Diện tích đất xã Đình Dù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn xuân lôi, tỉnh hưng yên (Trang 41 - 43)

TT Tên loại đất Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên 447.5

Trong đó:

1 Đất nông nghiệp 240.98

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 227.15 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 13.83

2 Đất phi nông nghiệp 206.43

Dân số và lao động

Nguồn lao động của xã là tương đối dồi dào chủ yếu là nguồn lao động nông nghiệp. Hiện nay toàn xã có 2.250 hộ với 8,282 nhân khẩu, trong đó lao động nông nghiệp là 6.652 người chiếm 80,32%.

Những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao, cơ cấu việc làm cũng có nhiều chuyển biến tích cực, lực lượng lao động tham gia vào các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng. Tình trạng thiếu việc làm sau mùa vụ nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong các ngành nghề không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên việc đưa ra những ngành nghề đòi hỏi kĩ thuật cao vào địa phương gặp nhiều khó khăn.

Hiện trạng sản xuất tại làng nghề

Làng Xuân Lôi là một trong 4 thôn của xã Đình Dù, nằm ở phía Đông Nam của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Thôn Xuân Lôi có 300 hộ gia đình với dân số là 1.300 nhân khẩu.

Sản xuất đậu phụ tại thôn Xuân Lôi đã có từ rất lâu, các sản phẩm đậu phụ ở đây đã nổi danh và được nhiều vùng lân cận biết tới. Việc sản xuất đậu phụ tại thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm đã được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận là làng nghề truyền thống. Hiện nay, có khoảng 120 hộ gia đình ( chiếm 40%) trong thôn tham gia sản xuất đậu phụ với khối lượng trung bình 5 tấn đậu nành mỗi ngày. Các sản phẩm của làng nghề chủ yếu phục cho người dân địa phương và cho các KCN lân cận như: KCN Như Quỳnh, KCN Tân Quang, KCN Phố Nối A…Việc sản xuất đậu phụ không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình mà còn tạo ra việc làm cho người dân trong làng.

Tuy nhiên, gần đây những hộ gia đình sản xuất đậu phụ trong làng nghề gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao như: giá đầu nành, điện, than, nước….Trong khi đó, giá đậu phụ tăng không đáng kể. Ngoài ra, làng nghề còn gặp các vấn đề về môi trường xung quanh làng nghề như: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí.

Theo ông Đỗ Mạnh Quỳnh - trưởng thôn thông Xuân Lôi cho biết: thì có hơn 100 hộ gia đình sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi. Nhưng chỉ có hơn 40 hộ gia đình xây dựng bể biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Còn lại chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình được xả thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chạy quanh làng. Trong khi đó, hệ thống thoát nước của làng nghề ngày càng xuống

cấp. Chính điều này càng làm vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề trở lên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong làng.

* Quy mô sản xuất tại làng nghề:

Theo số liệu điều tra năm 2015, hiện nay có 120 hộ gia đình tham gia sản xuất đậu phụ có mức quy mô như sau:

-Quy mô sản xuất lớn có 24 hộ gia đình (chiếm 20%): Sản xuất 30 kg đậu/ ngày

-Quy mô sản xuất trung bình có 63 hộ gia đình (chiếm 52,5%): Sản xuất 20 kg đậu/ ngày.

-Quy mô sản xuất nhỏ có 33 hộ gia đình (chiếm 27,5%): sản xuất 10 kg đậu/ ngày)

Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất cho thấy toàn bộ các hộ sản xuất xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục ngày đêm nên ảnh hưởng của các yêu tố sản xuất trực tiếp với người lao động cũng như các thành viên trong hộ gia đình.Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng khu nhà ở làm nơi sản xuất, không có khu xử lý nước thải sản xuất riêng. Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt.

Sản xuất đậu phụ sử dụng lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Số người tham gia lao động bình quân là 2 - 3 người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hóa còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn xuân lôi, tỉnh hưng yên (Trang 41 - 43)