn còn tồn tại một số bất cập, chồng chéo, thiếu sự thống nhất đồng bộ giữa văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương, giữa Luật Đất đai với các luật có liên quan về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, một số quy định còn chưa đầy đủ, rõ ràng gây nhiều khó khăn, tranh luận trong cách hiểu, cách áp dụng cho cả cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng đất ở địa phương trong quá trình thực hiện QSDĐ (23,08% số hộ cho rằng các văn bản hướng dẫn còn khó hiểu hoặc rất khó hiểu; 18,93% các hộ đánh giá khả năng thực hiện các quy định ở mức khó thực hiện đến rất khó thực hiện; 23,08% các hộ dân được hỏi có tâm lý lo ngại về việc chính sách thay đổi).

- Về việc công khai trình tự, thủ tục tại cơ quan nhà nước và tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai, tìm kiếm thông tin khi thực hiện QSDĐ: Do đặc điểm huyện Hoành Bồ là một huyện miền núi với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, trong đó có bộ phận dân tộc thiểu số với ngôn ngữ, tập quán sinh sống mang tính vùng miền, trình độ dân trí chưa cao nên gây nhiều bất lợi cho công tác tuyên truyền, phổ biến và áp dụng pháp luật về thực hiện QSDĐ. Từ kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người dân nắm được các văn bản quy phạm pháp luật chưa cao (15,38% các hộ đánh giá việc tìm kiếm thông tin và giao dịch ở mức khó tìm và rất khó tìm). Vì vậy, đây là một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với công tác quản lý đất đai nói chung và việc thực hiện QSDĐ nói riêng của huyện Hoành Bồ.

- Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cơ sở vật chất của cơ quan quản lý nhà nước phục vụ cho việc thực hiện QSDĐ: địa bàn rộng mà lực lượng cán bộ còn ít về số lượng nên gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Chất lượng trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một bộ phận công chức địa chính - xây dựng cấp cơ sở còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong công tác cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai. Cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ phục vụ công tác đăng ký đất đai và chỉnh lý biến động khi người dân thực hiện quyền sử dụng đất.

- Về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện QSDĐ: Qua việc điều tra thực tế nhận thấy trên địa bàn huyện Hoành Bồ vẫn tồn tại nhiều trường hợp thực hiện QSDĐ “chui”, tồn tại các giao dịch “ngầm” về QSDĐ, mang tính tự phát chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là tình hình cho thuê, cho thuê lại QSDĐ do một số hộ dân còn chưa hiểu biết, nắm bắt đầy đủ thông tin cho rằng thủ tục hành chính về thực hiện QSDĐ còn phức tạp và phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ cao (28,40% số hộ đánh giá thủ tục thực hiện QSDĐ ở mức phức tạp đến rất phức tạp; 13,61% các hộ đánh giá phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ ở mức cao). Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tranh chấp, khiếu nại về đất đai, đồng thời là cơ hội để người SDĐ trốn tránh nghĩa vụ của mình trong SDĐ, gây thất thoát ngân sách nhà nước và khó khăn cho công tác quản lý.

Nguyên nhân của các tồn tại trên là do:

- Hoành Bồ là một huyện miền núi có diện tích rộng, địa hình phức tạp, đa dạng thành phần dân tộc, trình độ dân số nói chung chưa cao gây khó khăn trong việc đi lại, giao lưu, trao đổi, tìm kiếm, nắm bắt thông tin và tuyên truyền phổ biến pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Tâm lý e ngại, né tránh và hiểu biết chưa đầy đủ của người dân khi làm các thủ tục thực hiện QSDĐ tại cơ quan nhà nước.

- Lực lượng đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý đất đai còn mỏng về số lượng và hạn chế về chất lượng. Cùng đó là sự bố trí tuyển dụng chưa hợp lý, chưa đúng chuyên môn.

- Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn có nhiều thay đổi về chính sách pháp luật đất đai liên quan đến việc thực hiện QSDĐ. Cơ cấu nhân sự, cơ cấu lãnh đạo, nơi làm việc của phòng TN&MT, Văn phòng ĐKQSDĐ cũng có nhiều thay đổi, xáo trộn cần nhiều thời gian để bình ổn trở lại. Sự thành lập của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm hành chính công huyện Hoành Bồ kéo theo nhiều thay đổi trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bộ thủ tục hành chính tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 90)